VietnamDefence - Máy bay do thám siêu mật RQ-170 Sentinel bị Iran tóm được có thể là nhờ sự giúp sức của các phương tiện tác chiến điện tử của Belraus, “Tin tức Belarus” (BN) đưa ra giả thiết.
Trước đó, báo chí phương Tây đưa tin, chính hệ thống trinh sát kỹ thuật vô tuyến điện 1L222 Avtobaza mà Nga mới cung cấp cho Iran đã lập công buộc chiếc RQ-170 Sentinel “phải hạ cánh” gần như nguyên vẹn.
Trong khi đó, các chuyên gia khẳng định, bản thân hệ thống 1L222 không thể dùng để cưỡng bức hạ cánh chiếc UAV Mỹ vì nó dùng để trinh sát thụ động các radar xung trên máy bay như radar nhìn bên, radar điều khiển vũ khí không đối đất, radar bảo đảm bay thấp, và truyền thông tin về tọa độ góc (phương vị, góc tà); loại radar (radar nhìn bên, radar điều khiển vũ khí không đối đất, radar bảo đảm bay thấp); số hiệu dải tần công tác.
Avtobaza là một phần của hệ thống tác chiến điện tử cơ động tự động hóa. Hệ thống này, ngoài các trạm trinh sát Avtobaza và các sở chỉ huy tự động hóa, còn có các trạm gây nhiễu âm tạp đơn xung và đa xung công suất mạnh triển khai trên mặt đất. Chính các trạm gây nhiễu phong tỏa hoạt động của các radar trên khoang máy bay, trong đó có các radar nhìn bên, radar điều khiển vũ khí không đối đất, radar bảo đảm bay thấp. Về nguyên tắc, chúng có thể chế áp mọi thiết bị thu.
Theo các chuyên gia về thiết kế, sản xuất và khai thác UAV, chính nhiễu mạnh có thể là nguyên nhân gây trục trặc chương trình điều khiển UAV trở về nhà sau khi mất tín hiệu điều khiển, và khi UAV hết nhiên liệu, chương trình cứu hộ đã điều khiển UAV hạ cánh ít nhiều nhẹ nhàng.
Liên quan đến tín hiệu điều khiển, thì các vệ tinh GPS tạo ra tín hiệu đó vốn đã ở trên quỹ đạo tới 15 năm nên người ta đã có các công nghệ phong tỏa các vệ tinh đó. Chứ chiếm quyền điều khiển UAV khi mà kênh truyền dữ liệu bị mã hóa thì ngày nay hầu như không thể thực hiện được.
Trong sự cố với chiếc RQ-170, điều đặc biệt quan trọng là việc nhiều linh kiện quan trọng của hệ thống tác chiến điện tử, như các trạm gây nhiễu âm tạp và thiết bị phong tỏa tín hiệu GPS lại do Belarus sản xuất và chào bán ra thị trường thế giới. Có thể phỏng đoán rằng, Nga đã là trung gian cung cấp các sản phẩm này cho Iran.
Lãnh đạo Belarus vốn đặc biệt chú trọng phát triển khí tài tác chiến điện tử. Có thể thấy rõ điều đó qua phát biểu của Tổng thống Aleksandr Lukashenko trước các nghị sĩ ngày 21.4.2011. Và mặc dù ông nói đến chuyện đối phó với tên lửa hành trình, song có thể tin rằng, các nhà sản xuất khí tài tác chiến điện tử Belarus cũng đã làm các khí tài đối phó với cả UAV.
Được biết, các xí nghiệp quốc phòng Belarus đã sản xuất và chuyển giao cho quân đội sử dụng thử hệ thống gây nhiễu đối với các hệ dẫn laser Saphir và hệ thống gây nhiễu vô tuyến đối với hệ thống định vị toàn cầu GPS Naves-U.
Hoạt động của thiết bị điện tử trên khoang máy bay có thể bị chế áp bởi cả các trạm gây nhiễu âm tạp SNP-2 và SNP-4 vốn có từ lâu trong trang bị quân đội Belarus, cũng như các trạm gây nhiễu vô tuyến mới.
Chính việc phát triển các khí tài đối phó điện tử chống vũ khí chính xác cao hiện đại và các phương pháp sử dụng chúng trong chiến đấu hiện là một trong những hướng phát triển vũ khí trang bị ưu tiên ở Belarus.
Trong khi đó, các chuyên gia khẳng định, bản thân hệ thống 1L222 không thể dùng để cưỡng bức hạ cánh chiếc UAV Mỹ vì nó dùng để trinh sát thụ động các radar xung trên máy bay như radar nhìn bên, radar điều khiển vũ khí không đối đất, radar bảo đảm bay thấp, và truyền thông tin về tọa độ góc (phương vị, góc tà); loại radar (radar nhìn bên, radar điều khiển vũ khí không đối đất, radar bảo đảm bay thấp); số hiệu dải tần công tác.
Avtobaza là một phần của hệ thống tác chiến điện tử cơ động tự động hóa. Hệ thống này, ngoài các trạm trinh sát Avtobaza và các sở chỉ huy tự động hóa, còn có các trạm gây nhiễu âm tạp đơn xung và đa xung công suất mạnh triển khai trên mặt đất. Chính các trạm gây nhiễu phong tỏa hoạt động của các radar trên khoang máy bay, trong đó có các radar nhìn bên, radar điều khiển vũ khí không đối đất, radar bảo đảm bay thấp. Về nguyên tắc, chúng có thể chế áp mọi thiết bị thu.
Theo các chuyên gia về thiết kế, sản xuất và khai thác UAV, chính nhiễu mạnh có thể là nguyên nhân gây trục trặc chương trình điều khiển UAV trở về nhà sau khi mất tín hiệu điều khiển, và khi UAV hết nhiên liệu, chương trình cứu hộ đã điều khiển UAV hạ cánh ít nhiều nhẹ nhàng.
Liên quan đến tín hiệu điều khiển, thì các vệ tinh GPS tạo ra tín hiệu đó vốn đã ở trên quỹ đạo tới 15 năm nên người ta đã có các công nghệ phong tỏa các vệ tinh đó. Chứ chiếm quyền điều khiển UAV khi mà kênh truyền dữ liệu bị mã hóa thì ngày nay hầu như không thể thực hiện được.
Trong sự cố với chiếc RQ-170, điều đặc biệt quan trọng là việc nhiều linh kiện quan trọng của hệ thống tác chiến điện tử, như các trạm gây nhiễu âm tạp và thiết bị phong tỏa tín hiệu GPS lại do Belarus sản xuất và chào bán ra thị trường thế giới. Có thể phỏng đoán rằng, Nga đã là trung gian cung cấp các sản phẩm này cho Iran.
Lãnh đạo Belarus vốn đặc biệt chú trọng phát triển khí tài tác chiến điện tử. Có thể thấy rõ điều đó qua phát biểu của Tổng thống Aleksandr Lukashenko trước các nghị sĩ ngày 21.4.2011. Và mặc dù ông nói đến chuyện đối phó với tên lửa hành trình, song có thể tin rằng, các nhà sản xuất khí tài tác chiến điện tử Belarus cũng đã làm các khí tài đối phó với cả UAV.
Được biết, các xí nghiệp quốc phòng Belarus đã sản xuất và chuyển giao cho quân đội sử dụng thử hệ thống gây nhiễu đối với các hệ dẫn laser Saphir và hệ thống gây nhiễu vô tuyến đối với hệ thống định vị toàn cầu GPS Naves-U.
Hoạt động của thiết bị điện tử trên khoang máy bay có thể bị chế áp bởi cả các trạm gây nhiễu âm tạp SNP-2 và SNP-4 vốn có từ lâu trong trang bị quân đội Belarus, cũng như các trạm gây nhiễu vô tuyến mới.
Chính việc phát triển các khí tài đối phó điện tử chống vũ khí chính xác cao hiện đại và các phương pháp sử dụng chúng trong chiến đấu hiện là một trong những hướng phát triển vũ khí trang bị ưu tiên ở Belarus.
Nguồn: BN, 14.12.2011.