Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Ngày mai thông xe hầm vượt sông dài nhất ĐNA

Tuyến đường trung tâm dài nhất đi qua 8 quận, huyện của thành phố đã cận kề thời khắc lịch sử khi hầm Thủ Thiêm thông xe vào ngày mai (20/11).
Ngày mai, hầm Thủ Thiêm, một công trình quan trọng nhất trên tuyến Đại lộ Đông Tây sẽ chính thức thông xe.
Theo báo cáo của Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị Thành phố, đến thời điểm này việc chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất.
Trước đó, chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã dẫn đầu một đoàn công tác đi kiểm tra thực địa công tác chuẩn bị cho lễ thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến đại lộ Đông Tây.


Tuyến đường trung tâm dài nhất đi qua 8 quận, huyện của thành phố đã cận kề thời khắc lịch sử khi hầm Thủ Thiêm thông xe vào ngày mai (20/11).

THƯ NGỎ GỬI TOÀN THỂ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIII


Thư gửi nhờ chú Diện chuyển giúp đến ĐBQH Dương Trung Quốc và toàn thể ĐBQH khóa XIII
Thưa chú Diện, hôm nay cháu lại xin phép làm phiền chú thêm 1 lần nữa để nhờ chú chuyển giúp cháu Thư Ngỏ này đến toàn thể các đại biểu Quốc hội khóa XIII, đặc biệt là đến tận tay đại biểu Dương Trung Quốc. Bản lưu trữ trên blog, xin chú vẫn để tên cháu là Một Người Việt Nam.
Cháu xin cảm ơn chú Diện thật nhiều.

Sau Darwin, báo Mỹ nói về Vịnh Cam Ranh

(Vibay-18/11/11) Vịnh Cam Ranh: Một khi kẻ thù của nước Mỹ thời chiến tranh khốc liệt - Việt Nam - đang nổi lên là một trong những đồng minh mới quan trọng nhất của Washington trong việc cung cấp một đối trọng ngoại giao và thương mại với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, và mối quan hệ nóng lên giữa Washington với Hà Nội có lẽ là minh họa tốt nhất cho chiến lược mới của Mỹ trên một loạt các mặt trận trong khu vực.
Tàu Richard E. Byrd ở Vịnh Cam Ranh tháng 8/2011.

Bộ trưởng Thăng, Bộ trưởng Huệ chuẩn bị đăng đàn

Bộ trưởng Thăng, Bộ trưởng Huệ chuẩn bị đăng đàn

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chốt danh sách 5 thành viên Chính phủ và Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường giữa tuần tới.

Theo thông tin từ các đoàn ĐBQH, 5 vị trưởng ngành sẽ đăng đàn lần này là Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Theo thông lệ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người cuối cùng đăng đàn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người cuối cùng đăng đàn. Ảnh: Minh Thăng

THẾ CHÂN VẠC MỚI TRỞ LẠI CHÂU Á

Đào Văn Bình
(Người Việt Boston-19/10/10) Sau hơn 24 thế kỷ, chưa bao giờ sân khấu chính trị thế giới được chứng kiến những học thuyết có tầm vóc “kinh bang tế thế” của thời Xuân Thu Chiến Quốc, tưởng chừng như chỉ còn nằm trong thư viện, nay được đem ra ứng dụng một cách ngoạn mục và sâu sắc- đó là học thuyết Hợp Tung và Liên Hoành.
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (Thế Kỷ thứ 3 trước Tây Lịch), lúc bấy giờ nước Tần quá mạnh có khả năng thôn tính sáu quốc gia còn lại. Tô Tần nhìn thấy nguy cơ đó cho nên đã đem “miệng lưỡi” đi du thuyết. Kết quả sáu nước Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở, Yên đã nghe theo và đoàn kết lại, lập liên minh để chống Tần theo kế hoạch gọi là Hợp Tung. Thế nhưng “vỏ quýt dày, móng tay nhọn”, Trương Nghi nhìn thấy nhược điểm của thế Hợp Tung cho nên đã hiến kế Liên Hoành cho vua Tần. Vua Tần nghe theo, kết quả kế Hợp Tung tan vỡ, nhà Tần “gồm thâu lục quốc”. Vậy có thể nói Liên Hoành là “khắc tinh” của Hợp Tung.

U23 Việt Nam giấu bài hay chỉ…có thế?

Ở đấu trường khu vực, bóng đá Việt Nam chưa có được nhiều thành tích như mong đợi. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có lẽ phải kể đến việc đội bóng thường bị đối phương bắt bài dễ dàng khi xung trận.

Còn nhớ, ngay cả khi bóng đá Việt có cả một thế hệ vàng thì người Thái vẫn rất muốn gặp chúng ta khi vào tới trận chung kết. Lý do được họ nói rõ, chỉ cần vô hiệu hóa ngòi nổ Hồng Sơn là ổn thỏa mọi chuyện. Ngay cả khi bóng đá Việt có ngôi sao nổi bật cỡ Văn Quyến thì dù ở ngay thánh địa Mỹ Đình, người Thái cũng biết cách khoét vào điểm yếu nhất của chúng ta (SEA Games 22 là hậu vệ Đức Tuấn) để lấy Vàng.
Hai năm trước tại Lào, U23 Việt Nam của ông Calisto thắng dễ U23 Malaysia ở vòng bảng, nhưng gặp lại nhau ở trận chung kết, chúng ta bị bắt bài hoàn toàn và thua tâm phục, khẩu phục. Bây giờ, U23 Việt Nam dưới tay ông Falko Goetz thi đấu giao hữu với Myanmar như dạo chơi vẫn thắng đậm. Thế nhưng chỉ sau 2 tuần, khi Myanmar thi đấu lột xác hoàn toàn thì U23 Việt Nam chỉ thấy bế tắc, bế tắc và…bế tắc.

Bán kết U23 VN - Indo: Chiến giữa... chảo lửa!

Sau màn trình diễn của 2 đội tại vòng bảng, cửa thắng đang nghiêng khá nhiều về phía Indonesia trong cuộc đối đầu vào lúc 19h30 tối 19/11 này. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa U23 Việt Nam hoàn toàn lép vế so với đối thủ, thậm chí có những cơ sở riêng để tin vào một chiến thắng cho đoàn quân áo đỏ...
2 lý do khiến chủ nhà "chọn" Việt Nam ở bán kết

Nhìn vào kết quả thi đấu vừa qua, rõ ràng U23 Việt Nam là đội bóng có thành tích tốt hơn hẳn so với đoàn quân của HLV Radmad Darmawan khi giữ thành tích bất bại, trong lúc đối thủ chỉ xếp nhì bảng A với 3 thắng, 1 thua.
Tuy nhiên, kết quả đó lại không nói lên được điều gì, bởi lẽ bảng B nơi mà thầy trò HLV Falko Goetz tranh vé vào bán kết, các đối thủ là rất yếu so với những rào cản của Indonesia ở bảng A với các đội mạnh như Thái Lan, Singapore hay Malaysia.

Bali: Câu hỏi "trời giáng" dành cho Trung Quốc

Tác giả P. VAIDYANATHAN IYER từ The Financial Express, Ấn Độ.

(Vibay-18/11/2011) Bali: Ấn Độ có thể không công khai các thỏa thuận với Việt Nam và Phi Luật Tân đối với khẳng định của Bắc Kinh trên Biển Đông nhưng Ấn Độ khuyến khích tin tưởng đủ để đặt câu hỏi: "Ai sở hữu Biển Đông ?"

Câu hỏi này chính nó, các quan chức chính phủ (Ấn Độ) nghĩ, có thể chạy đua giành thị trường năng lượng với Bắc Kinh. Vì vậy, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sẽ phải có một số động thái cho vùng biển tranh chấp tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á bắt đầu vào ngày 18/11/2011 tại Bali trong bối cảnh xuất hiện giọng điệu hiếu chiến của Hoa Kỳ. Chỉ cần một cuộc gặp, Mỹ hứa sẽ giúp đỡ Phi Luật Tân một tàu chiến thứ hai vào năm tới. Phụ tá của ông Singh nói rằng "tình hình thay đổi liên tục", sự tín nhiệm cho các câu hỏi về quyền sở hữu của biển Đông dành cho Philippines, Việt Nam, Đài Loan và Malaysia.

TỪ BÀI CA“ĐÁP LỜI SÔNG NÚI” CỦA TRÚC HỒ: NHÌN LẠI HAI BÀI “TIẾNG GỌI SINH VIÊN” CỦA LƯU HỮU PHƯỚC VÀ “TIẾN QUÂN CA” CỦA VĂN CAO

Phạm Cao Dương


Như một hiện tượng bất ngờ của lịch sử, trong những tháng cuối hè, đầu thu năm 2011, những biến cố liên hệ tới việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trước nạn xâm lấn của người Tàu đã đồng loạt và liên tiếp xẩy ra không riêng ở trong nước mà luôn cả ở Hải Ngoại và rộng hơn nữa là ở khắp nơi có ngưòi Việt cư ngụ.

Mỹ thử thành công vũ khí tấn công toàn cầu siêu vượt âm

VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến hành thử nghiệm bom liệng siêu vượt âm AHW (Advanced Hypersonic Weapon) vào ngày 17.11.2011.

Falcon HTV-2 (topspeed.com)
Nhờ loại bom mới có thể bay với tốc độ gấp 5 lần âm thanh. quân đội Mỹ sẽ có thể tấn công các mục tiêu ở bất cứ đâu trên thế giới trong vòng 1 giờ đồng hồ. Mục tiêu chính của thử nghiệm là kiểm tra khả năng cơ động, điều khiển và chịu nhiệt độ cao của bom.

Dân trí thấp hay “quan trí” thấp?

Hồ Bất Khuất
Chữ “dân trí”hiện nay được sử dụng khá nhiều (có hẳn một tờ báo mạng nổi tiếng có tên “Dân Trí”), nhưng chủ yếu trong các trường hợp là các quan chức (bao gồm cả đại biểu dân cử) cho rằng, dân trí của nước ta hiện nay đang thấp. Theo dõi thông tin, nghe ngóng, thậm chí tranh luận với một số vị, tôi lại thấy “quan trí” của chúng ta đang có vấn đề.

Buồn, lo từ những phát biểu của một số đại biểu Quốc hội
Mấy hôm trước báo chí loan tin rộng rãi là Đại biểu Quốc hội, Bác sỹ – Nhà văn Nguyễn Minh Hồng đề xuất với Quốc hội là cần có Luật nhà thơ. Tôi nghe, giật mình và thấy buồn cười. Sau đó thì buồn thật vì thấy là một đại biểu Quốc hội, lại là nhà văn (Tôi đọc nhiều nhưng không hiểu ông nhà văn này viết cái gì) mà còn suy nghĩ và hành động kiểu này thì xã hội ta sẽ còn phải chịu đựng sự “ấm ức” khá lâu đây.

Xót đau cho nghị sĩ nước mình!

Hà Văn Thịnh 

Đọc thông tin về đại biểu QH Hoàng Hữu Phước mà đau và chán đến tận cổ. Làm sao có thể có một nghị sĩ vừa kém cỏi về kiến thức lại vừa ngông nghênh khinh dân - thậm chí đã vi hiến khi ngang nhiên chống lại Hiến pháp?
Chẳng hiểu ông Nghị Phước học từ đâu mà nói rằng cuộc biểu tình đầu tiên của loài người là ở Ấn Độ, năm 1913? Nói như thế có nghĩa là ông chả biết cái quái gì về hai từ cách mạng. Mọi cuộc cách mạng trên thế giới đều bắt đầu từ bạo lực vũ trang hoặc biểu tình. Những cuộc biểu tình sớm nhất  đã xảy ra từ thời La Mã cổ đại khi những người bình dân (plebs) đấu tranh chống lại quý tộc, kết quả là giai cấp quý tộc phải nhượng bộ, chấp nhận cho bình dân có 5 đại biểu (trong tổng số 10) tham gia vào Hội đồng soạn thảo Bộ luật 12 bảng đồng suốt 2 năm và chính thức ban hành năm 449 B.C.