Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Sự lựa chọn nào dành cho Việt Nam đây? (Ghi lại tâm sự với người bạn già chí cốt)

Nguyễn Trung
Hỏi: Cái thế giới này xoay như chong chóng, cứ theo gió lúc ngược, lúc xuôi, chẳng biết đằng nào mà lần, theo anh làm sao bây giờ? 
Trả lời: Anh không bắt thế giới ngừng xoay được, lại càng không thể bắt nó xoay theo ý mình. Vậy chỉ còn một cách: Tạo ra được cái nhìn xác thực sự vận động không ngừng của địa kinh tế và địa chính trị toàn cầu luôn luôn như một đòi hỏi tất yếu.  Để không thụ động rơi vào nguy cơ, không bị lạc lõng trên trường quốc tế, và đặc biệt quan trọng là để tìm ra khả năng biến nguy cơ hoặc thách thức thành thời cơ, nhất thiết phải hiểu rõ từng giai đoạn vận động của thế giới. 

Ngay từ bây giờ

Để vẽ bản đồ thế giới, Hội Địa lý quốc gia Mỹ (NGS) nhận thấy vùng biển Đông có nhiều tranh chấp nên đã gửi thư tham khảo chính quyền Việt Nam và Trung Quốc. Trong khi không nhận được phản hồi từ Việt Nam, NGS được Trung Quốc mời tới thăm Hoàng Sa, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Kết quả là NGS công bố một bản đồ với ghi chú Hoàng Sa thuộc Trung Quốc, một sự nhầm lẫn cực kỳ tai hại đối với Việt Nam mà NGS về sau đã đính chính khi phía VN lên tiếng phản đối.
Câu chuyện trên - được ông Nguyễn Duy An, một người Mỹ gốc Việt giữ chức Phó chủ tịch NGS, thuật lại - cho chúng ta nhiều suy ngẫm.

VĂN TẾ ĐỌC GIỮA BIỂN ĐÔNG DÂNG ANH LINH CÁC LIỆT SĨ HẢI QUÂN HI SINH ĐỂ GIỮ GÌN BIỂN ĐẢO THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc ngang ngược tấn công, xâm chiếm trái phép  một số đảo trong quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, 3 tầu vận tải và  64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hi sinh anh dũng. Trong các tài liệu của HQNDVN, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88). Nhân ngày Thanh Minh, để tưởng niệm anh linh các chiến sĩ quyết tử của chúng ta đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bi hùng nói trên, tôi đã viết “ Văn tế đọc giữa biển Đông”, gửi đến quý bạn xa gần, đặc biệt thiết tha mong các bạn đọc trẻ chia sẻ những điều gửi gắm trong bản văn này!
Nguyễn Khắc Phục