Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Sự thật đằng sau tang lễ Kim Jong-il

Biên tập viên thời sự quốc tế của BBC ở Seoul John Simpson phân tích những ‘thủ thuật’ của chính quyền Bắc Hàn trong tang lễ Kim Jong-il và trong việc cai trị đất nước. BBC Việt ngữ trân trọng giới thiệu bài viết này.
Việc chuyển giao quyền lực từ một nhà độc tài cũ sang một nhà độc tài mới có thể là khoảng thời gian hết sức căng thẳng, nhất là khi nhà lãnh đạo mới dưới 30 tuổi và không có bất cứ kinh nghiệm chính trị cũng như điều hành gì.
Do đó Bắc Triều Tiên cần phải làm điều gì đó để trấn an người dân.
Màn diễu binh được đạo diễn công phu và hoành tráng trong tang lễ Kim Jong-il và những hình ảnh đám đông thảm thiết khi linh cữu Kim Jong-il di chuyển qua trung tâm Bình Nhưỡng đều có mục đích là đoàn kết đất nước trong nỗi đau buồn và giúp sự chuyển giao quyền lực được chắc chắn hơn.

TỪ ĐẾ QUỐC TẦN HÁN ĐẾN ĐẾ QUỐC ĐẠI HÁN

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

Ngày nay, cùng với người Việt  trong và ngoài nước, chúng ta thách thức Bắc Kinh công khai đưa vụ tranh chấp chủ quyền các hải đảo và hải phận tại Biển Đông Hải, Biển Nam Hoa hay Biển Đông Nam Á  ra  trước các cơ quan tài phán, trọng tài hay tham vấn theo thủ tục quốc tế.

Tân chính sách của Bộ trưởng Huệ

Mạnh Quân
Đã gần 4 tháng từ khi ngành tài chính có bộ trưởng mới-Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Một số chính sách tài chính mới thực sự bắt đầu rõ xu hướng.

Sau một tháng tiếp nhận chức vụ Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã bước đầu tạo nên dấu ấn với tuyên bố "truy tới cùng chuyện lỗ-lãi xăng dầu" hay "Bộ trưởng Tài chính không chấp nhận bất cứ một chi phí hay một khoản lỗ nào do doanh nghiệp gây ra mà đổ cho nhà nước và người dân gánh chịu". Vào thời điểm đó, nhiều người bày tỏ sự ủng hộ, thậm chí gọi ông là bộ trưởng "vì dân", là "quan thơm"...song cũng không ít người nghi ngờ về khả năng hiện thực hóa các chính sách, quan điểm ấy. Bởi người ta có thể cho rằng, ông đưa ra những phát ngôn ấy trong một bối cảnh không bình thường: một cuộc hội thảo về giá xăng dầu với những ý kiến phê phán quyết liệt, thậm chí đến mức "thô lỗ" chính sách xăng dầu, cụ thể là quyết định giảm giá xăng, dầu trước đó của Bộ Tài chính  từ phía đại diện lãnh đạo Bộ Công thương. Thì những phát ngôn ấy, có thể là do bột phát mà có chứ không hoàn toàn theo nghĩa là "vì 80 triệu người dân", như Bộ trưởng Huệ có tự nhận.

MỘT CÂU CHUYỆN MỚI BIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Phương Hà

 
Câu chuyện này do nhà văn Đào Văn Tiến tác giả của tập  “Những câu chuyện ở rừng Lào” kể lại
Trong  cuộc kháng chiến chống Mỹ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra khá tốt đẹp. Trung Quốc chi viện hộ trợ cho Việt Nam khá nhiều về tinh thần và vật chất bằng nhiều hình thức phong phú như cho học sinh Việt Nam sang học tập ở Quế lâm Trung Quốc, hoặc tiếp nhận thương bệnh binh, cán bộ Việt Nam sang Trung Quốc điều trị bồi dưỡng sức khỏe để tiếp tục trở lại chiến đấu.
 

Thierry Henry có thể góp mặt trong trận gặp Man Utd

Doãn Mạnh

Cuối cùng, đội chủ sân Emirates cũng quyết định đề nghị Henry trở lại thi đấu theo dạng cho mượn có thời hạn hai tháng. Nếu mọi việc thuận lợi, chân sút người Pháp có thể khoác áo Arsenal trong nhiều trận cầu đinh sắp tới.

Henry (trái) bắt tay Alex Song và Van Persie trước trận đấu với Wolves vừa qua.
Henry (trái) bắt tay Alex Song và Van Persie trước trận đấu với Wolves vừa qua.

Người Việt không bị Hán hóa

Ngô Nhân Dụng
 
Cả tuần nay người Việt trong và ngoài nước kháo nhau về chuyện 5 sao với 6 sao. Ông Mao Trạch Đông đặt ra cờ 5 sao có ý nói Đảng Cộng sản của ông ta (sao lớn) lãnh đạo bốn giai cấp xã hội (4 sao con). Có người lại nói 5 ngôi sao đó tượng trưng 5 chủng tộc: Hán (sao lớn), và Mãn, Mông, Hồi, Tạng (4 sắc dân nhỏ). Giải thích như thế để suy ra là khi cho trẻ con Việt Nam cầm cờ 6 sao đi đón ông Tập Cận Bình, ông Nguyễn Phú Trọng muốn nói Trung Quốc có 6 chủng tộc; ngôi sao thứ sáu mới thêm vào là giống dân Việt! Ví thử lúc ông Bush hay ông Obama sang Việt Nam mà thấy các học sinh cầm lá cờ Mỹ vẽ 51 ngôi sao thì chắc người mình cũng tha hồ suy diễn đùa cợt như vậy! (Cờ nước Mỹ có 50 ngôi sao, cho 50 tiểu bang).

Chỉnh đốn Đảng hay là sụp đổ

Như lệ thường, mỗi cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được chú ý nhất vẫn là phát biểu của Tổng Bí Thư về những vấn đề có liên quan đến Đảng cầm quyền.
AFP
Lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI tại Hà Nội vào ngày 12 tháng 1 năm 2011

Học viện Khổng Tử ở Việt Nam: những gì cần cân nhắc?

Nhân chuyến công du vừa qua, Phó chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, nhắc Việt Nam mau chóng thành lập “Học viện Khổng Tử” để tăng cường hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Việc này sẽ đem lại những gì cho Việt Nam?
Wikimedia Commons
Ảnh minh hoạ Khổng Phu Tử trong cuốn Thần thoại và Truyền thuyết Trung Hoa, 1922, của E.T.C. Werner

Biển Đông:Gió đang đổi chiều

Trần Kinh Nghị
"Phép thử" dùng sức mạnh đã thất bại?Tục ngữ nói nhiều về gió, như “gió chiều nào suôi chiều đó”, “gieo gió gặt bão”, “gió đông thổi bạt gió tây”, “đòn gió”, v.v… Có thể nói chuyến thăm Việt Nam và Thái Lan của Phó Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình mới đây cũng là một loại gió, và có lẽ cơn gió này nhằm ngăn chặn một cơn bảo ngược chiều đang tích tụ từ chân trời, đó là sự trở lại của Mỹ tại khu vực châu Á –TBD mà trọng tâm là vành đai chạy từ Nhật Bản, Hàn Quốc xuống khối SEATO (cũ) liên kết với khối ANZUS ở phía Nam và Ấn Độ ở phía Tây.
Thông điệp của chuyến đi là khá rõ ràng: Với tư cách phó Chủ tịch nước, chuyến thăm lần này của ông Tập tuy không ồn ào, nhưng có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Đây là chuyến vi hành mở đầu của người sẽ cầm lái con thuyền Trung Quốc ít nhất trong một thập kỷ tới. Bắc Kinh chọn cơ hội này để phát đi tín hiệu về sự thay đổi chính sách đối với khu vực Châu Á-TBD, đặc biệt đối với Biển Đông, nơi mà biện pháp dùng “phép thử” bằng sức mạnh đã thất bại buộc họ phải điều chỉnh theo hướng ôn hòa hơn.

ẤN ĐỘ CẦN KHẲNG ĐỊNH MÌNH TRƯỚC MỘT TRUNG QUỐC KIÊU NGẠO

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 28/12/2011
TTXVN (Niu Đê li 25/12)

Tờ báo “The Pioneer ” của Ấn Độ, số ra gần đây, có đăng bài bình luận của nhà phân tích chính trị hàng đầu nước này, ông G Parthasarathy, cho rằng Ấn Độ không phải là một nước lệ thuộc, sẽ không chịu khuất phục và Làm theo mệnh lệnh của một nước Trung Quốc “hiếu chiến”. Trung Quốc phải nhận thức được điều này và chấp nhận sự thật đó.
Theo ông G Parthasarathy, năm 2012, một thế hệ mới của Trung Quốc, do Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình đứng đầu, được biết đến như là “phe thái tử”, sẽ lên lãnh đạo Trung Quốc. Họ sẽ kế thừa một nước Trung Quốc đã làm thế giới kinh ngạc với sự đột phá trong cải cách nền kinh tế. Tuy nhiên, thế hệ lãnh đạo mới cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm “dung hòa” sự tương phản giữa một bên là nên kinh tế mở và bên kia là chế độ một đảng cai trị trong một hệ thống chính trị chứa đựng nhiều bất ôn.

Biển Đông năm 2011 nổi bật với động thái kiên quyết hơn của Mỹ, Ấn và ASEAN

Trọng Nghĩa

2011 có thể được xem là một năm rất quan trọng đối với Biển Đông, với việc yêu sách chủ quyền quá đáng mà Trung Quốc muốn áp đặt đều ít nhiều bị khu vực bác bỏ. Trong lúc Mỹ cụ thể hóa quyết định dấn thân tích cực trở lại vùng Châu Á, các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc đều công khai lên tiếng bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Trả lời phỏng vấn của RFI, trong số các sự kiện đáng chú ý nhất, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc trường Đại học George Mason (Virginia-Hoa Kỳ) đặc biệt chú ý đên các động thái mới của Hoa Kỳ, Ấn Độ, ASEAN trong hồ sơ Biển Đông.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Tôi thấy có 3 sự kiện nổi bật : (1) Mỹ tuyên bố trở lại Á Châu, với những động thái rõ rệt cho thấy họ càng ngày càng tích cực. (2) Ấn Độ tỏ ra dấn thân tích cực hơn ở vùng này. (3) Các quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, tương đối có thái độ cương quyết hơn trước sự lấn sân của Trung Quốc.