Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Chăm – Việt và những chuyện cãi cọ không đáng

Trần Minh Khôi
 
Phần lớn những người Việt Nam hiện đại viết sử Việt Nam không ý thức được rằng họ viết và tư duy trong không gian của một ý thức hệ dân tộc (national ideology). Cái ý thức hệ dân tộc chi phối sinh hoạt học thuật và tư tưởng của trí thức Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua là một thứ ý thức hệ dân tộc thống nhất. Ý thức hệ này cho rằng có một “dân tộc Việt” nào đó, nhất quán, đã tồn tại từ xưa, bắt nguồn đâu đó từ Hùng Vương hay xa hơn nữa từ Lộc Tục, tùy theo bạn nói chuyện với ai. Nó mang nặng màu sắc dân tộc lớn, một sản phẩm của văn hóa Hán, cho rằng nó có sứ mệnh chinh phục những “dân tộc” nhỏ hơn. Ngay cả khi nó nhìn nhận sự đóng góp về văn hóa của các “dân tộc” nhỏ vào sự tồn tại của chính nó thì nó cũng ngạo mạn cho rằng đó là định mệnh của lịch sử. Trong tiến trình hình thành nhà nước tập quyền của nó, nó đẩy các “dân tộc” nhỏ đến bờ vực của diệt vong. 

Vinashin chạy đằng trời không thoát!

Trong bài viết cảnh báo "Vinashin dám khiêu khích các chủ nợ?" (1) cách đây gần một năm về trước, tôi đã lên tiếng cùng với đề xuất của tác giả Nguyễn Vạn Phú và tác giả Giang Lê để cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nhìn về kiến thức quản lý kinh tế rất kém của những người phải chịu trách nhiệm trực tiếp về Vinashin cùng thói gian manh, xảo trá, bội tín, chây ì của người Cộng sản. Tuy vậy những ý kiến thẳng thắn, thiện chí trong vụ Vinashin cũng bị bỏ ngoài tai như nhiều sự việc kinh tế bị đổ bể trầm trọng trong hàng chục năm qua. Nay, hung tin chủ nợ đã đệ đơn kiện chính thức được loan tải trong những ngày cuối năm 2011 - một năm kinh tế đen tối nhất trong 15 năm qua, đã quá đủ (cho những ai còn mê muội với chế độ CS) để kết luận người CSVN không bao giờ biết phục thiện, ăn năn... hay một cái gì đó thuộc về lương tri và đạo đức làm người. Không quá đáng khi tôi gọi họ là những tên lưu manh mạt hạng.

"Kẹo mút chơi bời" trình diện công an


Đối tượng có nickname "kẹo mút chơi bời" với những phát ngôn "máu lạnh" trên mạng đã trình diện công an.
Theo Đội cảnh sát điều tra về trật tự xã hội - CATP Yên Bái cho biết: Ngày 10-11, "Kẹo mút chơi bời" tên thật là Nguyễn Văn Linh, SN1991, trú tại thôn 4, thị trấn Phong Hải, Bảo Thắng - Lào Cai, đã đến công an trình diện.
"Kẹo mút chơi bời" trình diện công an
"Kẹo mút chơi bời" Nguyễn Văn Linh
Trước đó, khoảng 20h ngày 1-11, tại đoạn đường Thành Công, tổ 58, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái đã xảy ra một vụ tai nạn khiến ông Nguyễn Hữu Giảng (SN 1953, trú tại tổ 50, phường Nguyễn Thái Học) bị thương nặng. Vào thời điểm trên, ông Giảng đi bộ phía bên phải đường theo hướng từ công viên Yên Hòa về nhà thì chiếc xe mô tô Air Blade BKS 21V8 – 4779 do anh Đoàn Hiệp (SN 1987, trú tại thôn 4, thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) điều khiển đi cùng chiều, trên xe có chở một người thanh niên, đã tông vào ông Giảng.

TPP: lợi hay hại?

Việt Long
Nhân thượng đỉnh APEC ở Honolulu, Hoa Kỳ muốn thúc đẩy hình thành một thị trường tự do theo hiệp ước TPP. Việc này có lợi hay hại cho các quốc gia tham dự, nhất là Việt Nam?
AFP clip
Quang cảnh thượng đỉnh APEC tại Honolulu

Những đồng minh quá giang ở châu Á

Justin Logan, Foreign Policy, November 9, 2011
Trần Ngọc Cư dịch

Việt Nam là đồng minh chí thiết, thậm chí “bạn hiền” của Trung Quốc, vậy mà Việt Nam đang chứng tỏ mình đã biết chú ý đến việc tăng trưởng lực lượng quốc phòng trong thời gian gần đây, kể cũng phải nói là khá hơn mấy ông bạn đồng minh của Hoa Kỳ đấy chứ. Nhưng sẽ còn khá hơn nhiều nếu chính quyền Việt Nam biết dựa vào dân. Túi khôn và đức tính dũng cảm của con người Việt Nam trong truyền thống lịch sử hàng nghìn năm qua thì không cần chứng minh ai cũng biết thừa là một sức mạnh khiến lân bang phải kiềng nể. Câu chuyện 5 anh thuỷ thủ Việt Nam khởi xướng việc phản công bất ngờ bọn cướp biển Somalia trong tay lăm lăm súng ống tối tân và giành thắng lợi trong gang tấc là bài học quý báu cho Đảng và Nhà nước này. Biết dựa vào dân thì sẽ có cả một kho dự trữ về lực lượng quốc phòng vô giá khiến không kẻ địch nào xâm phạm lãnh thổ lãnh hải chúng ta được.
Bauxite Việt Nam

Trung Quốc càng mạnh càng ít bạn

Trung Quốc càng mạnh càng ít bạn, càng giàu càng ít có ảnh hưởng chính trị. Đó là nhận định mà giáo sư Diêm Học Thông, một chuyên gia quan hệ đối ngoại nổi tiếng của Trung Quốc, đưa ra trong cuộc diễn thuyết hồi đầu tuần này tại Washington. Tiến sĩ Diêm cũng hối thúc giới lãnh đạo Bắc Kinh từ bỏ chủ trương phi liên kết để xây dựng quan hệ đồng minh với các nước khác để cạnh tranh với Hoa Kỳ trong một thế giới lưỡng cực mà ông cho rằng đang dần dà xuất hiện với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi đó, thượng nghị sĩ John McCain của Mỹ lại một lần nữa hối thúc Washington có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc về nhiều vấn đề, từ hoạt động gián điệp mạng cho tới vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Chính khách từng là ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa nói rằng chính quyền Obama cần phải đưa ra cho Trung Quốc một thông điệp rõ ràng là họ không thể “muốn làm gì thì làm.” Mời quí vị nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.

Công nghệ ô tô bọc thép Italia: Nga mất tiền mua, Trung Quốc ăn cắp

VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Nga sẽ mua 1.500-1.700 xe ô tô bọc thép LMV M65 Lynx của công ty Iveco của Italia. Giá mỗi xe là 300.000-500.000 euro tùy thuộc biến thể; giá cuối cùng của xe chưa được xác định. 
Iveco LMV M65 (armybase.us)

Mấy lời bàn về mô hình Trung Quốc: Thư ngỏ gửi GS Francis Fukuyama

Phạm Gia Minh
Hà Nội, Việt Nam
 
Thưa Giáo sư,
1. Cuộc đối thoại mang tính luận chiến về mô hình Trung quốc đề cập tới nhiều lĩnh vực như lịch sử, chính trị, văn hóa, kinh tế, tôn giáo và minh triết giữa Giáo sư và ngài Trương Duy Vi (Giáo sư Đại học Ngoại giao Geneva, đại học Phúc Đán, Thượng Hải) được đăng tải trên tạp chí New Perspective Quarterly, số mùa Thu 2011, quả thực đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của công chúng tại Việt nam và có lẽ trên toàn thế giới.
Không quan tâm sao được khi Trung Quốc đang trỗi dậy như một thế lực toàn cầu còn Mỹ và Châu Âu thì đang phải chật vật để vượt qua cơn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Đó đây đã có những giọng nói bi quan về mô hình tổ chức xã hội đặt nền móng trên nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội dân sự mà Phương Tây vẫn hằng theo đuổi và quảng bá. Đồng thời, mô hình Trung Quốc với nhiều đặc trưng khác biệt với những giá trị Phương Tây đang được một số quốc gia thế giới thứ ba tìm hiểu như một định hướng phát triển thay thế.

Hy vọng sự khôn ngoan hơn trong giải quyết tranh chấp biển Đông

Truyền thông Tây phương có xu hướng kích động quần chúng đối với bất kì sự tranh chấp nào giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, đặc biệt nếu điều đó có thể gây thêm quan ngại cho tình hình ở biển Đông. Không nghi ngờ gì khi trước thềm hội nghị APEC sắp tới và hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á, truyền thông Tây phương liên tục đưa tin Việt Nam đang mời gọi các công ty dầu khí nước ngoài khai thác mỏ dầu trong vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, và tạo nên một cơn bão dựa trên phân tích của một nhà nghiên cứu ở Hà Nội cho rằng “tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông có thể bùng nổ thành xung đột toàn phần”
Sự thay đổi quan điểm của Việt Nam hiện tại không nghi ngờ gì đã ném hiệp ước chung đã được kí giữa Bắc Kinh và Hà Nội tháng trước vào ngõ cụt. Đây là điều mà Trung Quốc phản đối mạnh mẽ.

Một biến chuyển rộng lớn

Đối thoại giữa Ted Galen CarpentierRobert Kaplan
Trần Ngọc Cư dịch
Ted Galen Carpenter của Viện Cato, một viện nghiên cứu chính sách tại Washington, nêu câu hỏi là liệu Mỹ có đủ sức đương đầu với hải quân Trung Quốc như Robert Kaplan tiên đoán hay không.
Ted Galen Carpentier nêu câu hỏi
THÁNG 11 NĂM 2011
Sự phân tích thường là sâu sắc của Robert D. Kaplan về sự cạnh tranh địa chiến lược hiện nay và trong tương lai trên Biển Đông [nguyên văn: Biển Nam Trung Hoa] (như trong bài “Biển Đông là tương lai của sự xung đột”, tháng 9/tháng 10 năm 2011) vấp phải ba khuyết điểm.
Một là, Kaplan bàn quá ít về khả năng các cường quốc châu Á như Nhật Bản và Nam Hàn phản ứng lại một viễn cảnh đang xuất hiện là Trung Quốc ra sức trở thành một bá quyền.