Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Cùng tắc biến, Đảng sẽ phải dựa vào dân

Tiến sỹ Vũ Duy Phú
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội

 Grabiel Kolko khá khách quan khi phân tích vấn đề. Chỉ có một điều là ông chưa làm rõ những sự rối rắm do mọi sự kiện trên thế giới là kết quả lồng ghép, chồng lấn của nhiều hiện tượng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau cùng một lúc.
Mâu thuẫn lý thuyết và thực tế ở Việt Nam ngày càng lớn

Đểu có hệ thống

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Không phải đợi tới bấy giờ người VN mới biết những trò đểu của những anh con buôn láng giềng Trung Quốc (TQ). Những chuyện như mua móng bò với giá tưởng như không bao giờ có khiến người nông dân vùng biên giới điêu đứng vì làm thịt hết bò, không còn phương tiện để cày cấy sinh nhai. Chuyện lấy cớ này cớ kia để làm hàng đoàn xe vận tải chở dưa hấu, rau quả sang TQ bán, nằm la liệt ở cửa khẩu làm mọi thứ thối rữa chỉ còn nước đổ đi. Và đầy rẫy những chuyện như thế đã từng xảy ra. Ở đây, tôi tạm thời tổng kết lại những trò lừa đảo trên toàn lãnh thổ VN, mỗi nơi một khác.

Vượt lên nỗi sợ

(Viết theo những tài liệu và thông tin sưu tầm được)
  Nguyễn Trung
Chú giải: 
“Hòa bình trên thế giới không thể chia cắt được. Bất kỳ ở đâu  nếu các thế lực  tiêu cực mạnh hơn lực lượng tích cực, tất cả chúng ta đều bị đe dọa. Sẽ có câu hỏi: Liệu có thể loại bỏ hết các thế lực tiêu cực được không? Câu trả lời đơn giản là “Không!” Vì bản chất con người bao hàm cả 2 thành tố tiêu cực và tích cực. Tuy nhiên con người hoàn toàn có khả năng phấn đấu để tăng cường cái tích cực và giảm thiểu hay vô hiệu hóa cái tiêu cực…. Cho dù chúng ta không thể giành được hòa bình hoàn hảo trên trái đất này, nhưng đấy là mục tiêu chúng ta phải luôn luôn hướng tới… Những nỗ lực của chúng ta cùng nhau giành lấy hòa bình sẽ đoàn kết từng con người chúng ta và tất cả các quốc gia trong sự tin cậy lẫn nhau và trong tình hữu nghị, và điều này sẽ làm cho cộng đồng nhân loại của chúng ta an toàn hơn tốt đẹp hơn…” 
Trong diễn văn đọc ngày 16-06-2012 tại Hội đồng giải thưởng Nobel, Oslo, Na-uy, Bà Aung San Suu Kyi đã phát biểu như vậy. Đấy cũng là bài diễn văn đầu tiên của Bà với tính cách là người tự do và là lãnh tụ của Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ ở Myanmar trước cộng đồng thế giới sau hơn 20 năm bị giam tại nhà riêng. Ý chí đấu tranh bất khuất của Bà cho hòa bình, tự do, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân Myanmar cũng như cho hòa giải dân tộc vì sự phát triển phồn vinh của quốc gia này, là một cống hiến quan trọng đã góp phần vào việc tạo ra bước ngoặt phát triển được cộng đồng thế giới nhiệt liệt hoan nghênh của Myanmar ngày nay.  
Để chia sẻ với bạn đọc đôi điều về nhân vật trọng yếu này của Myanmar, nhân dịp này xin đăng lại bài “Vượt lên nỗi sợ” được viết tháng 1-2012 và đã được đăng trong Văn hóa Phật giáo số mùa hạ 2012, TPHCM. 
Xin trân trọng giới thiệu.
Nguyễn Trung

Thông qua đập Xayaburi, Trung Quốc tìm cách cô lập Việt Nam

Hiện nay, có kế hoạch xây 11 đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong, trong đó có đập thủy điện Xayaburi ở vùng thượng Lào. Đề án này đã được đem ra thảo luận giữa các quốc gia thành viên của Ủy hội Sông Mekong từ tháng 9/2010.
Đến tháng 12/2011, Hội đồng Bộ trưởng của bốn quốc gia thành viên thuộc Ủy hội Sông Mekong đã đồng ý đình hoãn kế họach xây đập thủy điện này, để nghiên cứu bổ sung, nhằm tìm hiểu thêm về những tác động tiêu cực mà chuỗi các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong có thể gây ra trên môi trường và những ảnh hưởng trên sản xuất nông ngư nghiệp và cuộc sống của người dân trong lưu vực.
Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây có những chuyển biến bất thường từ phía Thái Lan, cho thấy là họ vẫn thúc đẩy Lào thực hiện dự án thủy điện Xayaburi. Đó là những hành động gì, tiến sĩ Huỳnh Long Vân, thuộc nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu ( NCVHĐNCL ) cho biết :

TBT LÊ DUẨN:CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI 1,5 TRIỆU QUÂN XÂM LƯỢC; TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG VĂN TIẾN DŨNG: SAO LẠI KHÔNG NGHĨ TRUNG QUỐC SẼ TỐT VỚI TA ?

Đại tá Quách Hải Lượng
Nguyên Trưởng phòng tác chiến Quân chủng phòng không
Nguyên tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh.

Quách Hải Lượng Nguyên Trưởng phòng tác chiến-Quân chủng Phòng không Nguyên Tùy viên Quân sự-Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh 1981-1986 Điều đầu tiên tôi thấy cần cảm ơn TBT Lê Duẩn là con người sắc sảo, phát hiện sớm nhất, vào khoảng tháng 8/1978, lúc đó tôi đã là Trưởng phòng tác chiến Quân chủng phòng không được mời lên nghe ở Học viện quân sự cấp cao, lúc đó tôi mang quân hàm Trung tá, lên nghe đồng chí Lê Duẩn nói chuyện. Lúc đó bế mạc lớp đào tạo cán bộ quân sự cao cấp. Đến nơi, đồng chí Lê Duẩn bắt đóng tất cả các cửa sổ, tất cả mọi thứ không được để trên mặt bàn, không được ai ghi âm...Đồng chí Lê Duẩn cầm một tập giấy và nói: Tôi rất buồn vì phải trả lời các đồng chí đây, tại sao các đồng chí là cán bộ quân sự mà không đồng chí nào hỏi tôi về vấn đề quân sự, toàn hỏi tôi về vấn đề kinh tế; Đành rằng các đồng chí có quyền góp ý kiến cho TBT về vấn đề kinh tế; là cán bộ quân sự phải hỏi về vấn đề quân sự, nhung không có. Hôm nay tôi không trả lời về các vấn đề trong tập giấy này...Nói xong ông vứt
tập giấy sang một bên...

GIAN NAN VỚI CHÚ "BA TÀU"

Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi bàn tay quậy phá của Trung Quốc, tuy rằng luôn luôn nhường nhịn, hy vọng sẽ có lúc đàn anh mở lòng từ bi.
Thực tế, lẽ ra Trung Quốc phải nhìn VN như là đồng minh xã hội chủ nghĩa, thay vì nhìn nhau như là chư hầu phương Nam, không đẹp tí nào.
Thế cho nên, anh Tàu không ưa khi anh Mỹ bước vào Biển Đông, bất kể rằng TQ vẫn ngang ngược không chỉ với VN, mà ngang cả với Phi Luật Tân. Trong khi Việt Nam lăng ba chi bộ, đánh võng giữa Biển Đông, thì lặng lẽ anh Tàu đưa dân tràn ngập, mở mặt trận biển người ở Hải Phòng, cấy du kích biển ở ven cảng Cam Ranh, cửa biển Vũng Rô, hay vùng Côn Đảo... Anh Tàu muốn gì? Có phải muốn VN tung hô vạn tuế Bắc Vương? Thì đã tung hô rồi.

Lạ lùng Roy Hodgson

 

Đội tuyển Anh đến Euro với muôn vàn khó khăn về lực lượng và những nghi ngờ về khả năng tiến xa. Nhưng dưới sự dẫn dắt của HLV lão luyện Roy Hodgson, những chú sư tử Anh vẫn đang tiến từng bước rất vững chắc.

Roy Hodgson sẽ tiếp tục đưa tuyển Anh bay cao - Ảnh: AFP

XÁC ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TÌM NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT

Hà Văn Thùy

Tìm nguồn gốc dân tộc là khát vọng truyền đời của người dân Việt. Một nhu cầu đặc biệt bức thúc, nảy sinh trong hoàn cảnh bị áp lực nặng nề do ý niệm không biết có từ bao giờ lưu truyền rằng, dân tộc Việt bị người Hoa đồng hóa không những về văn hóa mà ngay cả huyết thống. Không chỉ nhằm đáp ứng đòi hỏi tâm linh “chim có tổ, người có tông” mà một cội nguồn đích thực còn có thể là bằng chứng về sự độc lập của dân tộc, một hy vọng vượt thoát khỏi cái bóng của người láng giềng khổng lồ phương bắc, giúp người Việt ngửng đầu…Vì vậy, từ thời Trần - Lê, các sử gia dựa trên truyền thuyết  trong dân gian Việt kết hợp với cổ thư Trung Hoa đã đưa vào chính sử vị tổ Thần Nông Viêm đế và thời điểm năm Nhâm Tuất 2879 TCN lập nước Xích Quỷ.