Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Cảnh giác với những viên thuốc ‘văn hóa Trung Quốc’

Hoàng Tử-wei 黄子维

Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou – 马英九) gần đây cho biết ông ủng hộ việc nghiên cứu các văn bản cổ điển Trung Quốc. Với cuộc bầu cử tổng thống cận kề, đây là thời điểm nhạy cảm và thông báo của ông đã gây ra nhiều cuộc tranh luận. Tuy nhiên, các dấu vết đầu tiên của chính quyền Mã sử dụng chính trị để chỉ đạo giáo dục và văn hóa có thể được nhìn thấy một thời gian dài trước đây.
TT Đài Loan Mã Anh Cửu. Ảnh chụp ngày 10/10/2011- REUTERS/Pichi Chuang (*)

ANH TƯ ĐI ẤN

Huỳnh Ngọc Chênh 

Anh bây giờ làm lớn lắm rồi nhưng với tôi anh vẫn là anh Tư ngày nào. Lâu lắm tôi không được gặp anh nhưng lúc nào tôi vẫn dõi theo từng bước chân anh. Nói có vẻ hơi quá, thực ra ở cương vị của anh mỗi việc anh làm, mỗi bước anh đi đều được đài báo đưa lên không sót  nên cứ chú ý đọc báo xem đài có nghĩa là đang dõi theo anh đó thôi.
Nhờ vậy mà tôi biết sau khi nhậm chức, anh hứa kiên quyết chống tham nhũng, kiên quyết loại bầy sâu trong bộ máy nhà nước. Anh đã tránh mặt không thèm tiếp sứ giả đến từ phương Bắc để khỏi phải ôm vào lòng cái bọn đã từng tắm máu nhân dân mình ở biên giới phía Bắc lẫn trên Biển Đông và đang tiếp tục chứa một bồ dao găm để sẵn sàng đâm vào nhân dân ta bất kỳ lúc nào. Chúng nó vấy đầy máu dân mình, ôm chúng nó vào lòng làm gì cho vấy máu theo anh nhỉ.
Nhiều người rất vui khi thấy anh chuẩn bị đi Ấn. Đó là quốc gia kỳ vỹ  theo nhiều nghĩa mà Việt Nam rất cần phải chơi thân. Không phải chỉ vì lúc này ta đang khó với bọn bành trướng phương Bắc mà ta cần đến sự giúp sức của họ để quân bình cán cân quyền lực ở Biển Đông. Hơn ai hết, Ấn Độ là quốc gia xứng đáng để về lâu về dài ta nên kết bạn để học hỏi.

DẤU HIỆU HÌNH THÀNH TRỤC MỸ-ÔXTRÂYLIA-ẤN ĐỘ

Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 10/10/2011
TTXVN (Xítni 3/10)

Trong bài bình luận đăng trên tờ “Người Ôxtrâylia” gần đây, nhà phân tích Greg Sheridan nhận định Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao – quốc phòng thường niên Mỹ-Ôxtrâylia (AUSMIN 2011) ở San Fransisco ngày 15/9 đánh dấu một điểm mấu chốt mà trong đó Mỹ và Ôxtrâylia bắt đầu tái định nghĩa khu vực của họ không phải là châu Á – Thái Bình Dương, mà là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đồng thời nhấn mạnh nỗ lực mới của Canbơrơ và Oasinhtơn sẽ đưa Ấn Độ ra khu vực Thái Bình Dương.
Hội nghị AUSMIN 2011, diễn ra vào thời điểm kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Khối hiệp ước quân sự Ôxtrâylia-Niu Dilân-Mỹ (AUZUS) với sự tham gia của Ngoại trưởng Kevin Rudd và Ngoại trưởng Quốc phòng Stephen Smith từ Ôxtrâylia và những người đồng cấp Mỹ là Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, đã đưa liên minh Mỹ-Ôxtrâylia vào một địa hạt mới; vào không gian mạng và vào Ấn Độ Dương. Hội nghị này bị chi phối bởi ba công nghệ và ba quốc gia bên ngoài, đó là các công nghệ chiến tranh mạng, tên lửa, vũ khí hạt nhân và ba quốc gia là Trung Quốc, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên.

Thế và lực của Việt Nam trên biển

Lê Ngọc Thống

Trong bài “Việt Nam trước hình thái chiến tranh mới” với cái suy luận của lão nông chất phác, thấy sao nói vậy về đối tượng tác chiến của HQNDVN là ai. Vấn đề tiếp theo là so sánh thế và lực của hai bên ra sao, nếu như họ tấn công (nôm na so sánh lực lượng mạnh yếu) để từ đó hạ quyết tâm: Xin hàng. Hoặc nếu “Bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu thần trước”. Không sợ, dám đánh, có cách đánh và quyết thắng.
Có một điều mà lịch sử luôn lặp đi lặp lại: Đối tượng tác chiến của Việt Nam trong chiến tranh bao giờ cũng hùng mạnh, và Việt Nam cuối cùng… vẫn thắng. 
Tại sao đối phương lúc nào cũng có lực lượng hùng mạnh mà lúc nào cũng cứ thua không sớm thì muộn? Vậy điều gì xảy ra ở đây? Câu trả lời: Việt Nam không chỉ đánh giặc bằng “Dũng” mà còn phải đánh bằng “Trí”. Trí dũng song toàn. “Trí” ở đây là nghệ thuật quân sự độc đáo, đánh bằng mưu, kế; thắng bằng thế, thời. Còn dàn quân ra mà nghênh chiến với những lực lượng đó thì như Tướng Giáp từng nói với McNamara … “quân đội VN mà dàn quân ra nghênh chiến với Mỹ thì không chịu nổi 1 tuần”.

Việt - Đức lập quan hệ đối tác chiến lược

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel hôm nay cùng ký Tuyên bố chung Hà Nội, nâng tầm quan hệ hai nước lên thành đối tác chiến lược. Trong 5 lĩnh vực hợp tác then chốt có chính trị chiến lược; thương mại đầu tư.

Bà Merkel tới Hà Nội trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến công du châu Á. Sau lễ đón chính thức tại phủ Chủ tịch, Thủ tướng Đức hội đàm với Thủ tướng Việt Nam về các lĩnh vực hợp tác chung.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Merkel sau cuộc thảo luận. Ảnh: AFP
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Merkel sau cuộc thảo luận. Ảnh: AFP