Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Xuất khẩu gạo VN 'có thể vượt chỉ tiêu'

Gạo VN (Reuters)
VN dự kiến xuất 7 triệu tấn gạo trong năm 2011.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan, có thể vượt mục tiêu cho năm nay khi sản lượng gia tăng và các nhà xuất khẩu nhằm mục tiêu các thị trường mới, kể cả nước Trung Quốc, theo tờ Bloomberg hôm 15 tháng Bảy.

Nguyên tắc Estoppel và chuyện bé cái nhầm


Đọc bài Đảo của VNCH, nguyên tắc estoppel và công hàm của Thủ tướng Đồng thấy cũng vui vui. Cái ông Vũ Quý Hạo Nhiên ( Mà lâu nay mình nhầm là nhà thơ Phan Nhiên Hạo ở bên Mỹ) có lối diễn đạt khá dí dỏm, dễ chịu, đọc rất vui. Để lý giải ai chịu trách nhiệm về cái công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng, ông Hạo Nhiên mới nhắc đến nguyên tắc Estoppel, một luật Anh được áp dụng trong công pháp quốc tế. Hạo Nhiên viết: “Estoppel đại khái là thế này. Nếu bên A có những hành động hay lời nói gì đó khiến cho bên B (có thể tưởng nhầm) mà làm một việc gì đó thì A chịu trách nhiệm chuyện đó.”  Hạo Nhiên ví von bằng một câu chuyện khá là vui: Một xóm có ba nhà “ Ở giữa là Đồng. Một bên Đồng là Nam. Bên kia là Trung. Nhà Nam có cái xe…Một hôm, Trung tới gõ cửa nhà Đồng. Trung bảo Đồng, “Cái xe kia kìa, từ nay nó là của tao, nhá.” Đồng ừ. Cũng có thể trong bụng Đồng nghĩ là nó không (hay chưa) phải của mình, mình nói gì mà chả được.” Đến khi “Nam đã chết, Đồng xông qua nhà Trung, đòi cái xe lại. Đồng bảo Trung, “Xe đó trước của Nam, bây giờ Nam chết, nó là của tao.“ Trung cãi, “Hôm nọ mày ừ rồi.” Đồng không chịu. Đồng bảo Đồng có chứng cứ lịch sử.

Bình Sơn – Lý Sơn với Hoàng Sa – Trường Sa: Đầu bò thụt lưỡi

Dâng tặng bà con ngư dân Bình Sơn – Lý Sơn
Đoàn Nam Sinh

clip_image002
Thềm lục địa Biển Đông (Bản đồ vệ tinh Google)
Cù lao Ré thuộc huyện Bình Sơn, phủ Thăng Hoa, Quảng Nam từ thời Hậu Lê. Nay là huyện đảo Lý sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Tên Ré đã khiến ta liên tưởng ngay tới H’rê, một tộc người bản địa góp công chính yếu xếp đá xây dựng Trường Lũy Quảng Ngãi hơn 200 km. Cách xếp đá tại Cổ Lũy ngay cửa Thu Xà của sông Trà Khúc cũng cùng phong cách xếp đá cổ trên đảo Lý Sơn. Hơn nữa, những hiện vật khảo cổ tại xóm Ốc, suối Chình cũng đồng đại với hiện vật Sa Huỳnh và mang đậm dấu ấn biển, giao thương với Mã lai – Đa đảo (Malayo-Polynesian)

Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc (P2)


Với việc một số nhân tố cấu thành nên sức mạnh tổng hợp quốc gia của Trung Quốc có bước phát triển nhanh trong khi cơ cấu thể chế tồn tại từ thời xa xưa của nhà nước phản ứng dưới mức hiệu quả trong việc giải quyết những mâu thuẫn ngày một tăng, nguy cơ Trung Quốc sử dụng các công cụ quân sự để bảo vệ các lợi ích cốt lõi và/hoặc để giải quyết các tranh chấp với các nước láng giềng về mặt lý thuyết là có thực.

Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc (P1)


"Chiến lược ngoại biên tổng thể" trong trường hợp Trung Quốc nghĩa là những hành động quân sự chủ động được tiến hành dọc theo một số chiến trường, trong đó bao gồm cả các quốc gia có biên giới biển