Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Việt-Ấn tăng cường hợp tác quốc phòng

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, khẳng định Việt Nam và Ấn Độ cần tăng cường mối quan hệ quân sự, chia sẻ quan tâm chung về thế giới và khu vực.

Tướng Vịnh đã có các cuộc tiếp xúc với Thư ký Quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma và Quốc Vụ khanh Quốc phòng Pallam Raju ngày 12/10.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh trong cuộc gặp với Quốc vụ khanh quốc phòng Ấn Độ
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh trong cuộc gặp với Quốc vụ khanh quốc phòng Ấn Độ Pallam Raju. Ảnh: AFP.

Tầm quan trọng về vị trí chiến lược của Nam Hải – Địa Trung Hải của châu Á

Đôi lời: Có lẽ Trung Quốc đã bỏ qua lời khuyên “ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, khi bài viết này bộc lộ rõ âm mưu và kế hoạch của Trung Quốc thôn tính Trường Sa, Biển Đông và cả thế giới. Những ai còn tin vào tình bạn 16 chữ vàng và 4 tốt của Trung Quốc, nhất là những ai có ý định hợp tác với Trung Quốc để khai thác chung ở biển Đông, cần đọc kỹ bài này, để thấy mưu đồ của họ ra sao. Trong bài này, xin được giữ nguyên văn mà tác giả đã sử dụng ở bài gốc về các cụm từ như “Nam Hải” thay vì “Biển Đông”, “Tây Sa” thay vì “Hoàng Sa”, “Nam Sa” thay vì “Trường Sa”…cho đúng giọng điệu của tác giả.

Ý cốt lõi:  Vị trí chiến lược Nam Hải (tức Biển Đông) hết sức quan trọng, đồng thời cũng rất ưu việt: nó là trục hai đại dương, là hòn đá tảng về quyền lực biển, là đồng tiền sinh mệnh trên biển của Trung Quốc! Nam Hải vốn có tên gọi là “Địa Trung Hải của Châu Á”, toàn bộ vùng biển có diện tích hơn 3,5 triệu km2, trong gần 3 triệu km2 lãnh thổ trên biển của nước ta, riêng Biển Đông đã chiếm tới hơn 2 triệu km2. Biển Đông nằm ở khu vực  nối kết Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, là vùng biển duy nhất nối liền hai đại dương trong số 4 biển lớn của nước ta!   
Nước ta là một cường quốc ven biển có bờ biển dài 18 ngàn km, quản lý một  vùng biển rộng gần 3 triệu km2. Bốn biển chung quanh thông từ bắc xuống nam, nối liền thành một thể. Do vị trí biển và đất liền độc đáo ở nước ta, đồng thời cũng do thời cận đại, chúng ta bị suy yếu hàng trăm năm, nên phần lớn những con đường chiến lược biển thông ra đại dương bên ngoài đã bị vuột khỏi tay: về phía bắc, ta bị mất con đường thông ra bắc Thái Bình Dương. Về phía đông, do chưa thống nhất được Đài Loan, quần đảo Ryukyu đã bị cưỡng chiếm, chúng ta bị mất con đường thông ra đông Thái Bình Dương.