Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

SỰ THỰC ĐẠI HÁN ĐỎ VỀ "50 TỶ ĐÔ" IN LẠI SỬ SÁCH VIỆT TÀU MẤT MIẾN ĐIỆN HOA NAM LOẠN TO

Hà Nhân Văn
Thế giới đang biến. Có biến mới thông. Sau Zambia, tuần qua, Congo bập bùng khói lửa, đây là nguồn quặng chính yếu của Trung Cộng. Miến Điện nữa, Ngoại trưởng Clinton đã được tiếp đón trọng thể, như một nguyên thủ hơn là một bộ trưởng ngoại giao. TT Thein Sein, tay bắt mặt mừng, mở ra một kỷ nguyên mới, một trang sử mới sau hơn 20 năm dưới chế độ quân phiệt trong vòng tay của Bắc Kinh từ quân viện đến kinh tế. Nếu ví TC như một con cua vĩ đại với 2 cái càng Bắc Hàn và Miến Điện thì càng cua Miến Điện đã gẫy. Chính phủ Miến Điện nay tên là Myanmar đã đồng ý với Hoa Kỳ trong sáng kiến về vùng "Tự do hạ lưu sông Mêkong". Đây là tin mừng lớn cho cả ĐNA và riêng VN là một đại hồng phúc với dòng sông 9 khúc Cửu Long, sinh mệnh của vựa lúa Nam bộ và cả nước. Bao nhiêu năm qua Bắc Kinh tận sức tận lực chen chân vào vùng sinh tồn này của 4 nước Việt, Miên, Lào, Thái; và họ nắm chặt Miến Điện với vùng Tam Giác Vàng, trung tâm nha phiến thì nay, Bắc Kinh sẽ bị đánh bật khỏi vùng hạ lưu mà Bắc Kinh đã chặn từ thượng nguồn Mêkong xây 10 đập, thật ác nghiệt (dù ở phía Vân Nam). Khoảng năm 1956, LHQ thành lập UB Mêkông gồm 4 nước Việt, Miên, Lào và Thái do Hoa Kỳ tài trợ.

Tập Cận Bình thăm Việt Nam và ván cờ với hai tay chơi

Lê Diễn Đức


Những chuyến thăm viếng qua lại của lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam gần đây trở nên thường xuyên.
 
Chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11/2006 của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào không bắt đầu từ Hà Nội như thông lệ với các nguyên thủ quốc gia, mà từ Đà Nẵng, thủ phủ của tỉnh lỵ quản lý khu vực Hoàng Sa-Trường Sa đang bị Trung Quốc xâm chiếm và gây hấn.

Làm gì khi đã đạt tới đỉnh cao?

Châu Giang dịch từ Economist
 
Đối với người ngoài, sự hùng mạnh khác thường của nền kinh tế Hàn Quốc là một hình mẫu cho sự thành công. Nhưng giờ đây, khi đã đuổi kịp thế giới phát triển, nước này lại cần thay đổi cách tiếp cận của mình.
Trong tiết trời buổi sáng mùa thu khô hanh ở thủ đô Seoul, một ngư dân đầy khát vọng ngồi mơ màng bên sông Cheonggyecheon khi cả thế giới hối hả bận rộn. Những ngôi nhà chọc trời phía sau anh là quận tài chính mới của thành phố này. Dãy cửa hàng, cửa hiệu ở dưới chân những ngôi nhà này thuộc loại thời trang và xa hoa nhất châu Á. Các nhân viên văn phòng, các gia đình và trẻ em qua lại tấp nập.
20 năm trước, khung cảnh trên dường như là một giấc mơ cho bất cứ ai đủ ngốc nghếch để ngồi câu cá bên sông Cheonggyecheon. Nước của con sông này rất bẩn và bị chặn lại bởi một đường cao tốc ồn ào, xung quanh nó là một loạt những cửa hàng sập sệ, hôi hám. Sự biến đổi của sông Cheonggyecheon, một trong những dự án tái sinh đô thị lớn trên thế giới, đã mang trong nó không khí của một giấc mơ thành hiện thực.

Việt Nam có thể thay đổi được không?

Luật sư Vũ Đức Khanh biên soạn bản Anh ngữ Nguyễn Tường Tâm chuyển ngữ
Người Việt Nam, nếu họ thực sự mong muốn cải cách, thì phải là tác nhân chính của đổi thay, và họ phải sẵn lòng chấp nhận những hậu quả của quyết định của họ. Chính quyền không thể thay đổi tình trạng hiện hữu trừ khi có áp lực từ bên trong, và việc đặt áp lực đó tùy thuộc người dân Việt Nam. 
Trở ngại lớn nhất cho việc cải cách dân chủ ở Việt Nam đến từ chính quyền
Who will rule Hanoi?

Trung Quốc bắt đầu bành trướng toàn cầu?

VietnamDefence - Trung Quốc nói sẽ không trở thành cường quốc bành trường kiểu châu Âu, tuy nhiên, một số chuyên gia dẫn ra nhiều luận điểm chứng minh một cách thuyết phục điều ngược lại.
Một trong những xu hướng thế giới nổi bật nhất trong những năm gần đây là sự biến đổi của Trung Quốc, việc họ trở thành trong mấy chục năm và thậm chí mấy năm một trong những trung tâm thế lực hùng mạnh mà cả thế giới phải tính đến và cuối cùng là vị thế siêu cường mà nước này cuối cùng giành được.
Sự thần kỳ kinh tế của Trung Quốc đã đạt được là nhờ sự tăng trưởng liên tục của kinh tế nước này, giúp họ có khả năng thực hiện tham vọng bành trướng địa-chính trị toàn cầu. Ở cao trào khủng hoảng toàn cầu, cả thế giới ngach nhiên và quan tâm theo dõi cảnh Trung Quốc dễ dàng vượt qua thử thách này.

Tiêm kích thế hệ 5 FGFA

VietnamDefence - Công ty sản xuất máy bay hàng đầu Ấn Độ Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) mới đây đã đăng tải trên site chính thức của mình một số tính năng cơ bản của máy bay FGFA (Fifth Generation Fighter Aircraft) được chế tạo dựa trên tiêm kích thế hệ 5 của Nga Т-50.
Nguồn: TW, 16.12.2011.


Đâu đó, các con số hoàn toàn tương đồng với mẫu chế thử Т-50, còn đâu đó các con số đơn giản là làm người ta hơi thắc mắc. Nhưng dẫu sao thì đó chưa phải là các con số đầy đủ nên sẽ không thể nghiêm túc đánh giá về tính năng của máy bay này.

Israel thành lập đơn vị đặc nhiệm hải ngoại

VietnamDefence - Quân đội Israel đã thông báo thành lập bộ chỉ huy đặc nhiệm “Chiều sâu” (Depth Corps) với nhiệm vụ tiến hành các chiến dịch luồn sâu chiến lược, ở xa biên giới quốc gia.
Chuyên gia biệt kích sừng sỏ Shai Avital tái xuất giang hồ

Các nhà phân tích cho rằng, việc thành lập đơn vị này liên quan trực tiếp đến những câu chuyện về mối đe dọa từ Iran.
Đứng đầu đơn vị đặc nhiệm mới là thiếu tướng dự bị Shai Avital nay trở lại quân ngũ.
Nhiệm vụ chính của bộ chỉ huy đặc nhiệm là huy động các đơn vị quân đội có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đặt ra.
Trong số các nhiệm vụ của đơn vị mới có cả các chiến dịch ngăn chặn buôn lậu vũ khí từ Iran vào miền nam Li-băng và dải Gaza.
Trước khi thành lập, bộ chỉ huy này, giới chính trị và quân sự Israel đã thảo luận rất căng thẳng.