Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Muammar Gadhafi bị bắn chết

Bộ trưởng Thông tin của chính quyền chuyển tiếp Libya (NTC) Mahmouh Shamman chiều nay tuyên bố đại tá Gadhafi đã bị bắn chết sau cuộc tấn công vào thành phố Sirte, trong khi đó cũng có tin ông này chỉ bị bắt sống.

Ông Mahmoud Shamman cho biết các binh sĩ tại chiến trường Sirte báo tin rằng họ đã nhìn thấy thi thể của cựu lãnh đạo Libya. Kênh truyền hình Libya al-Ahrar cũng phát đi rộng rãi tin cho biết đại tá Gadhafi thiệt mạng vì vết bắn vào đầu. Hiện thông tin về cái chết của Gadhafi chưa được nguồn tin độc lập kiểm chứng.
Ban đầu thông tin từ giới chức NTC cho biết Gadhafi chỉ bị bắt sống với những vết thương ở cả hai chân, khi đang cố trốn chạy trên một đoàn xe khỏi thành phố Sirte. Đoàn xe này cũng bị các máy bay của NATO truy kích, tuy nhiên NATO không thể xác nhận về cái chết của Gadhafi cũng như mối liên quan của sự kiện này với cuộc oanh kích của họ.

Hoa Kỳ xác định Châu Á Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên chiến lược của Hải quân Mỹ

Trọng Nghĩa

Cho dù phải đối phó với khả năng bị cắt giảm ngân sách, Hải quân Mỹ sẽ vẫn dành ưu tiên hàng đầu cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đô đốc Jonathan Greenert Tân Tư lệnh Tác chiến của Hải quân Mỹ, đã khẳng định như trên vào hôm qua, 19/10/2011, với một số phóng viên báo chí.

Hàng không mẫu hạm USS George Washington, ngoài khơi Okinawa, tháng 12/2010.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington, ngoài khơi Okinawa, tháng 12/2010.
Reuters

Chủ tịch nước thăm Philippines, Thủ tướng thăm Nhật Bản

(PL)- Thông cáo Bộ Ngoại giao Philippines cho hay Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm chính thức nước này từ ngày 26 đến 28-10 tới.
Theo đó, lãnh đạo hai nước sẽ điểm lại những tiến bộ đạt được kể từ lần thăm Hà Nội của Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III năm 2010 và trao đổi quan điểm về các vấn đề quan tâm chung. Trước đó, ngày 12-10, trong cuộc gặp các phóng viên nước ngoài ở Philippines, Tổng thống Aquino cho biết vấn đề biển Đông sẽ là một chủ đề thảo luận giữa ông với Chủ tịch nước Việt Nam.
Chuyến thăm Philippines sẽ là hoạt động ngoại giao nối tiếp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sau chuyến thăm chính thức Ấn Độ và Sri Lanka, trong đó chủ đề biển Đông cũng được lãnh đạo Việt-Ấn nhắc tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thăm chính thức Nhật Bản trong thời gian tới. Dẫn nguồn báo chí Nhật Bản, TTXVN cho biết trong chuyến thăm, lãnh đạo hai nước sẽ thảo luận thúc đẩy thực thi Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (EPA), có hiệu lực từ tháng 9-2010. Dự kiến, hai bên sẽ có thỏa thuận về việc Nhật Bản tiếp nhận y tá, hộ lý Việt Nam sang làm việc.
NGHĨA NHÂN

SỰ THAY ĐỔI BỐ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 16/10/2011
(Tạp chí “Quan hệ quốc tế hiện đại”. Trung Quốc, số 5/2011)

Sau khi đã xác định mục tiêu “trở lại châu Á” vào năm 2009, Mỹ đã đẩy nhanh chiến lược tiến về phía Đông trong năm 2010. Họ đã tăng cường can dự ngoại giao và quân sự đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhanh chóng bố trí lại thế trận ở khu vực này, nhằm thực hiện quyền lãnh đạo và quyền kiểm soát đối với khu vực. Hành động chiến lược chủ yếu gồm:
Thứ nhất, Mỹ sử dụng sự kiện chìm tàu Choenan của Hàn Quốc (tháng 3/2010) để tăng cường trở lại ảnh hưởng và địa vị lãnh đạo cục diện an ninh Đông Nam Á. Sau khi xảy ra sự kiện này, Mỹ ủng hộ các phản ứng cứng rắn của Hàn Quốc như: Tiến hành tập trận bắn đạn thật ở khu vực tranh chấp, liên tục gây căng thẳng trong quan hệ Triều Tiên – Hàn Quốc. Mỹ đã lợi dụng sự phụ thuộc về an ninh ngày càng nhiều của Hàn Quốc đối với Mỹ để tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ – Hàn, hiệu quả trực tiếp nhất là kéo dài thời gian chuyển giao quyền chỉ huy tác chiến cho Hàn Quốc từ năm 2012 sang năm 2015. Thứ hai là họ thiết lập được cơ chế hội đàm “2+2” (Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng). Trong thời gian đó, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã đến thị sát giới tuyến 38 vĩ độ bắc giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Ngoài ra, Hội nghị Đảm bảo an ninh Hàn – Mỹ lần thứ 42 đã quyết định thiết lập “Uỷ ban Chính sách răn đe lâu dài”, thực hiện cam kết của Mỹ làm chiếc ô hạt nhân và đảm bảo cho Hàn Quốc khả năng tấn công bằng vũ khí thông thường. Hàn Quốc bày tỏ sẽ tích cực xem xét để triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Đồng thời với tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ – Hàn, Mỹ cũng lợi dụng tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên để tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật.

Phải gọi họ là gì?

Blog Cánh Cò
Chị Bùi Hằng, người phụ nữ đưa cao cánh tay, 
hô to khẩu hiệu "Trường Sa - Việt Nam"! trong một cuộc xuống đường tại Hà Nội
Họ là công an, là băng đỏ là dân phòng, là lực lượng nổi bật hiện nay trong mắt công dân thường lẫn công dân mạng. Họ được chính quyền ưu ái, được nhận huân chương, được xem là con mắt của đảng.
Nhưng rất nhiều người không biết phải gọi họ là gì!