Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Thay đổi trong quân đội VN từ sau Đổi Mới

Tiến sĩ Anne Raffin
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Singapore
Các nghiên cứu về quân đội ở Việt Nam hiện nay nhìn thấy sự tương quan giữa vai trò thay đổi của quân đội (vai trò kinh tế gia tăng và là công cụ kiểm soát người dân) và những thay đổi trong nền kinh tế và môi trường quốc tế.
Quân đội duyệt binh ở Hà Nội ngày 10 tháng 10 2010
Mấy chục năm chiến tranh đem lại uy tín và quyền lực cho Quân đội Nhân dân Việt Nam
 Nghiên cứu dưới đây muốn cung cấp một nền tảng phân tích cho thấy quân đội không phải là một thực thể đồng nhất mà làm từ nhiều nhóm thụ hưởng lợi ích không bằng nhau trong thời hậu chiến.

Phiên xử phúc thẩm Ts. Cù Huy Hà Vũ "vẫn dưới bầu trời này"

2011-08-01
Nhiều ý kiến và một số kiến nghị được đưa ra trong mấy ngày trước khi diễn ra phiên xử phúc thẩm tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ về tội danh ‘tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam’ theo điều 88 Bộ Lụật hình sự.
Một bản kiến nghị gửi ông chánh án tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình được 25 người ký tên hồi ngày 25 tháng 7 vừa qua yêu cầu cho phép những người quan tâm đến vụ án được tham dự phiên tòa.
Trong số 25 người ký tên có những vị nhân sĩ trí thức tại Hà Nội như giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Tòan, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nhà văn Võ Thị Hảo… rồi những vị lão thành cách mạng như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cán bộ hưu trí như ông Trần Đức Quế, đại tá Nguyễn Văn Tuyến; tu sĩ như linh mục Vũ Khởi Phụng, và những công dân quan tâm đến tình hình đất nứơc như anh Nguyễn Tiến Nam, bà Bùi thị Minh Hằng…

Hoa Kỳ và Việt Nam khởi đầu quan hệ quân sự song phương

Thanh Phương
 
Phó đô đốc Adam M. Robinson (trái) và đại tá Vũ Quốc Bình (phải) đang ký vào văn bản thỏa thuận hợp tác, Hà Nội, 1/8/2011.
Phó đô đốc Adam M. Robinson (trái) và đại tá Vũ Quốc Bình (phải) đang ký vào văn bản thỏa thuận hợp tác, Hà Nội, 1/8/2011.
REUTERS/ U.S. Navy/Capt. Cappy Surette/Handout
Hôm nay 1/8/2011, Hoa Kỳ và Việt Nam đã khởi đầu mối quan hệ quân sự đầu tiên kể từ sau chiến tranh, với việc ký một hiệp hợp tác giữa hai Cục Quân y. Theo nhận định của hãng tin AFP, những sự kiện nói trên cho thấy Hà Nội và Washington đang xích lại gần nhau hơn nữa, vào lúc Việt Nam đang tìm cách cân bằng lại chính sách ngoại giao, để đối trọng với tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.

NHÀ THƠ BẰNG VIỆT ĐƯỢC AN NINH GHÉ THĂM

NGUYỄN TRỌNG TẠO
Nhà thơ Bằng Việt
Tôi đang chuẩn bị đi ăn tối thì nhận được điện thoại của nhà thơ Bằng Việt. Ông thông báo cho tôi tin sốt dẻo: Sau khi câu nói của ông được tôi công bố trên mạng (Nếu không tha bổng cho Cù Huy Hà Vũ thì đấy là một sự ngu xuẩn), trưa nay 1.8.2011, ông được một đ/c an ninh của Bộ gọi điện xin gặp. Và hai người đã có cuộc trò chuyện thú vị bên những cốc bia.
Theo nhà thơ Bằng Việt thì anh an ninh hỏi có phải ông nói như thế không, ông khẳng định là ông đã nói như thế với tôi (Nguyễn Trọng Tạo), và không có gì phải cải chính cả. Và ông giải thích cho đ/c an ninh là vì sao ông đã phải dùng từ “ngu xuẩn”.
Dưới đây là 3 câu chuyện của ông nói với đ/c an ninh, và ông đồng ý cho ghi âm. Ông kể tóm tắt cho tôi như sau:

Giáo sư Văn Như Cương nhầm rồi!

Nguyên Ngọc
Sau khi đưa bài Để nhận ra cái biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử trên SGTT, mình nhận đượ email của bác Nguyên Ngọc gửi cho bản gốc, với lời nhắn: “Đây là bài nguyên văn, Sài gòn tiếp thị đã cắt hơn nữa nửa bài Tùy Lập sử dụng.” Rất mừng, xin chân thành cảm ơn bác Nguyên Ngọc đã gửi cho bản gốc, đọc rất sướng.
Giáo sư Văn Như Cương viết: “Trong kì thi đại học vừa qua, điểm thi môn Sử thấp một cách thảm hại. Nói chung chỉ độ 4% trên điểm trung bình. Nhiều trường có tới 99% điểm dưới trung bình, mà chủ yếu là điểm 0 và điểm 1. Có trường chỉ 1 thí sinh có điểm 5 là cao nhất. Vẫn biết chuyện dạy Sử và học Sử từ trước đến nay đã có nhiều vấn đề nhức nhối, nhưng một kết quả như năm nay thực sự làm cho xã hội xôn xao, và làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục, các nhà sử học, các thầy giáo, học sinh và cha mẹ học sinh…”

Phiên phúc thẩm Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sẽ chứng minh nền nhân quyền VN

Kết quả phiên phúc thẩm xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vào ngày 2 tháng 8 về những cáo buộc làm phương hại an ninh quốc gia sẽ có tác động quan trọng đến vấn đề thượng tôn pháp luật và quyền tự do bày tỏ ý kiến tại Việt Nam.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch cho biết nhận định của tổ chức về đánh giá đó như sau:

DÁN VÀ BÓC

Lời cuối cho một lần cuối của vụ việc
Phạm Xuân Nguyên
1. Vậy là cái tấm composite ghi lời chiếu Nguyễn Huệ gửi Nguyễn Thiếp dán đè lên bài văn bia khắc lời thơ Hồ Chí Minh viết về Nguyễn Huệ đã được bóc ra. Trưa 31/7/2011 một người bạn tôi ở Vinh vừa đi lên đền thờ Quang Trung trên núi Dũng Quyết đã gọi điện báo cho tôi biết sự việc này. Tùy tiện dán vào và tùy tiện bóc đi. Thích thì dán, thích thì bóc, không cần thông báo, giải thích, coi đền thờ anh hùng dân tộc như nhà riêng của mình. Điều đó khiến có cảm giác một việc làm mập mờ và lén lút. Nhưng nếu không có một sự đánh động thì chỉ có tùy tiện dán mà không có tùy tiện bóc, để rồi biến thành sự hiển nhiên thay bia. Tùy tiện đến nỗi nghe đâu, lúc đầu tấm composite ấy định để lên một cái giá đặt bên cạnh bia cho du khách đối chiếu, so sánh (thận trọng biết bao!), nhưng vì giá chưa làm được (khó đến vậy sao!), nên cứ dán vào, che đi cho chắc đã. “Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng / Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ” (M. Lermontov), trong khi đền thờ và tấm bia thờ Quang Trung còn mới nguyên và vững chãi vì chỉ mới được ba năm!

Phiên tòa xét xử TS Cù Huy Hà Vũ – lòng dân chờ ý Đảng ngày 2/8/2011

Hà Đình Sơn
Sau khi nổ ra vụ án TS Cù Huy Hà Vũ “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ngày 5/11/2010, người dân Việt Nam trong nước và ở nước ngoài quan tâm đến ngày càng tăng. Chưa có thống kê nào xác định chính xác số lượng người quan tâm, nhưng bằng kinh nghiệm của cá nhân tôi có thể khẳng định đây là vụ án “chính trị” thu hút được nhiều cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế quan tâm nhất từ trước tới nay.

Nước Mỹ trước tham vọng biển của Trung Quốc

Dean Cheng
Sự mở rộng của lực lượng Hải quân thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA-N) xét trong nhiều khía cạnh là một kết cục logic và khó tránh khỏi.
Sự mở rộng của lực lượng Hải quân thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA-N) xét trong nhiều khía cạnh là một kết cục logic và khó tránh khỏi. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; sự phụ thuộc lớn của họ vào thương mại đương nhiên khiến biển ngày càng có tầm quan trọng nhiều hơn đối với sự phát triển đất nước. Nhưng khi các tham vọng biển của Trung Quốc tiếp tục mở rộng, Mỹ đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn: thừa nhận các lợi ích của Trung Quốc mà không nhượng bộ cho các đòi hỏi của nước này. Việc Mỹ sẽ đối mặt với thách thức này như thế nào sẽ quyết định tương lai khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như quyết định liệu Mỹ có giữ được vai trò bá chủ trên biển trong thế kỷ tới hay không.