Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011
Những Việt kiều ăn xin trên vùng Biển Hồ Tonlé Sap – Khúc ruột ngàn dặm bị bỏ quên
Trịnh Thanh Thủy
Khái niệm của một Việt Kiều sống ở nước ngoài không phải là một tổng thể thuần nhất mà nó rất phức tạp và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Những khác biệt, địa lý, kinh tế, tài chánh, văn hoá, tình trạng hội nhập đã tạo nên nét đặc thù riêng của từng nhóm Việt Kiều của từng quốc gia, từng nơi chốn mà họ chọn định cư. Giai đoạn họ đi ra khỏi nước cũng làm nên sự khác biệt nàỵ. Thí dụ người đi khoảng thời gian trước 1975, khác với người đi sau. Người đi vào năm 1975 khác với thuyền nhân hay đường bộ và không giống những người đi theo diện HO hay đoàn tụ gia đình. Cái khác biệt nhất là tình trạng sống và mức sống kinh tế của họ.
Cũng là người Việt mà Việt Kiều ở Úc, ở Mỹ, Âu châu, Đông Âu hay Đài Loan lại hoàn toàn khác với một người Việt ở Campuchia. Ít nhất là vấn đề mức sống và như vậy khi nhìn về Việt Kiều, chúng ta cần có một cái nhìn đa diện cũng như một phong cách đối xử cho vừa công bằng vừa rõ ràng trên nhiều mặt kinh tế, xã hội, giáo dục.
Hôm nay tôi xin bàn tới những Việt kiều ở Campuchia. Dĩ nhiên những người này rất khác với những người ở phương Tây và thậm chí khác cả những người ở Đông nam Á như Hàn quốc, Đài Loan. Việt kiều ở Campuchia cũng có cái khác biệt rõ rệt giữa những người qua lâu đời từ trước năm 75 và người qua sau thời gian này. Nơi chốn định cư của họ ở đó, cũng khác như nguồn gốc của những người Việt đi từ Quảng Ninh, Mống Cái hay từ Sài Gòn hoặc miền Tây. Những người qua theo từng đợt, từng làng vì điều kiện kinh tế khác với những người phụ nữ tình nguyện hay bị bắt qua đó làm nô lệ tình dục, kể cả các em bé bị đưa sang vì tệ nạn ấu dâm.
TIN KHẨN CẤP: TÀU HẢI GIÁM TQ ĐANG BÁM TÀU BÌNH MINH 02
Tàu Hải giám Trung Quốc đang bám theo tàu Bình Minh 02
Một lần nữa, tàu Bình Minh 02 lại bị tàu Hải giám Trung Quốc bám theo khi đang làm nhiệm vụ thăm dò trong lãnh hải Việt Nam.
Tàu Hải giám Trung Quốc phá hoại tàu Bình Minh 02 trong vụ việc ngày 26/05
Cập nhật 12h10 ngày 11/06:
Theo nguồn tin riêng của Báo Năng lượng Mới:
Vào lúc 11h24 sáng nay, 11/06/2011, tàu Bình Minh 02 khi đang làm nhiệm vụ thăm dò ở tọa độ 12052’34’’ độ vĩ Bắc – 111052’34’’ độ kinh Đông, nằm trong vùng lãnh hải Việt Nam đã bị tàu Hải giám của Trung Quốc bám theo. Tàu Hải giám Trung Quốc có biểu hiện quấy rối, ngăn cản hoạt động của tàu Bình Minh 02.
Cập nhật 13h15 ngày 11/06:
Lúc 12h, tàu Hải giám Trung Quốc đã tạm thời ngừng đeo bám tàu Bình Minh 02 và đi ra khỏi khu vực hoạt động của tàu Bình Minh 02.
Petrotimes sẽ tiếp tục cập nhật đến bạn đọc thông tin về diễn biến vụ việc…
Bản tin trên Tuổi Trẻ Online:
Tin tặc nước ngoài tấn công trang web Petrotimes.vn
TT - HÀ NỘI - Trang điện tử Petrotimes.vn của báo Năng Lượng Mới đã bị tin tặc tấn công từ chối dịch vụ trong khoảng 30 phút - trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 10-6, tổng biên tập báo Năng Lượng Mới Nguyễn Như Phong cho biết như vậy. Theo ông Phong, bộ phận kỹ thuật của báo xác định hướng tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) chủ yếu từ nước ngoài.
Trước đó, khoảng 20g30-21g tối 9-6, trang Petrotimes.vn đã bị tin tặc tấn công. Vào thời điểm này, khi truy cập vào website luôn nhận được các thông báo lỗi không thể truy cập được hoặc báo không có dữ liệu. Đến ngày 10-6, trang web này vẫn còn phải chỉnh sửa nhưng không bị mất dữ liệu, cơ bản đảm bảo thông tin đến bạn đọc.
Trang điện tử Petrotimes.vn của báo Năng Lượng Mới (thuộc Hội Dầu khí VN) là nơi đăng tải bài viết, hình ảnh và clip về việc tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Viking 2 vào ngày 9-6. Những hình ảnh đăng tải trên Petrotimes.vn cho thấy tàu Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của VN và cắt cáp của tàu Viking 2, là những bằng chứng sống động về hành vi phá hoại này.
MINH QUANG
Thông tấn xã Việt Nam: vừa lùi vừa lậy
Lê Vĩnh
Điểm lạ là đối với nhà nước Cộng Sản Việt Nam dường như những cuộc biểu tình trên không hề xẩy ra. Hơn 700 tờ báo, hàng chục đài phát thanh, truyền hình của nhà nước im lặng như tờ về việc này. Dù rằng sự kiện hàng ngàn người xuống đường hôm 5/6 đã được ghi nhận và liên tục phát tán trên mạng internet hàng giờ hàng phút qua vô số phim ảnh, âm thanh tường thuật; cũng như được các hãng thông tấn quốc tế loan tải rộng khắp.
Biểu tình là một khái niệm rất quen thuộc ở các nước tự do dân chủ. Nhưng dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam thì chỉ có những cuộc biểu tình được nhà nước tổ chức để tung hô hay đả đảo những gì đảng CS muốn. Còn đối với người dân, biểu tình lại là một cái gì ghê gớm, ít ai dám nhắc đến, và những người dây dưa vào có thể mang họa vào thân. Bởi vậy, những cuộc biểu tình tự phát của thanh niên, sinh viên và đồng bào tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn hôm chủ nhật, 5 tháng 6 vừa qua nhằm phản đối sự xâm lược của Trung Quốc là một biến cố vô cùng lớn lao và đặc biệt, nếu không muốn nói là “một cuộc cách mạng trong thái độ của quần chúng” — như một vài nhà dân báo mô tả.
Điểm lạ là đối với nhà nước Cộng Sản Việt Nam dường như những cuộc biểu tình trên không hề xẩy ra. Hơn 700 tờ báo, hàng chục đài phát thanh, truyền hình của nhà nước im lặng như tờ về việc này. Dù rằng sự kiện hàng ngàn người xuống đường hôm 5/6 đã được ghi nhận và liên tục phát tán trên mạng internet hàng giờ hàng phút qua vô số phim ảnh, âm thanh tường thuật; cũng như được các hãng thông tấn quốc tế loan tải rộng khắp.
Ở diễn đàn Shangri-La Trung Quốc bị vạch mặt như một tên hải tặc quốc tế
Nguyễn Hoàng Hà
Dư luận Việt Nam và quốc tế rất quan tâm đến tình hình nóng bỏng vừa qua tại biển Đông, luồng gió nóng đó đã thổi vào hội nghị an ninh về biển tại Shangri-La. Người ta chú ý đến hai bài phát biểu của hai quốc gia đang là nạn nhân của chính sách bành trướng bá quyền của Trung Quốc là Philippines và Việt Nam.
Nếu như bài phát biểu của trưởng phái đoàn Philippines nảy lửa khi tố cáo Trung Quốc cho tàu hải giám tấn công các tàu thăm dò biển và tàu của ngư dân Philippines, ngang nhiên xây dựng các căn cứ quân sự và thăm dò dầu khí tại vùng lãnh hải Philippines, thì bài diễn văn của Đại tướng Phùng Quang Thanh nghe tưởng nhẹ nhàng nhưng lại như những lưỡi dao vạch mặt để thế giới nhận diện rõ kẻ cướp biển Trung Quốc trong thời đại mới. Trong bài diễn văn đó, Đại tướng Thanh đã cho rằng vụ việc tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam bị cắt cáp hôm 26/5 gây ra lo ngại về việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông, trong khu vực cũng như toàn thế giới
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)