Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Trước thềm Đối thoại Sangri-La: Trung Quốc gây sự là việc làm đã có tiền lệ

(GDVN) - Việc công luận đặt giả thiết Trung Quốc muốn gây căng thẳng trên biển Đông trước thềm đối thoại Shangri-la là điều dễ hiểu bởi nó đã có tiền lệ.
Có nhà quan sát tại Hà Nội đã đưa ra những nhận xét đáng chú ý khi cho rằng trước một sự kiện đối thoại an ninh có ảnh hưởng lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á như Sangri-La, Trung Quốc thường có các hành động gây rắc rối, phức tạp về chủ quyền lãnh hải với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, cụ thể là đối với Việt Nam và Philippines (5/2011 và 4/5-2012).

Cả nước vì ngư dân!

Tống Văn Công
 
Ngày 28-5-2012, văn phòng UBND Quảng Ngãi trình lãnh đạo tỉnh chính sách hỗ trợ tàu QNg 66101 TS của chủ tàu Lê Vinh bị Trung Quốc bắt từ tháng 3-2012. Tổng số tiền hỗ trợ là 555 triệu đồng, trong đó 380 triệu từ UBND tỉnh, 175 triệu của Quỹ hỗ trợ ngư dân cho vay với lãi suất 0,65% / tháng. Sau đó, tỉnh sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ tàu QNg 55003TS của chủ tàu Trần Phương bị Trung Quốc bắt ngày 16-5-2012.

Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh

Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc "núp bóng" nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng.
Bè cá Trung Quốc hoành tráng
Hầu như mọi ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng Cam Ranh đều biết các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm của người Trung Quốc. Ông Đạt, một chủ đìa tại đây nói đìa nuôi tôm hùm của A Xìu nằm cạnh cảng Cam Ranh, còn phía ngoài vịnh cách đó chừng 200m là lồng bè nuôi cá mú của những người Trung Quốc khác. Mỗi lồng bè nuôi cá, tôm hùm trị giá hàng tỉ đồng.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Tại sao là Scarborough mà không là Trường Sa?

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Sự kiện đối đầu Trung-Phi tại bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông chưa thấy hồi kết, tuy căng thẳng kéo dài đã hơn 1 tháng nay. Trung Quốc đã tập trung gần 100 thuyền dưới lá cờ đỏ 5 sao vô lối, cái sao to, cái sao bé, tại vùng biển này.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Phong cách xử sự của Hoàng đế Quang Trung

- Nhắc đến Quang Trung - Nguyễn Huệ, chúng ta thường hình dung đó là một con người quyết đoán, cứng rắn, với tài cầm quân xuất quỷ nhập thần, bách chiến, bách thắng. Một người như thế chắc tính tình phải khắc kỷ, khô khan, cứng nhắc...
Vua Quang Trung.
Vua Quang Trung.

Gửi thư ủng hộ Philippines: nên hay không?

Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
Ngày 21/5/2012 66 người Việt gửi một bức thư đến đại sứ Philippines ở Việt Nam để bày tỏ sự ủng hộ cho Philippines trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough. Bức thư này đưa ra những điểm chính:

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

DƯƠNG DANH DY: QUYẾT KHÔNG "CHÁY NHÀ HÀNG XÓM BÌNH CHÂN NHƯ VẠI"

Trong cuộc tranh chấp Philippin-Trung Quốc tại đảo Scarboroug:
Chúng ta quyết không 
“cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” 
Dương Danh Dy

Từ trung tuần tháng 4 năm 2012 đến nay, do thái độ bá quyền nước lớn của nhà cầm quyền Bắc Kinh, cuộc tranh chấp Philippin-Trung Quốc về chủ quyền tại đảo Scarboroug(tên Philippin là Panatag Shoal, tên Trung Quốc là Hoàng Nham) ngày một “nóng lên”. Không những đã “lời qua tiếng lại” nặng nề với nhau mà các tầu chiến(hoặc chiến hạm giả làm tàu dân sự) của hai bên đều đã có vẻ sẵn sàng vào cuộc. Trong đó phía Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng, hiếu chiến. Xin nêu thêm mấy dẫn chứng cụ thể sau:

Cái giá của một chính sách mạnh hơn đối với Biển Đông

Tác giả: Châu Giang dịch theo The Middling Kingdom

Chính sách chính thức của Trung Quốc khẳng định "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với các đảo tại Biển Đông, cũng như khoảng 80% vùng nước khu vực này. Một tuyên bố cứng rắn về mục tiêu chế ngự của Bắc Kinh thật khó tưởng tượng.

Nhân tố Trung Quốc
"Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu tôi cắt tay và chân của bạn?", Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Vũ Thắng Lợi đã phát biểu như vậy tại một diễn đàn ở Singapore, khi được hỏi tại sao các bình luận của Trung Quốc về các vấn đề khu vực lại khó nghe đến vậy. "Đó là cảm nhận của Trung Quốc về Biển Đông".
Phản ứng như vậy cho thấy sự ham muốn đối với "mảnh đất xanh dân tộc" này. Trung Quốc coi vùng biển ngoại biên của mình như lãnh thổ trên đất liền: tức là như một phần lãnh thổ được sở hữu và quản lý - vì vậy lãnh đạo Trung Quốc kiên quyết gắn "biển gần" với bờ biển của mình. Trung Quốc dường như không có ý định thay đổi quan điểm, nếu nhìn vào những tuyên bố công khai mạnh mẽ như vậy. Giới lãnh đạo Trung Quốc có vẻ sẵn sàng trì hoãn việc giải quyết dứt điểm các cuộc xung đột trên biển, nhưng thật khó tưởng tượng rằng họ có thể - chứ đừng nói là muốn - nhượng bộ chủ quyền mà họ liên mồm nói là không thể tranh cãi.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Biển Đông căng thẳng, phương Tây không thể đứng ngoài

VietnamDefence - Học giả Pháp bàn luận về vai trò của sức mạnh hải quân ở Biển Đông.
VietnamDefence: Giáo sư lịch sử quan hệ quốc tế Đại học Paris I Robert Frank và Phó giáo sư Đại học tổng hợp Lille  III Jean de Préneuf trả lời các câu hỏi của tờ Le Monde.

Le Monde:
Hiện tại, ở châu Á đang phát sinh các nguồn căng thẳng ngày càng mới giữa các cường quốc biển. Tình hình có thể căng thẳng lên không?
Jean de Préneuf:
Quan hệ của Trung Quốc với các nước lân bang đang gây ra sự lo ngại nhất định: Bắc Kinh đang tiến hành hiện đại hóa quy mô lớn hạm đội của mình để củng có vị thế đứng đầu trong khu vực. Còn các nước láng giềng của họ thì không muốn khoanh tay đứng nhìn, dù điều đó có liên hệ đến hạm đội tàu ngầm hay hạm đội mặt nước. Tất cả những chuyện này giống như cuộc chạy đua vũ trang trên biển ở châu Âu trước năm 1914. Không được quên rằng, những nhục nhã trên biển mà Trung Quốc đã phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh đầu tiên với Nhật Bản năm 1894-1895 đến nay họ vẫn chưa quên.
Trong cuộc chạy đua thế giới tranh giành tài nguyên thiên nhiên, miếng bánh đại dương hôm nay phải  được giành cho cả các quốc gia đang phát triển chủ chốt. Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc – tất cả họ đều đang xây dựng cho mình hạm đội hiện đại và đông đúc. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, người ta từng nghĩ rằng, các cuộc xung đột lớn trên biển đã đi vào quá khứ, tuy nhiên không thể khẳng định chắc chắn điều gì giống như vậy. 20 năm nay, hải quân Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành quyền kiểm soát các tuyến đường đến Cận Đông.

Trung Cộng xâm lược Biển Đông: Hòa hay Chiến?

Nguyễn Hùng, Lê Quang Long, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Lịch sử cổ đại và cận đại của Trung Quốc cho thấy dù Trung Quốc dưới chế độ nào, quân chủ chuyên chế hay cộng sản độc tài, Trung Quốc luôn có ý đồ bành trướng đại Hán, xâm lược và đồng hóa các nước nhỏ lân bang.
 Với Việt Nam, lịch sử đã rất nhiều lần chứng minh ý đồ bành trướng đại Hán qua suốt chiều dài lịch sử lập quốc và giữ nước của dân tộc Việt.