Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền

Việt Nam phản đối các hoạt động xâm phạm chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi nhiều quan chức Trung Quốc đến hoặc công bố các dự án đối với hai quần đảo.

Hải quân Việt Nam đứng gác trên đảo Trường Sa Lớn, thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng

Nhà thầu siêu bê bối

Vụ sập giàn giáo kinh hoàng gây chết người tại khu đô thị Mỗ Lao (Hà Nội) tối 21.2 vừa qua không phải là sự cố đầu tiên mà Tổng công ty xây dựng Trung Quốc (CSCEC) gây ra.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, thời gian qua, nhà thầu này liên tục trúng thầu các gói thầu trọng yếu trên cả nước và đều thi công bê bối, gây ra các sự cố nghiêm trọng.

Bê bối hết lần này đến lần khác
CSCEC không phải là cái tên xa lạ, tại TP.HCM, nhà thầu này đã liên tục bị nhắc nhở khi thi công vô cùng ì ạch, bê bối tại gói thầu số 10 (cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) thuộc dự án Vệ sinh môi trường. Đây được xem là gói thầu “xương sống” của toàn dự án, trong đó tiến hành nạo vét 1 triệu m3 bùn, gia cố đất và lắp đặt cừ bản ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhằm sạch hóa toàn bộ dòng kênh, phục vụ nhu cầu thoát nước và môi trường của hàng triệu người dân tại khu vực trung tâm TP.

Chủ tịch, phó chủ tịch huyện Tiên Lãng bị cách chức

Chiều 23/2, Thành ủy, UBND TP Hải Phòng đã công bố quyết định cách chức đối với các ông Lê Văn Hiền và Nguyễn Văn Khanh, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.

Tại trụ sở Huyện ủy Tiên Lãng, Thành ủy, UBND Hải Phòng đã công bố các quyết định thi hành kỷ luật tập thể và các cá nhân có liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang.
Theo quyết định được công bố, Ban thường vụ Thành ủy kỷ luật tập thể Ban thường vụ Huyện ủy Tiên Lãng và cá nhân Bí thư huyện Bùi Thế Nghĩa với hình thức cảnh cáo; cách chức huyện ủy viên đối với Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Hiền và Phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Khanh. Ngoài ra, các ủy viên Thường vụ huyện ủy gồm Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Hoàng Đăng Chinh và Trưởng công an huyện Lê Văn Mải bị cảnh cáo.

Đạo Khổng của bá quyền đại Hán được Hồ Cẩm Đào tô vẽ lại để thay thế chủ nghĩa "Mác - Lê, Tư tưởng Mao Trạch Đông

Phong Uyên
 
Nhiều báo chí Tây phương cho sở dĩ Trung Quốc ngày nay có trật tự xã hội, ổn định chính trị và kinh tế phát triển là vì Đặng Tiểu Bình đã biết khôi phục tư tưởng Khổng giáo để thay thế cái chủ nghĩa đã đưa Trung Quốc tới bờ vực thẳm là chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông. Có người còn cho là Đặng Tiểu Bình chỉ sao chép lại phương cách canh tân nước Nhật của Minh Trị Thiên Hoàng, kết hợp truyền thống Khổng giáo với kỹ thuật Tây phương. Nhưng sau Đặng Tiểu Bình, không phải Giang Trạch Dân mà là Hồ Cẩm Đào là người đã thực thi ý tưởng của họ Đặng một cách có hệ thống khi vứt bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác - Lê và cho ra đời một chủ nghĩa mà nòng cốt là tôn ti trật tự Khổng giáo kết hợp với ý tưởng hài hòa trong kinh Dịch, gọi là "Xã hội Hài hòa Xã hội chủ nghĩa".

Aung San Suu Kyi phản đối việc xét xử chế độ độc tài quân sự Miến Điện

Đức Tâm
 
Trả lời báo Ý La Stampa, số ra ngày 23/02/2012, lãnh đạo đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, tuyên bố chống lại « công lý trả thù ». Bà khẳng định không ủng hộ việc đưa các cựu lãnh đạo chế độ độc tài quân sự ra trước vành móng ngựa. Trong khuôn khổ chiến dịch vận động tranh cử này, bà Aung San Suu Kyi tới Myikiyian, thủ phủ bang Kachin, ở cực bắc Miến Điện, để ủng hộ các ứng cử viên của Liên đoàn tại đây.

Trả lời câu hỏi về khả năng trong tương lai có một tòa án xét xử những tội ác của các cựu lãnh đạo chế độ độc tài quân sự, bà Aung San Suu Kyi nói: « Tôi không muốn kiểu công lý trả thù, nhưng mong muốn công lý được tái lập. Trước hết, đất nước chúng tôi cần tái lập một Nhà nước pháp quyền ».

Tham vọng bá quyền không dễ thắng ở biển Đông

Châu Giang dịch theo CNAS

Dù một số người sẽ thấy hiện đại hóa và hợp tác quân sự là phi lý đối với một hệ thống hòa bình, thịnh vượng và thương mại mở, những năng lực quân sự như vậy chỉ quan trọng trong việc ngăn ngừa xung đột để thương mại và hợp tác phát triển.

Hợp tác trên cơ sở tính ưu việt
Mỹ nên hợp tác trên cơ sở một vị trí mạnh nhằm bảo vệ một trật tự khu vực mở và dựa trên luật pháp. Một sự kết hợp giữa củng cố sự hiện diện của Hải quân Mỹ, tăng cường các quan hệ an ninh mới giữa các nước châu Á ngoài các liên minh truyền thống của Mỹ, huy động hợp tác đa phương dựa trên các nguyên tắc đi lại đã nhất trí, xây dựng một hệ thống thương mại khu vực mở, và thúc đẩy một quan hệ thực dụng với Trung Quốc có thể duy trì một trạng thái cân bằng thuận lợi cho hợp tác