Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

TRANH CHẤP THÁI BÌNH DƯƠNG: LỊCH SỬ SẼ LẶP LẠI CHĂNG?

TS. Đinh Xuân Quân

Mỹ vừa kỷ niệm 70 năm trận Chân Châu Cảng (Pearl Harbor) khi Nhật vào 7.30 sáng ngày 7 tháng 12, 1941 đã đánh chìm một số tàu của hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương.  Các hàng không mẫu hạm Mỹ thoát nạn nhưng 6  chiến hạm bị đánh chìm cùng với ba khu trục hạm, ba hộ tống hạm và tổn thất trên 350 máy bay. Số binh sĩ tử nạn là 2,400 và 1,200 bị thương.

Quả Bom Đoàn Văn Vươn

Huy Đức

Khi lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đến khu đầm, anh Vươn cho nổ trái mìn tự tạo cài dưới một bình gas. Bình gas không nổ. Nhưng, trái mìn tự tạo vẫn gây tiếng vang như một quả bom, “quả bom Đoàn Văn Vươn”. Vụ nổ không chỉ gây rúng động nhân tâm mà còn giúp nhìn thấy căn nguyên các xung đột về đất đai. Quyền sở hữu nói là của “toàn dân”, trên thực tế, rất dễ rơi vào tay đám “cường hào mới”.

Sự Tùy Tiện Của Nhà Nước Huyện
Quyết định giao bổ sung 19,5 ha đất nuôi trồng thủy sản cho ông Đoàn Văn Vươn, ký ngày 9-4-1997, ghi thời hạn sử dụng là 14 năm tính từ ngày 14-10-1993. Theo báo Thanh Niên, ở thời điểm ấy, chính quyền huyện Tiên Lãng đã quy định thời hạn giao đất cho nhiều cá nhân, hộ gia đình rất tùy tiện: có người được giao 4 năm; có người 10 năm… Tuy thời điểm này chưa có các nghị định hướng dẫn chi tiết việc thi hành, nhưng Luật Đất đai năm 1993 đã nói rõ thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình và cá nhân là 20 năm.