Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Nghĩ về Libya

Tống văn Công
image Sáng nay, 29-8-2011, một tờ báo lớn có bài Ba điểm yếu của cuộc chiến Libya: 1- Bộc lộ yếu kém của NATO; 2- Lãnh đạo mới có thể không tốt hơn cũ; 3- Quá phụ thuộc vào NATO. Hôm kia, 27-8-2011, một nhà bình luận tên tuổi của báo chí Việt Nam đặt ra 2 “câu hỏi lớn”: Một là vai trò NATO, ngoài chuyện không kích và phong tỏa không phận, còn có gì nữa chưa được biết? Hai là, tại sao ông Gaddafi để mất Tripoli quá dễ dàng, nhanh chóng đến thế?
Thật kinh ngạc vì sự tổng kết cuộc chiến và câu hỏi lớn nhất của các nhà báo nước ta!
Các nền báo chí tự do của thế giới từng ngày có những quan điểm trái nhau. Ngay các nước tích cực trợ giúp quân sự cho quân nổi dậy, nhà báo của họ từng ngày có ý kiến phản biện với chính phủ. Trong khi đó, báo chí chúng ta quen chọn ý kiến của một phía thích hợp với khẩu vị mình, tự đánh lừa, cuối cùng bị bối rối khi sự thật diễn ra nhanh chóng và hoàn toàn trái ngược! Bạn đọc cũng bị “định hướng” của nhà báo đánh lừa!

Vậy là hết, Gadhafi!

Xuân Thủy
Lỗ chỗ vết đạn trên tranh vẽ ông Moammar Gadhafi trên tường một tòa nhà ở Tripoli. Ảnh: AP
Cuối cùng, thủ đô Tripoli thất thủ. Cuối cùng, người dân Lybia biết vài phần về cuộc sống xa hoa của nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi, người mà hơn 40 năm trước lật đổ chế độ quân chủ, tức vương triều của vua Idris I,để mở ra một chế độ mới dựa trên cái gọi là “dân chủ nhân dân trực tiếp”. Nhưng không vì thế mà Lybia bước vào một kỷ nguyên dân chủ.