Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Thư “đáp lễ” quân Thanh của một lãnh binh nhà Nguyễn

Nước ta ở một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng nên trong lịch sử luôn bị các thế lực ngoại bang nhòm ngó. Trước những mưu đồ thôn tính, xâm lược, cha ông ta đã vận dụng sách lược ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên định, cương quyết, không chỉ nhằm bảo toàn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền mà còn khiến ngoại bang phải chùn bước, nể sợ.
Câu chuyện dưới đây là một minh chứng thể hiện sách lược đó.
 Năm Tân Mão (1831) đời Minh Mạng nhà Nguyễn, ở Hưng Hóa (1) có một thổ tù là Đèo Văn An, vì phạm lỗi nên đã bỏ trốn sang Vân Nam nước Thanh. Bọn quan quân ở đây nhân muốn xâm lấn lãnh thổ nước ta liền viện cớ tra xét sự việc, cứu giúp người bị oan rồi hội binh áp sát biên giới.
 Nghe tin cấp báo, viên lãnh binh Thắng trông coi việc quân ở Hưng Hóa được lệnh dẫn binh đi đối phó. Để khiêu khích, quân Thanh gửi sang một bức thư dọa nạt, lời văn ngạo mạn, hống hách. Trước sự việc đó, lãnh binh Thắng một mặt cho quân lính tích cực chuẩn bị, sẵn sàng ứng chiến, mặt khác viết thư trả lời nêu rõ tội trạng của Đèo Văn Anh. Trong bức thư trả lời của lãnh binh Thắng, đề ngày 26 tháng 7 năm Tân Mão (1831) có đoạn:

Báo chí Nhật cổ vũ hợp tác với Đông Nam Á cảnh giới Trung Quốc

(VTC News) - Mấy ngày nay, truyền thông Nhật Bản đã lên cơn sốt về thông tin “hải quân Trung Quốc hướng về Thái Bình Dương”. Cùng với việc lên án về các hoạt động huấn luyện hải quân của Trung Quốc, báo chí Nhật Bản đã kêu gọi chính phủ Nhật Bản hợp tác với Mỹ và một số nước Đông Nam Á gặp phải vấn đề tương tự cùng duy trì cảnh giới và giám sát đối với Trung Quốc.

Ba đợt “sóng” địa chính trị trên biển Đông

Hai năm qua, một cuộc tranh cãi không ồn ào đã diễn ra ở biển Đông - khu vực biển có tầm quan trọng chiến lược lớn, nơi 1/3 thương mại biển của thế giới được vận chuyển qua vùng biển này, và một số người còn cho rằng nó đang chứa dưới lòng mình những mỏ dầu và khí tự nhiên có thể khiến vùng biển này trở thành một vịnh Persic thứ hai.

Mỹ Tiếp Viện CS Hà Nội ?

Thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng gửi ông Đinh Thế Huynh

Đăng bởi bauxitevn on 13/06/2011
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP.HCM ngày 12 tháng 6 năm 2011,
Kính gửi: Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
Thưa ông,
Tôi là LÊ HIẾU ĐẰNG, nguyên là Phó Tổng thư ký Hội Sinh viên Sài Gòn nhiệm kỳ 1966-1967, nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ, là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong 20 năm (từ 1989-2009), là đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa IV và khóa V. Sở dĩ tôi giới thiệu hơi dài dòng với ông như vậy để ông thấy rằng là lá thư này gởi ông không phải là của một kẻ xấu, càng không phải là của một kẻ phản động như bộ máy tuyên truyền thường hay hô hoán, mà là của một người có đầy đủ tư cách để viết lá thư này cho ông.

Trung Quốc cắt cáp: một lần thì còn là sự cố, hai lần là hành động có hệ thống

Đăng bởi bauxitevn on 13/06/2011

Carlyle A. Thayer

09-06-2011
Hỏi:  Phản ứng của ông về việc sách nhiễu liên tục của Trung Quốc trong vấn đề này là gì, đặc biệt chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lương Quang Liệt, cam kết sẽ duy trì hòa bình trên Biển Đông tại đối thoại Shangri-La?

HÀNH ĐỘNG VÀ PHÁT NGÔN CỦA LÃNH ĐẠO VÀ CẢM HỨNG CÔNG DÂN


Nguyễn Quang Thạch trong cuộc biểu tình sáng 12.6
Nguyễn Quang Thạch

Được sinh ra sau chiến tranh và rất xa năm 1945 nhưng tôi được nghe rất nhiều những câu chuyện trong Phong trào “hũ gạo cứu đói” do Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phát động toàn dân tham gia diệt giặc đói vào năm Ất Dậu. Trong hầu hết các câu chuyện được nghe đều nhắc đến hành động mỗi tuần Bác Hồ báo cho bộ phận hậu cần cắt khẩu phần ăn để Bác nhịn ăn lấy gạo góp vào hũ gạo cứu đói.

Việt Nam không thể đặt tình hữu nghị với Trung Quốc lên trên chủ quyền quốc gia

BÀI TRẢ LỜI PV ĐANH THÉP CỦA HỌC GIẢ ĐINH KIM PHÚC


Một nhóm biểu tình chống lại hành động vi phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam của các tàu hải giám Trung Quốc, Hà Nội 12/6/2011.
Một nhóm biểu tình chống lại hành động vi phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam của các tàu hải giám Trung Quốc, Hà Nội 12/6/2011.
REUTERS/Kham
Trọng Thành
 
Ngày hôm nay, tại Hà Nội và Sài Gòn, nhiều người lại tiếp tục xuống đường biểu tình để bày tỏ thái độ chống lại các hành động xâm phạm lãnh hải Việt Nam của tàu thuyền Trung Quốc và đặc biệt là việc tàu Trung Quốc liên tục cắt dây cáp các tàu thăm dò dầu khí trong khu vực, được coi là thuộc chủ quyền của Việt Nam. RFI phỏng vấn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, một chuyên gia về Biển Đông. Ông cũng là một trong những người tham gia tích cực trong cuộc tuần hành hôm nay. Từ Sài Gòn, ông Đinh Kim Phúc cho biết ý kiến.