Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Cuộc gặp của Chế Linh với báo giới bị ngừng đột ngột

Hoàng Dung - Thất Sơn

Gần 15h ngày 17/11, một đoàn cán bộ quản lý văn hóa TP HCM xuất hiện và yêu cầu ngừng cuộc gặp giữa nam ca sĩ nhạc sến với giới phóng viên, vì nghi ngờ đây là họp báo trái phép.

Để chuẩn bị cho đêm diễn tại TP HCM (dự định vào 19/11), ca sĩ Chế Linh cùng ban tổ chức chương trình liveshow của ông có cuộc gặp gỡ với báo giới thành phố. Các phóng viên đều biết đến cuộc gặp mặt này qua một tin nhắn do ban tổ chức gửi vào điện thoại.
Cuộc gặp bắt đầu lúc hơn 14h tại một khách sạn trên đường Lê Quang Định, phường 14, quận Bình Thạnh, TP HCM, với hơn 20 phóng viên tham gia. Chế Linh thông báo, liveshow tại TP HCM sẽ diễn ra vào 19/11 mà không lùi ngày như dự tính trước đó. Đồng thời, nam ca sĩ muốn giải thích lý do không còn hợp tác với ông Hoàng Tiến mà quay sang "bắt tay" ông Nông Xuân Ái - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Dân gian Việt Bắc - để thực hiện "Liveshow Chế Linh" tại Sài Gòn.

Silat lập cú ăn sáu, Việt Nam có 68 HC vàng

Silat Việt Nam vừa hoàn thành cú ăn sáu với tấm HC vàng của VĐV Lê Đăng Minh khi anh loại võ sỹ chủ nhà để giành ngôi vô địch. Đoàn Việt Nam đang tiến rất gần đến đích 70 HC vàng mục tiêu.
* Tiếp tục cập nhật

Niềm vui chiến thắng của đô vật Bùi Tuấn Anh. Ảnh: An Nhơn.
Niềm vui chiến thắng của đô vật Bùi Tuấn Anh. Ảnh: An Nhơn.

Tàu sân bay và cán cân sức mạnh châu Á-Thái Bình Dương

VietnamDefence - Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều duy trì hoặc đang tăng cường xây dựng hạm đội tàu sân bay ở Thái Bình Dương. Nga không thể mắc mưu Trung Quốc, không thể đứng ngoài.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga A. Serdyukov nói rằng, Nga không có kế hoạch đóng tàu sân bay trong tương lai dài hạn thì ở Bắc Kinh, Dehli và Tokyo người ta nghĩ khác. Trung Quốc đang hoàn thiện tàu sân bay “huấn luyện” của mình nâng cấp từ tàu Varyag của Liên Xô, đồng thời có kế hoạch đóng thêm 2 tàu sân bay hoàn toàn nội địa. Ấn Độ đang chờ một tàu sân bay do Nga chuyển giao trong thời gian tới, dự định đóng 2 tàu nữa  trong nước. Nhật Bản về chính thức không đóng tàu sân bay nhưng họ đang đóng loạt tàu khu trục chở máy bay lớp 16DDH Hyūga. Nhưng các tàu này khi cần có thể chở cả các máy bay chiến đấu cất/hạ cánh đường băng ngắn kiểu F-35 của Mỹ.
Tàu sân bay hạt nhân George Washington (CVN 73) - biểu tượng của sức mạnh Mỹ trên Thái Bình Dương

Công trình bí hiểm của Trung Quốc tại Tân Cương

Các công trình kiến trúc khổng lồ, không rõ cấu trúc vừa được phát hiện trên hệ thống vệ tinh tại khu vực sa mạc Gobi cằn cỗi, dấy lên các câu hỏi về việc Trung Quốc xây dựng nên công trình này phục vụ cho mục đích quân sự, không gian và chương trình hạt nhân.

Trong hai bức hình có thể thấy trên Google Earth, có thể thấy các hình chữ nhật có phát sáng dài gần 2km, trong đó là các đường sáng màu giao nhau.

Tranh luận nảy lửa Luật biểu tình

- Đại biểu tự ứng cử ở TP. HCM Hoàng Hữu Phước cho rằng nếu lấy ý kiến, đa số dân sẽ không đồng ý ban hành Luật  biểu tình, song theo ông Dương Trung Quốc, phát biểu như vậy là xúc phạm đến dân.
Thảo luận hội trường sáng nay (17/11) về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm về việc cần hay không Luật biểu tình.
"Đa số công dân sẽ không ủng hộ"
Đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) gây chú ý với câu mở đầu bài phát biểu: "Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật".
Lý do đầu tiên ông Phước nêu là ở Việt Nam đã có Mặt trận Tổ quốc. "Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận, vậy Luật lập hội có cần không?", ông Phước dõng dạc hỏi.
Luật biểu tình, theo ông lại càng không cần. Và ông tỉ mỉ dẫn lại các cứ liệu lịch sử.

Nhân chuyện Ngọc Trinh cởi truồng

Đào Tuấn 

Khi nghi án "Ảnh khỏa thân của Hoa hậu Ngọc Trinh" bị tung lên mạng, một tờ báo đã "bắc kính lúp" soi nốt ruồi trên body người đẹp và chạy hàng tít lớn: "4 nốt ruồi tố cáo Ngọc Trinh". Các "cao thủ" photoshop, cũng đạo mạo vuốt râu khẳng định bộ ảnh "nóng đến từng centimet" không có dấu hiệu ghép hình. Khổ thân cho người đẹp. Cô bị đòi "xử lý" vì "không đơn thuần là ảnh nude mà là ảnh khiêu dâm". Rồi thì "Viện khoa học hình sự vào cuộc". Rồi "Sẽ bị tước vương miện hoa hậu"...
Ngọc Trinh không khóc, không "xin cho tôi một cơ hội" như "Vàng Anh". Không nhận "cởi truồng vì môi trường" như Ngọc Quyên. Cũng không thề thốt "vô tình" như người đẹp Tăng Thanh Hà. Cô im lặng. Cô vốn nối tiếng thật thà đến phổi bò. Sự im lặng, vì thế, có lẽ cũng không phải vì "Quyền im lặng trước scandal không liên quan đến cô".
Nhưng như thế nào là nude, thế nào là khiêu dâm? Nhưng xử lý cái gì và vì sao xử lý? Ngay cả đưa các tiêu chí phân biệt của mỹ học ra đánh giá cũng khó có thể kết luận gì về bộ ảnh. Huống chi sẽ chẳng có ai dám, và có thẩm quyền kết luận đó là những bức ảnh của Ngọc Trinh, chừng nào cô còn lắc đầu.

Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Trung

Phong Uyên

Kính thưa ông,
Cách đây hơn một năm, tôi có dịp phản biện những ý kiến của ông trong hai bài ông viết về Việt Nam trên Thời Đại Mới (1). Loạt bài ông viết mới đây trên Vietstudies về đảng Cộng sản Việt Nam mà Dân Luận đăng tải lại, cho tôi một dịp mới để với tư cách là một độc giả, đưa ra một vài cảm nghĩ về những nhận xét và cách suy luận của ông trong những bài viết này; đặc biệt là 2 bài cuối với hàng tít "ĐCSVN phải giành lại vai trò lãnh đạo bị đánh mất - Hay là hoang tưởng?":
Trước hết tôi xin thú thực, tôi không hiểu ông muốn nói gì trong hàng tít này: ĐCSVN từ trước tới nay vẫn giữ độc quyền vai trò lãnh đạo, có ai dám đụng tới đâu mà phải giành lại? Hoang tưởng (paranoia) là một bệnh, ông muốn ám chỉ ai bị cái bệnh này? Nhưng sau khi tìm cách giải mã như tôi đã làm với những câu nói của ông cựu bộ trưởng bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc và ông cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng trên diễn đàn Dân Luận này, tôi mới vỡ lẽ ra rằng ông muốn nói có "kẻ" nào đã cướp mất "vai trò lãnh đạo của Đảng" nên Đảng phải giành lại. Nhưng tôi vẫn không hiểu ai là người bị bệnh hoang tưởng? Kẻ đã cướp vai trò lãnh đạo của Đảng hay kẻ cứ đinh ninh là Đảng bị cướp mất quyền lãnh đạo, Đảng phải giành lại cho được?

Một cuộc thuyết giảng cho trí thức – Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2: “Yêu con cho đòn cho vọt”

Người quan sát

Xin hãy đọc bài này để chiêm nghiệm một thực tế là khoảng cách quá chênh lệch về nhân cách (bao hàm cả bản lĩnh và tri thức) giữa người làm chính trị và người trí thức chân chính ở nước ta hiện nay. Cũng xin hãy đọc bài này để thấy rằng trong dòng máu Việt 4000 năm vốn có chứa sẵn truyền thống quật cường là một sự thật trăm phần trăm. Dù người ta có muốn nhuộm đen nó, dù người ta có dùng một đám... không biết gọi là gì đành xin mượn lời Nguyễn Du “đầu... mặt... ào ào như sôi” để đạp vào mặt người biểu tình yêu nước, để xuống tay đánh đập, lôi, kéo, khiêng họ vào đồn công an hoặc vào nhà giam, thậm chí đánh ngất cả những đứa con gia đình nền nếp như anh Nguyễn Lân Thắng – cháu của GS Nguyễn Lân,... thì điều chắc chắn là dòng thác yêu nước cuồn cuộn trong lòng dân tộc ta cuối cùng vẫn trở thành thác lũ cuốn phăng tất cả mọi thứ rác rưởi hôi thối trên đó mọi thế lực bạo tàn cướp nước và bán nước đang bấu víu nhằm chống lại dân tộc Việt Nam. Chân lý ấy được Cụ Hồ nói ra từ hơn 70 năm trước là một chân lý không làm sao thay đổi được. Dù có là Đảng Trời đi nữa mà thay đổi chân lý ấy là tự đánh mất mình.
Bauxite Việt Nam

Mỹ, Australia 'mở cửa' vào Ấn Độ Dương

Sau các cuộc hội đàm với chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Australia Julia Gillard đã để ngỏ “cánh cửa” xuất khẩu uranium sang Ấn Độ, mở đường cho sự can dự sâu rộng hơn giữa Washington và New Delhi.

Thay đổi lập trường

Hôm 15/11, Thủ tướng Julia Gillard đánh tín hiệu rằng bà có thể sử dụng Đại hội toàn quốc của Công Đảng cầm quyền để tìm kiếm sự đồng thuận nhằm chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu uranium cho New Delhi. Lệnh cấm này được áp đặt từ thời cựu Thủ tướng Kevin Rudd vào năm 2008, với lý do Ấn Độ chưa tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Một số nhà quan sát nhận định, Ấn Độ không ký NPT vì muốn sở hữu vũ khí nguyên tử, trong bối cảnh nước láng giềng Pakistan đã có vũ khí hạt nhân.

Thủ tướng Australia Julia Gillard cho rằng, bán uranium cho Ấn Độ vì mục đích hòa bình có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế Australia, tạo thêm việc làm và củng cố mối quan hệ giữa Canberra và New Delhi. Bà Gillard cũng nhắc lại Hiệp định hạt nhân dân sự Mỹ - Ấn Độ năm 2008, được coi là cột mốc bãi bỏ “lệnh cấm không chính thức của quốc tế” về việc bán uranium cho Ấn Độ.

ĐÀI LOAN DŨNG MÃNH QUAY LẠI NAM HẢI GIÀNH MỘT TUYẾN “CHỦ QUYỀN” CẢNH BÁO MỸ CHIA RẼ QUAN HỆ HAI BỜ

Mộc Dương
24-10-2011

Đài Loan dũng mãnh quay lại Nam Hải giành một tuyến “chủ quyền”
Trước cục diện căng thẳng ngày càng nóng lên ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND), giới quân sự Đài Loan cho biết sẽ bố trí tên lửa đạn đạo phòng không ở đảo Thái Bình (tức đảo Ba Bình – ND), đảo lớn nhất Nam Sa (tức Trường Sa – ND), đây là lần thứ ba kể từ đầu năm đến nay, giới quân sự Đài Loan nhấn mạnh đến việc trang bị vũ khí quân sự ở quần đảo Nam Sa, ý vị tuyên bố “chủ quyền” trong đó rất sâu đậm, đây cũng là tiếng nói mạnh mẽ nhất của chính quyền Đài Loan được phát ra về “chủ quyền” Nam Hải trải qua các thời kỳ đương chức của thế lực “Phong trào độc lập cho Đài Loan” như Lý Đăng Huy, Trần Thủy Biển… luôn làm yếu đi vấn đề “chủ quyền” của các hải đảo.
Diễn biến ở đảo Thái Bình đi đôi với sự tăng giảm quan hệ hai bờ
Đảo Thái Bình là đảo ngoài khơi lớn nhất của quần đảo Nam Sa, nằm ở giữa phía bắc quần đảo Nam Sa, nằm ở phía đông đường hàng hải tây Nam Hải, có vị trí địa lý hết sức quan trọng, cách đảo Đài Loan khoảng 860 hải lý. Toàn bộ đảo Thái Bình được tạo thành bởi các rạn san hô, nhìn vẻ ngoài, chiều đông tây dài hẹp, địa thế thấp, chiều đông tây dài khoảng 1.360 m, chiều nam bắc rộng khoảng 350m, diện tích khoảng 0,443 km2, gần bằng quy mô hai sân tổ hợp thể thao cỡ lớn.