Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Chủ quyền biển đảo, điều kiện cần và đủ

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức *
“Bối cảnh quốc tế hiện nay cho thấy, đã đến lúc và không thể muộn hơn phải đẩy mạnh chiến lược truyền thông quốc gia và quốc tế một cách bài bản để toàn thế giới biết sự thật, từ đó tìm được sự quan tâm ủng hộ của những người có lương tri. Song song đó là việc giao nhiệm vụ cho các trường đại học, các học giả, các bộ ngành có trách nhiệm mang những thông tin này chuyển ra thế giới qua các kênh thông tin khác nhau. Và hơn hết, cần công bố cho toàn dân biết một cách tường tận và khoa học về Biển Đông”. Luận điểm rắn chắc trên của TS Nguyễn Minh Hoà, ẩn dưới tựa đề bài viết nhè  nhẹ của SGTT “Trông người mà ngẫm tới ta“ đã khích lệ bao người đọc đang khắc khoải trước nguy cơ tồn vong của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc, lo lắng đứng ngồi không yên bởi hiện tại đã bị mất chủ quyền một phần, phần còn lại luôn bị đe doạ tranh chấp, tương lai càng không có gì bảo đảm chắc chắn, nếu một khi đã quá muộn.

Khi Trung Quốc nói đến cải tổ, nỗi sợ bất trắc tăng lên

New York Times
17-7-12
 
Michael Wines 
Tháng 10 vừa qua, một nhóm nhân vật “nặng ký” tụ họp ở một đại yến trong toà nhà chọc trời cao nhất Bắc Kinh.  Con của người kế nhiệm Mao Trạch Đông[1] có mặt ở đó, cũng như con gái của vị chỉ huy quân sự thứ hai trong gần 3 thập kỷ, cùng với người chị một cha khác mẹ với chủ tịch sắp đến[2] của Trung Quốc.
Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), một người có mặt hôm ấy, thuật lại: “ Bạn chỉ cần nhìn vào số lượng những xe ôtô xịn và biển số số thấp”

Quan hệ Việt - Trung không có lớn hay nhỏ

Hạ Đình Nguyên
Viết từ TP Sài Gòn

Thời báo Hoàn Cầu của Bắc Kinh đã trắng trợn đe dọa: “Việt Nam sẽ đau đớn nếu thân Mỹ”.
Trả lời: sẽ đau đớn gấp triệu lần nếu thân Trung Quốc.
Báo Hoàn Cầu còn đưa ra tối hậu thư : “Con đường thực tế duy nhất của Việt Nam là hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á.