Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Theo chân thương lái Trung Quốc thu mua hải sản

SGTT.VN - Thương lái Trung Quốc bằng nhiều cách khác nhau đang thu mua nhiều loại thuỷ sản ngay tại cảng của nước ta như ở chợ quê nhà. Trước mắt, ngư dân đang bán hải sản được giá, còn về lâu dài thì sao?
Thương lái Trung Quốc (áo trắng, thứ hai từ phải sang) đang xem cá để thu mua.
Cảng cá Vĩnh Lương, một cảng cá nhỏ tại thành phố Nha Trang, những ngày này, mặc dù biển động, nhưng vẫn có khoảng gần 30 tàu cá giã cào vào ra. Trên cầu cảng trở nên náo nhiệt bởi cảnh mua bán hải sản giữa các ngư dân với các thương lái, trong đó có gần mười thương lái người Trung Quốc đang chờ mua hàng.

Đại sứ ẩm thực Gò Công cách đây khoảng 180 năm

SGTT.VN - Chuyến đi xa nhất đầu tiên của mắm tôm chua Gò Công chắc là chuyến ra Huế theo nỗi nhớ của bà Từ Dụ Phạm Thị Hằng cách đây xấp xỉ khoảng 180 năm. Nhờ đó người dân đất Thần kinh mới biết đến ẩm thực Gò Công.
Phải chăng cũng chính qua vị đại sứ ẩm thực của Gò Công này mà có phiên bản mắm tôm chua Huế. Thậm chí thương hiệu Huế nặng hơn Gò Công nên có người còn viết đại loại: mắm tôm chua Gò Công ngon không thua gì mắm tôm chua Huế. Nghĩa là lấy “con” làm chuẩn để so với “mẹ”. Thật là bất khả tư nghì kiểu sen từ bùn mà lớn lên lại õng ẹo tẩy chay bùn.
Ảnh: Thanh Hảo

Chế độ dân chủ không có đảng lãnh đạo, chỉ có đảng cầm quyền

Tống Văn Công
 Trao đổi với anh Nguyễn Trung

1

Tôi rất hâm mộ những bài viết của anh Nguyễn Trung. Có lẽ vì anh và tôi đều đã một đời gắn bó với Đảng Cộng sản, nay muốn dành hết tâm lực mong sao đổi mới Đảng tương thích với thời đại, để mãi mãi đồng hành cùng dân tộc. Tuy nhiên, đọc bài Việt Nam và vấn đề sử dụng nhân tài trong giai đoạn hiện nay của anh trên số 22 Tạp chí Thời Đại Mới, tôi không khỏi băn khoăn trước những dòng này: “Còn hay không còn sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là một Đảng cách mạng - Đảng lãnh đạo! Không có bất kỳ duy ý chí nào buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải làm như vậy, mà chỉ có bước ngoặt định mệnh phía trước của đất nước áp đặt lên Đảng phải lựa chọn quyết định sống còn này mà thôi. Lẽ dĩ nhiên, chỉ có Đảng cầm quyền, Đảng cai trị thì chẳng cần và cũng chẳng muốn sự lựa chọn này!”.
Xin được đặt ra câu hỏi nóng bỏng là: Nhân dân Việt Nam đang cần một Đảng lãnh đạo hay một Đảng cầm quyền?
Dịp Quốc khánh năm 2010, nhà báo Nguyễn Anh Tuấn có cuộc phỏng vấn nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, có đoạn nói đến vấn đề này.

Liệu quá lo lắng về chiến tranh với TQ có dẫn đến chiến tranh thực sự hay không?

James Traub/2-9-2011
Trần Ngọc Cư dịch

Mười năm sau vụ khủng bố 11/9/2001, phải chăng Mỹ đã quá bận tâm với những đe dọa của các phe nhóm mà lơ là với hiềm họa từ các nước lớn đang vỗ ngực xưng hùng? Hay, nói trắng ra, Mỹ phải sợ Trung Quốc (TQ) tới mức nào?
Hẳn nhiên, chúng ta biết rằng TQ đang giữ trong tay một số trái phiếu kếch xù của Bộ Tài chính Mỹ trị giá 1.500 tỉ đôla và vì thế đang chi phối nền kinh tế Mỹ; rằng TQ không chịu định lại giá đồng nhân dân tệ một cách đáng kể và vì thế vẫn duy trì bất quân bình mậu dịch quá lớn đối với Mỹ; và rằng TQ đã bắt đầu mua bất động sản và các tài sản khác của Mỹ (có lẽ gồm cả Đội Bóng chày Los Angeles Dodgers). Nhưng liệu người Mỹ có nên coi TQ là một mối đe dọa an ninh quốc gia thay vì chỉ là một mối đe họa kinh tế hay không?
Các tác giả của bản tường trình “Các Liên minh châu Á trong Thế kỷ XXI”, được xuất bản bởi Viện Dự án 2049 (the Project 2049 Institute), một viện nghiên cứu chính sách bảo thủ (a conservative think tank) về các vấn đề Đông Á, nhấn mạnh rằng chúng ta phải coi TQ là một mối đe doạ an ninh quốc gia. (Tác giả chủ đạo là một học giả thuộc Viện nghiên cứu American Enterprise Institute, Ông Dan Blumenthal, cộng tác viên trang blog Shadow Government của Foreign Policy). Bản tường trình kết luận rằng “tham vọng quân sự của TQ đang đe dọa các đồng minh Mỹ tại châu Á, đặt ra các nghi vấn về sự khả tín trong những cam kết của Mỹ đối với đồng minh, đồng thời đe dọa chiến lược quân sự Mỹ vốn đã từ lâu củng cố vị trí siêu cường của nước này”.

CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VỚI PHƯƠNG TÂY THỜI MINH MẠNG

TẠP CHÍ XƯA VÀ NAY
SỐ 387 THÁNG 9-2011

Đinh Thị Duyệt

SAU HAI CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP, CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY ĐÃ BÀNH TRƯỚNG RA TOÀN THẾ GIỚI. RẤT HIẾM THẤY MỘT QUỐC GIA CHÂU Á NÀO CÒN GIỮ ĐƯỢC NỀN ĐỘC LẬP THỰC SỰ TRƯỚC LÀN SÓNG THỰC DÂN NÀY. XEM XÉT CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VÀ PHƯƠNG THỨC ỨNG XỬ ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO THỜI MINH MẠNG TRONG MỘT BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỤ THỂ, TÁC GIẢ VẠCH RA SỰ PHIẾN DIỆN CỦA QUAN ĐIỂM CHO RẰNG CHÍNH SÁCH ‘BẾ QUAN TOẢ CẢNG’ CỦA NHÀ NGUYỄN LÀ NGUYÊN NHÂN MẤT NƯỚC THẾ KỶ XIX.
Lâu nay trong nhận thức lịch sử vẫn tồn tại quan điểm phê phán chính sách “bế quan toả cảng”, đóng cửa đất nước của triều Nguyễn đã dẫn tới bi kịch là Việt Nam bị mất độc lập. Tuy nhiên tới những năm gần đây, bằng các nghiên cứu sâu hơn trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đã cho thấy thực tế không hoàn toàn như vậy. Đặc biệt Đại Nam thời vua Minh Mạng, đất nước đã không hoàn toàn đóng cửa mà chỉ có thể coi là sự cảnh giác cần thiết trước những thay đổi của thời đại và chính Minh Mạng cũng rất nỗ lực để đưa đất nước của ông hoà chung nhịp điệu ấy, chỉ tiếc rằng ông không đủ thời gian cho kế hoạch dài hơi mà ông đã có ý định thực hiện từ rất sớm. Qua nguồn tư liệu từ chính sử nhà Nguyễn cho thấy suốt thời gian trị vì, Minh Mạng đã nghiên cứu và tìm hiểu kỹ phương Tây vừa để thực hiện cho chiến thuật phòng thủ chống lại phương Tây, vừa là một lựa chọn và rốt cuộc chấp nhận một đường lối mới với những cách nhìn và giải pháp mới.