Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Bảo vệ chủ quyền không thể chỉ nói chay

Phương Loan
imageĐây là một trong quá quá nhiều sự thật đáng buồn! Theo em thì, làm được điều này cũng như nhiều điều khác, phải chăng khi và chỉ khi Đảng, Nhà nước của “người anh cả láng giềng” cho phép? – Nguyễn Huỳnh Thuật (cộng tác viên BVN).

Bốn khuyến nghị (Xã hội hóa, Công khai hóa, Quốc tế hóa và Phi nhạy cảm hóa) đưa ra trong Hội thảo về Biển Đông hai năm trước thực chất là khuyến nghị đối với Nhà nước.
Cũng hai năm trước, báo Du lịch số Xuân đăng bài khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì ngay lập tức Bộ trưởng Lê Doãn Hợp ký quyết định đình bản, quy kết "lãnh đạo báo Du lịch đã không chấp hành sự chỉ đạo đối với các thông tin quan trọng, phức tạp và nhạy cảm".
Thái độ của Nhà nước đối với Biển Đông nay đã bớt rụt rè hơn; về vấn đề này, báo chí đã được cởi mở hơn. Nhưng về mặt nghiên cứu, cần phải có một chương trình trọng điểm cấp nhà nước về Biển Đông. Trên các tập san khoa học quốc tế, số lượng bài viết của các học giả Việt Nam hầu như vắng mặt. Điều đó đồng nghĩa là chúng ta đã nhường diễn đàn cho học giả Trung Quốc. Trong một thời gian ngắn, Trung Quốc có đến 36 luận án Tiến sĩ về Biển Đông, mà Việt Nam thì hình như chỉ độc có luận án của Nguyễn Nhã. Chúng ta có lẽ phải, nhưng giới học giả quốc tế vẫn còn ít người biết đến công trình của ta, chứng cứ chủ quyền của ta. Như thế, ta tranh thủ sự đồng tình của công chúng trên thế giới trên cơ sở nào?
“Bảo vệ chủ quyền không thể nói chay”. Chúng ta dám ký hợp đồng mua 12 chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30MK2 Flanker của Nga, trị giá hơn 500 triệu USD, mà không đủ quyết tâm dành một phần mười hoặc một phần mười lăm kinh phí ấy cho việc nghiên cứu Biển Đông hay sao?
Cần nhớ tác dụng của các công trình khoa học có khi còn hơn súng đạn.
Bauxite Việt Nam