Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Miến Điện giữa phương Tây và TQ

Trần Bình Nam
Gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ

Hai tháng cuối năm 2011 là hai tháng ngoạn mục nếu nói đến Á Châu và Úc châu. Tháng 11 tổng thống Barak Obama đi Úc châu tuyên bố kế họach triển khai quân tại Úc. Ngày 1 tháng 12, bà Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đến thủ đô Naypyidaw của Miến Điện gặp tổng thống Thein Sein và sau đó bay đi Vọng Cát (Rangoon, thủ đô cũ) thăm bà Aung San Suu Kyi, người phụ nữ đóng vai trò đối lập với chính phủ quân nhân Miến hơn 20 năm qua.
Ngoại trưởng Hillary Clinton lần đầu tiên gặp mặt bà Suu Kyi

Tập Cận Bình đến Việt Nam tìm cách đối phó tranh chấp Biển Ðông

Nam Phương/Người Việt
 
HÀ NỘI (NV) - Ngày 13 tháng 12, 2011, Bộ Ngoại Giao Việt Nam loan tin thật ngắn, “Nhận lời mời của Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam và Phó Chủ Tịch nước Nguyễn Thị Doan, ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị, Phó Chủ Tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-22 tháng 12, 2011.”
141593-VN_NgoXuanLich_TapCanBinh_DatViet_091611.400.jpg
Tập Cận Bình (phải) tiếp Tướng Ngô Xuân Lịch (trái), chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị quân đội CSVN, ở Bắc Kinh ngày 16 tháng 9, 2011

Suy nghĩ từ một ý kiến

Trung Quốc cắm cột mốc quyền ở bãi đá ngầm thuộc quần đảo Hòang Sa của Việt Nam
Bữa nay, lang thang qua nhà mấy người bạn FB, có ngó thấy 1 ý kiến khiến mình hơi giật mình và nghĩ. Đó là nhận xét: “Bây giờ người ta bài Hoa quá rồi”.
Có lẽ, đỉnh điểm của câu chuyện này, phải kể đến việc xâm phạm trắng trợn lãnh hải Việt Nam, rồi bắn giết ngư dân Việt Nam của Trung Quốc. Tiếp đến, đó là việc xuất hiện những khu phố Tàu ở Ninh Bình, hay chuyện người Trung Quốc đánh người Việt Nam ngay trên… “sân nhà“. Và cả chuyện bộ phim “Lý Công Uẩn – Đường đến kinh thành Thăng Long”  bị sai lệch về mặt lịch sử.
Tất nhiên, còn nhiều chuyện và nguyên nhân khác nữa (như chất lượng hàng hóa thực phẩm Trung Quốc….), nhưng tạm kể ra những vấn đề chính, có thể được xem là tác nhân chính trong thời gian gần đây. Ở đây có hai vấn đề: “Tại sao” và “như thế nào”.

Trung Quốc đóng vai trò gì trong chính quyền Khmer Đỏ?

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
17.12.2011
Trong khi những phiên toà của những cựu lãnh đạo cao cấp Khmer Đỏ đang tiếp diễn, những tranh luận đang căng thẳng về việc giới lãnh đạo Trung Quốc đã biết gì về một dự án cưỡng bức lao động quan trọng
Trên một vùng đất rộng 300 héc ta tại một khu vực hẻo lánh miền trung Cambodia, một đường băng rộng lớn có khả năng chịu đựng những chiếc máy bay ném bom nặng nhất đang nằm bỏ hoang. Là một tàn dư của cuộc Chiến tranh Lạnh, đường băng dài 1,4 ki lô mét hiếm khi được sử dụng. Tuy nhiên nó vẫn là trọng tâm của một trò nhạo báng vĩ đại.

Hoa Kỳ dự trù đặt các chiến hạm ở Singapore

Thanh Phương

Theo hãng tin AFP ngày 16/12/2011, trong một bài viết dự báo về thực lực Hải quân Hoa Kỳ năm 2025, đăng trên tạp chí Proceeding của Học viện Hải quân Mỹ, số báo tháng 12, đô đốc Jonathan Greenert, tư lệnh tác chiến của Hải quân Hoa Kỳ, đã viết : « Chúng ta sẽ đưa một số chiến hạm bảo vệ bờ biển mới nhất đến đóng ở Singapore ».
Đô đốc Jonhathan Greenert
Đô đốc Jonhathan Greenert
defensemedianetwork.com

Chiến lược nhiều ‘mũi giáp công’ của Trung Quốc đối phó với "quay trở lại Châu Á" của Mỹ

Bài viết trên mạng Jamestown nhận định mối quan hệ Trung-Mỹ đang có xu hướng đối đầu sau khi Mỹ tuyên bố "quay trở lại Châu Á". Đối phó với chiến lược của Mỹ, Trung Quốc đang áp dụng nhiều ‘mũi giáp công’ để tránh né thách thức của Washington.
Mặc dù lần đầu tiên tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á tại Bali, nhưng ông Obama và các cộng sự nhiều lần nhắc lại cam kết của Mỹ trong việc bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Họ nhấn mạnh giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong khu vực phải phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS). Ông Obama chấp thuận bán 24 máy bay chiến đấu F16-C/D cho Inđônêxia, nước cùng với Philíppin, Việt Nam, Brunây, Malaixia và Đài Loan không chấp nhận các tuyên bố toàn bộ chủ quyền Biển Đông thuộc Trung Quốc của Bắc Kinh. Trong thời gian dừng chân ở Ôxtrâylia, ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ bố trí 2.500 lính thủy đánh bộ tại Darwin thuộc lãnh thổ phía Bắc Ôxtrâylia. Rõ ràng Darwin chỉ cách mũi phía Nam của Biển Đông 600 dặm, do đó hành động này của Mỹ được dư luận khu vực coi như một nỗ lực nhằm tăng khả năng can dự của Mỹ ở khu vực đang có tranh chấp này.

Trung Cộng đã bắt đầu bị vỡ trận‏

Lê Ngọc Thống

Từ năm 2010 đến nay ngoại giao Mỹ đã có những bước đi ngoạn mục, đó là sự dọn đường quang quẻ cho sự trở lại của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương. Sự trở lại được coi như là “nhu cầu tất yếu của khu vực”. Sự hiện diện của Hoa Kỳ làm cho địa chính trị vốn đang thay đổi dưới sự tác động của Trung Quốc lại càng diễn ra nhanh chóng hơn. Trung Quốc đã bắt đầu vỡ trận.