Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Đôi điều về quan hệ Trung-Mỹ có liên quan đến thế trận Việt Nam tại Biển Đông

Trần Kinh Nghị
clip_image002  
Bản đồ do Trung Quốc tự phát hành trên Wikipedia cố ý bôi màu tím và vàng toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
 
Quan hệ quốc tế là một lĩnh vực ngày càng trở nên quen thuộc nhưng quá rộng đối với mọi người, nhất là trong thời đại internet. Do đó thật khó để bàn luận nhưng cũng khó để không bàn luận về nó, nhất là trong bối cảnh những ngày gần đây khi tình hình Biển Đông dường như đang lại dậy sóng. Đó cũng là tâm trạng và lý do để người viết bài này chỉ nói gọn vấn đề trong khía cạnh tranh chấp Biển Đông.
Có hai thực tiễn và cũng là luận cứ cần nêu ra ở đây:
Một là, nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh quan hệ quốc tế phụ thuộc chính vào cặp quan hệ Mỹ-Xô thì giờ đây đó là cặp quan hệ Mỹ-Trung. Thiết nghĩ bất cứ ai có theo dõi tinh hình sẽ dễ dàng nhận thấy điều này. Nhưng có một đặc điểm cần được xem xét, đó là trong thời chiến tranh lạnh lại thường xảy ra các “quan hệ nóng” như chiến tranh Việt Nam, vụ Kiêm Môn Mã Tổ - Quần đảo Bành Hồ; vụ khủng hoảng tên lửa Caribe, v.v. Nhưng trong thời hậu chiến tranh lạnh lại chưa thấy có tình trạng như vậy giữa các cường quốc mà chỉ thấy sự thỏa hiệp giữa họ với nhau để đối phó với các lực lượng nhỏ yếu hơn, bất kể là khủng bố Bin Laden hay các quốc gia dân tộc có chủ quyền đàng hoàng như Lybia, Tunisia…

Những chuyện ít biết về Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn

BEE.NET.VN - Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn - tiền thân của trường Sĩ quan Lục quân 1 (Đại học Trần Quốc Tuấn) – là đơn vị đầu tiên vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng lá cờ thêu 6 chữ vàng “Trung với nước hiếu với dân”. Nhân kỷ niệm 65 năm lễ khai giảng khóa 1 của ngôi trường đào tạo cán bộ chính quy đầu tiên của nước Việt Nam mới (26-5-1946 – 26-5-2011), xin giới thiệu với bạn đọc bài viết về những chuyện ít biết của đơn vị này. 
Tiền thân của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn

Ngay từ năm 1924, Bác Hồ đã cử nhiều thanh niên, học sinh Việt Nam sang du học ở Quảng Châu, Trung Quốc rồi Trường đại học Phương Đông Matxcơva… Cho đến ngày chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, Trung ương đã cho thành  lập Trường Quân chính kháng Nhật.

Từ sau ngày 2-9 cho tới cuối năm 1945, theo chỉ thị của Bác để phù hợp với tình hình thực tế, trường đã 2 lần đổi tên: Trường Quân chính Việt Nam và Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam. Trong vòng nửa năm với 7 khóa huấn luyện, nhà trường đã cung cấp 1.500 cán bộ trẻ cho lực lượng vũ trang và các địa phương.