Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Công an thăm nhà tướng Trọng Vĩnh

Hai ngày sau khi ký tên vào bản Bấm kiến nghị công dân phản đối chính quyền Hà Nội ra thông báo cấm dân biểu tình yêu nước trên địa bàn thủ đô, có tin tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người ký đầu tiên trong danh sách kiến nghị, "được" công an ghé thăm nhà.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, một trong các trí thức ký tên trong bản kiến nghị này, thông báo trên trang Bấm blog cá nhân của ông, hôm thứ Bảy 20/8 cho hay chính tướng Vĩnh cho ông biết cảnh sát khu vực và năm cán bộ chính quyền địa phương khác đã 'đến thăm' tướng Vĩnh.
Blog của ông Diện cho biết đại diện chính quyền địa phương "đến thông báo" với tướng Vĩnh về bản Thông báo của Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội:
"Cụ nói cụ đã biết bản thông báo và đã ký bản Kiến nghị phản đối cái Thông báo ấy," trang blog tường thuật.
Bản thân ông Diện, người tham gia và quan sát nhiều cuộc biểu tình trong mười tuần qua tại Hà Nội, cũng cho biết trên Bấm cùng trang blog rằng cá nhân ông cũng "được công an thăm nhà," và cho hay trong quá trình trao đổi giữa hai bên, đại diện chính quyền địa phương công nhận thông báo của chính quyền Hà Nội 'không đúng với quy định'"

Một vài góp ý nhanh cho cuộc biểu tình ngày 21/8/2011

Nguyễn Ngọc Già
 
Đối với việc biểu tình chống nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải, bắn giết ngư dân Việt Nam, có lẽ sau bản thông báo vi hiến, vô pháp, mọi người cần suy nghĩ: phải chăng, ĐCSVN đã dồn hẳn người Việt Nam vào duy nhất một con đường là tiến lên? Chúng ta không còn cửa lùi hoặc đứng lại? Trong tình hình này, nếu lùi lại không biểu tình, coi như ý đồ của nhà cầm quyền đã đạt được. Tuy vậy điều nguy hiểm lớn nhất cho tất cả những ai xuống đường là nhà cầm quyền nhất định sẽ không buông tha về lâu về dài. Bằng chứng đã quá rõ, như BS. Phạm Hồng Sơn, LS. Lê Quốc Quân, LS. Nguyễn Văn Đài, LS. Lê Thị Công Nhân, TS. Cù Huy Hà Vũ, cựu chiến binh Vi Đức Hồi, Nguyễn Tường Thụy... hay mới nhất như bảy người ở giáo phận Vinh bị bắt cóc, chưa rõ tung tích. Thưa thật, họ sẽ bám riết mãi mãi và chực chờ hoặc ngụy tạo chứng cớ để bắt giam hay đe dọa liên miên trong quãng đời còn lại của chúng ta.

HÃY YÊN LÒNG MẸ ƠI (Minh Quang)


Đêm, ra Hồ Gươm hát Nối vòng tay lớn


Nguồn cơn của bản thông báo bất hợp lệ

Người quan sát
Bản thông báo ngày 18 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (UBNDHN) đã gián tiếp xác nhận một sự phân hóa đang ngày càng lớn trong giới chức lãnh đạo. Sự phân hóa này không phải mới xảy ra, mà đã hình thành cùng với sự khởi đầu của phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội.
Cũng bởi thế, điều đã luôn làm cho người dân ngạc nhiên là trong suốt hai tháng rưỡi trời với các cuộc biểu tình diễn ra khá suôn sẻ, đã không hề xuất hiện một văn bản nào xác quyết thái độ của nhà cầm quyền đối với việc biểu tình được thông báo công khai cho công luận và dư luận. Mà chỉ có những văn bản lưu hành nội bộ với các dấu “Mật“, “Tối mật” hay “Tuyệt mật” đỏ chói.
Ý tưởng về một văn bản khắc chế việc biểu tình đã được nêu ra trong các cuộc họp của những người có có trách nhiệm cao nhất ngay sau cuộc biểu tình đầu tiên. Với cái nhìn ở tầm vĩ mô, các nhà làm luật đề cập đến việc phải có Luật Biểu tình – một công việc đã bị đình hoãn nhiều lần cho tới nay – nhằm giải quyết vấn đề biểu tình trên nhiều phương diện, tránh cho chính quyền rơi vào tình trạng bị động.

“NGƯỠNG TÂM LÝ” và biểu tình lần thứ 11

Thanh Nam
 
Người Quan Sát đã có bài viết khá chu đáo về “Nguồn cơn của bản thông báo bất hợp lệ. “Tuy nhiên anh đã chưa đưa ra được sự giải thích vì sao Chính quyền quyết tâm dẹp biểu tình yêu nước. Họ sợ sự biến dạng của biểu tình, từ biểu tình yêu nước sang biểu tình chống chế độ ? Có đúng vậy không, hay là họ núp dưới chiêu bài bảo vệ chế độ, liên tiếp báo động về sự xúi dục các hế lực thù địch để ngăn chặn biểu tình yêu nước, làm vừa lòng ông hàng xóm ” bốn tốt”, thỏa mãn cái gọi là ” Bản ghi nhớ”?

So sánh hai biến cố tháng Tám

Một nhà hoạt động Việt Nam sống lâu năm lại Liên Xô và Nga tâm sự ông thất vọng về cả hai biến cố xảy ra trong tháng Tám có tác động to lớn đến tiến trình lịch sử của Việt Nam và Nga.
Ông Nguyễn Minh Cần, 83 tuổi, so sánh về Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam và cuộc chính biến tháng 8/1991 ở Moscow mà đã châm ngòi dẫn đến việc giải thể Liên bang Xô Viết.
Từng là đảng viên Cộng sản Việt Nam, và là phó chủ tịch Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội, ông hiện đang sống tại Moscow từ năm 1964 do bất đồng quan điểm.

Thêm một nỗi đau

Hà Văn Thịnh
Cái thông báo quái gở của UBND TP Hà Nội về việc cấm người biểu tình yêu nước càng quái đản hơn khi hàng loạt những gì có thể suy luận (theo Hiến pháp và Pháp luật Hành chính) và đang xảy ra trên thực tế đã phủ định hoàn toàn sự áp đặt vô lối, sự lộng hành ngang ngược của một cơ quan hành pháp cấp địa phương.
Thứ nhất, bất kỳ một công văn nào của cơ quan chính quyền đều phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc hành chính như số, ngày ký, ngày có hiệu lực, người ký, đóng dấu đỏ. Thông báo Cấm biểu tình Yêu nước không có tất cả những điều tối thiểu đó.

Ách đô hộ của Bắc Kinh ở Tây Tạng là điều không chấp nhận được

Lobsang Sangay
Thủ tướng Chính phủ lưu vong của người Tây Tạng tại Ấn Độ
Cách đây 3 năm, từ khu thủ phủ Lhassa tới Litang, người dân Tây Tạng đã đứng lên chống lại sự thống trị của Trung Quốc trên vùng đất của họ. Chúng tôi không khuyến khích các cuộc nổi dậy như thế. Nhưng bổn phận cao cả của chúng tôi là ủng hộ họ vì đó là tiếng nói của những con người dũng cảm khi mà tự do ngôn luận của họ không được thừa nhận.
clip_image002
Ảnh: BBC
clip_image004
Ảnh: asianews.it
clip_image006
Ảnh: dalje.com
clip_image008
Ảnh: dailymail.co.uk
clip_image010
Ảnh: cja.live2.radicaldesigns.org
clip_image012
Ảnh: AFP
Năm 1950, khi quân đội Trung Quốc tiến vào Tây Tạng, người Trung Quốc đã hứa với họ sẽ xây dựng thiên đường CNXH. Sau hơn 60 năm dưới nền cai trị của Trung Quốc, Tây Tạng chẳng có gì là thiên đường của CNXH. Đó không phải là CNXH đang thống trị mà là Chủ nghĩa Thực dân, thay vì nhìn thấy thiên đường, ở đây chỉ là thảm kịch. Chính phủ Trung Quốc cần phải hiểu rõ điều đó.
Khi mở các con đường nối thông giữa Tây Tạng và Trung Quốc, một số người Tây Tạng đã làm việc cho Trung Quốc. Họ được trả lương bằng những đồng tiền bằng bạc. Những người lính Trung Quốc tỏ ra lịch sự và tôn trọng họ. Tuy nhiên, vào đầu những năm 50, khi những con đường ấy được hoàn thành, xe tăng của họ đã được đưa tới và bao vây những khu vực mang tính chiến lược, những đoàn xe tải tiến sâu vào những rừng núi giàu quặng và sau đó những công nhân Trung Quốc đến đó khai thác và lấy đi các kim loại vàng, đồng và uranium trị giá hàng tỷ đô la.
Sự thay đổi về thái độ của họ nhanh quá. Hôm trước còn lịch sự, hôm sau đã trở thành những người độc đoán, trấn áp bằng bạo lực. Họ đã dùng đến vũ khí, những trận đánh đã nổ ra. Đó là một giai đoạn đau thương, chết chóc và tàn phá. Sự đàn áp về chính trị, sự đồng hóa về văn hóa cùng với nền kinh tế nhỏ nhoi của người Tây Tạng bị gạt sang bên lề kèm theo là môi trường bị tàn phá. Tất cả những thứ đó đan xen và kế tiếp nhau. Đối với người Tây Tạng, những thứ đó không chấp nhận được.
Khi con đường sắt nối liền Bắc Kinh và Lhassa được hoàn thành, các đoàn tàu chở đến Tây Tạng các công cụ và thiết bị máy móc để phục vụ việc khai thác các nguồn khoáng sản. Số lao động Trung Quốc di cư đến Tây Tạng ngày một nhiều. Người Trung Quốc đang dần dần áp đảo người Tây Tạng về số lượng, bản sắc văn hóa phóng phú của Tây Tạng đang bị mai một.
Hiện nay, gần 70% các doanh nghiệp tư nhân do người Trung Quốc nắm giữ, hơn một nửa số cán bộ công chức của ĐCS và những người làm việc trong các cơ quan hành chính là người Trung Quốc, trong khi đó khoảng 40% những người Tây Tạng có bằng cấp từ trung học đến đại học rơi vào tình trạng thất nghiệp. Tình trạng ấy ngày càng nghiêm trọng vì các cán bộ lãnh đạo Trung Quốc coi Tây Tạng như là một phần tài sản của riêng họ, họ tỏ thái độ như những lãnh chúa thời phong kiến. Người Tây Tạng trở thành những công dân hạng hai ở trên chính quê hương của họ.
Nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc mới đây đã đến Lhassa để thông báo những kết quả về cái mà họ gọi là lễ kỉ niệm 60 năm giải phóng Tây Tạng thông qua chính sách hòa bình. Thực tế là lễ kỷ niệm ấy được tổ chức trong bầu không khí thiết quân luật, nhưng không công bố chính thức vì hôm đó những toán lính được trang bị vũ khí hạng nặng có mặt ở khắp các khu phố của thủ phủ Lhassa, lính đặc nhiệm bắn tỉa trấn giữ trên các mái nhà, biên giới đóng cửa đối với khách du lịch. Sự thống trị của Trung Quốc ở Tây Tạng rõ ràng là vô lý và không chấp nhận được.
clip_image014
Ảnh: sanfranciscosentinel.com
clip_image016
Ảnh:AFP
clip_image018
Ảnh: Asia News
clip_image020
AP Photo/Greg Baker
Cho dù thảm kịch vẫn đang diễn ra tại Tây Tạng, chúng tôi muốn nói với thế giới và đặc biệt với nhà nước Trung Hoa rằng chúng tôi không ủng hộ bạo lực, vì chúng tôi được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, chúng tôi tiếp tục con đường đấu tranh ôn hòa, còn đường ấy là một nền tự trị đích thức cho Tây Tạng, nền tự trị được tôn trọng ở trong nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là một giải pháp hòa bình có lợi cho cả người Tây Tạng lẫn người Trung Quốc. Chúng tôi tin giải pháp hòa bình có thể đạt được thông qua đối thoại. Trung Quốc mong muốn trở thành một siêu cường. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh và vị trí siêu cường đang được củng cố bằng sức mạnh quân sự phát triển không ngừng. Nhưng bất hạnh thay, sức mạnh ấy không đi kèm những giá trị đạo đức và những giá trị đạo đức ấy không mua được bằng tiền, cũng không thể áp đặt bằng sức mạnh quân sự nhưng những giá trị ấy phải thực sự xứng đáng.
Chừng nào người Tây Tạng vẫn còn chịu nhiều áp bức, thì sự kháng cự và không tôn trọng Trung Quốc vẫn còn tiếp diễn. Tìm một giải pháp lâu dài cho vấn đề Tây Tạng sẽ là bước tiến lớn trong việc cải thiện hình ảnh tốt đẹp của Trung Quốc trong trái tim và suy nghĩ của nhiều người trên thế giới. Điều đó cũng sẽ góp phần vào việc giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Nhưng năm tới sẽ rất quan trọng, hoặc chúng tôi sẽ thành công trên con đường tìm tự do cho mình, hoặc chúng tôi sẽ thất bại và sẽ bị rơi vào quên lãng. Một cuộc đối thoại hòa bình có thể sẽ đạt được một giải pháp đem lại lợi ích cho cả người Tây Tạng và người Trung Quốc. Đó sẽ là một thắng lợi không chỉ cho người dân Tây Tạng mà còn là thắng lợi cho tất cả các dân tộc bị coi là ngoài lề trên thế giới này.
Một giải pháp đúng đắn và nhanh chóng cho vấn đề Tây Tạng sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ Châu Á.
Trong suốt mấy nghìn năm, nhân dân Tây Tạng đã là những người gìn giữ môi trường cho cao nguyên cao nhất và rộng lớn nhất hành tinh này, đó là nơi bắt nguồn của 10 con sông lớn nhất và từ đó tỏa ra những nhánh sông quan trọng. Những dòng sông ấy đã góp phần bảo đảm cuộc sống cho hơn 2 tỷ người. Người Trung Quốc đã xây dựng các con đập để chặn những nguồn nước từ Tây Tạng, điều đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện sống của biết bao nhiêu người ở những vùng hạ lưu Châu Á. Chính vì lý do đó, hàng triệu người Châu Á có lợi ích để giúp đỡ nhân dân Tây Tạng, để người Tây Tạng lại được giữ vai trò là người bảo vệ môi trường trên cao nguyên rộng lớn này. Vấn đề đấy còn được chuyển hóa thành các buổi thảo luận mang tính chính trị vì nó ảnh hưởng đến lợi ích và sự thịnh vượng của Châu Á.
L.S.
Phan Thành Đạt dịch theo Le Monde 17.8.2011
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
––––––––––––––––
Ghi chú:
- Lhassa là thủ phủ của vùng Tây Tạng có khoảng 120.000 dân và 200.000 dân ở các khu vực phụ cân.
- Lobsang Sangay: 43 tuổi, người kế nhiệm Đức Đại La Lạt Ma lãnh đạo chính phủ Tây Tạng lưu vong, ông đổ Tiến sĩ Luật tại Đại học Harvard.
clip_image022
Lobsang Sangay (trái). Ảnh: AP/Ashwini Bhatia