Hà Nhân Văn
Sau hậu trường, tình hình Hoa Kỳ và Trung Cộng càng ngày càng căng thẳng. Bắc Kinh qua Nhân Dân nhật báo, The Global Times China Daily đồng loạt nặng lời công kích Mỹ, tố cáo rằng các chính khách Mỹ dùng TQ làm đề tài tranh cử tổng thống năm 2012. Báo chí Bắc Kinh, websites, internet tiếp tục thóa mạ VN và Phi Luật Tân, hăm dọa sẽ dạy cho bài học để vảnh tai nghe tiếng đại bác!
BẮC KINH VÀ QUÂN PHIỆT
Như một chủ ý để làm yên lòng phe hiếu chiến và Đại Hán bành trướng, CT Hồ Cẩm Đào triệu tập hội nghị quân ủy toàn đảng tại Bắc Kinh ngày 7-12 vừa qua, như quí độc giả đã nghe đài và báo. Ông Đào như một chỉ thị của Tổng tư lệnh tối cao, gằn giọng nói: tiếp tục khuếch trương phát triển hải quân hải dương và sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới (!).
Hội nghị kể trên như một hành động chấp nhận thách đố của Hoa Kỳ ở Á Đông - TBD. Bắc Kinh cũng cho Úc Đại Lợi biết quân đội Mỹ đóng ở Úc (Darwin) là không thích hợp! Từ thập niên 1990, Tư lệnh hải quân là một Phó CT Tổng quân ủy và được vào hải quân bộ CT-TƯĐ. Ông Đào nhấn mạnh "công tác chính yếu của chúng ta phải là xoáy chặt vào vấn đề quốc phòng và xây dựng quân đội" (Our work must closely encircle the main theme of ND and MB - xem toàn văn: The Washington Times, "Hu urges navy to "make extended preparations" for combat", Dec. 7, 2011). Ủy ban quân sự là cơ cấu mạnh nhất trong ủy ban TƯĐ. Đặng Tiểu Bình tuy chỉ là Phó Thủ tướng nhưng quyền lực mạnh nhất, lãnh đạo tối cao của ĐCSTH do họ Đặng làm chủ tịch UBQS tức Tổng Quân ủy. Thành viên trọng yếu là các tư lệnh hải, lục, không quân, tư lệnh "Tên lửa" và các tư lệnh 7 đại quân khu cùng các chính ủy. Tổ chức cơ cấu QĐ Trung Cộng gọi là Giải phóng quân hoàn toàn khác với QĐ VNCH trước đây và QĐ Mỹ. Dưới bộ tổng tư lệnh (thường kiêm Bộ trưởng Bộ QP) là bộ TTM, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Chính trị, Tổng cục này mới là "linh hồn" GPQ, trong đó cục bảo vệ chính trị bao trùm tất cả. Cục này có thẩm quyền bắt giữ điều tra các tư lệnh từ các quân binh chủng, quân đoàn, sư đoàn...
Hội đồng chỉ đạo chiến lược Việt - Trung do Đái Bỉnh Quốc (TC) và Nguyễn Thiện Nhân là đồng chủ tịch cũng chỉ là bù nhìn, trò hề chính trị để giữ danh nghĩa bên ngoài. Các vấn đề chiến lược của TQ ở Hoa Đông, Biển Đông, Nam TBD và Nam Á thuộc thẩm quyền Tổng quân ủy. CT Đào rất yếu trong thế lãnh đạo TQU, không thể so với Đặng Tiểu Bình cũng như Nông Đức Mạnh trước đây và TBT Trọng bây giờ quá yếu không thể so với Lê Duẫn, kể cả Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu, quyền lực vẫn nằm trong tay Tổng cục chính trị, cánh tay mặt và trái của nó là Cục bảo vệ chính trị và Tổng cục siêu tình báo T2. Hệ thống cơ cấu của bộ quốc phòng VNCS và QĐNDVN mô phỏng theo TC.
Hơn 10 năm qua, ngành điện ảnh của TC với phim trường vĩ đại sản xuất hàng loạt phim võ hiệp chiến tranh, lớn lao ngoài sự tưởng tượng, vượt xa Mỹ và Nhật về loại phim chiến tranh. Thí dụ Tam Quốc tranh hùng giữa Tào Tháo và Lưu Bị, Khổng Minh với trận hỏa chiến Xích Bích, bộ phim này được dàn dựng lại, 95 hồi, vĩ đại chưa từng có. Đó là mục tiêu của Bắc Kinh đề cao và cổ võ sự nghiệp chiến tranh của TQ và cũng là để khoa trương thanh théá của TQ đại bá ở Á châu. Mao Trạch Đông đã dạy ĐCSTH "cướp chính quyền bằng họng súng mà giữ chính quyền cũng bằng họng súng". Và "để lấy lại đất cũ của TQ, cũng bằng họng súng!". Mao cho vẽ lại bản đồ Á châu và đặc biệt bản đồ ĐNA và Nam Á. Khi ở chiến khu Diên An (1937), Mao tiếp nhà báo Mỹ Edgar Snow, "tâm tình" rằng từ biển Nam Trung Hoa qua eo biển Malacca đến Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan kể cả Ấn Độ là đất cũ của TQ, đế quốc thực dân Tây phương đã cướp của TQ. Mộng lớn của Mao là lấy lại đất cũ mênh mông ấy. Mao tuyên bố: "Sư tử thành" Chiêu Dương tức Tân Gia Ba là một tiểu TQ ở ngoài TQ. Và rằng, Đông Dương là một phần của TQ, từng là quận huyện của TQ! Những tài liệu mật thuộc loại tim đen của TC, thời Lê Duẫn theo Liên Xô chống Đại Hán, Hà Nội thu thập được khá nhiều, phần lớn do Liên Xô cung cấp, Hà Nội đã dịch và cho phổ biến rộng rãi trên tạp chí "Quốc phòng toàn dân" và nhiều báo chuyên đề khác thuộc ủy ban KHXH, chúng tôi xerox được khá nhiêàu từ Thư viện quốc hội Hoa Kỳ "một thời vàng son chống Đại Hán bá quyền bành trướng" (chữ của CSVN vào thập niên 1970-80). Nghĩa là "lấy lại đất cũ của TQ" là mục tiêu chiến lược chính yếu của ĐCSTH, kế thừa di ngôn của Mao, cao điểm là năm 2010 ở Biển Đông sau Thế vận hội Bắc Kinh, Hải dương Nam tiêán mở màn dưới nhãn hiệu lừa bịp "bảo vệ hòa bình thế giới". Nhưng Bắc Kinh "khôn mà không ngoan", một mặt lép vế hòa hoãn với Hoa Kỳ, một mặt bắt tay vào hành động. Năm 2010, Bắc Kinh tự huênh hoang tuyên bố đóng 70 tàu gọi là Ngư chính và Hải giám để tuần tra và bảo vệ "vùng biển lịch sử" của TQ, chiếm 80% Biển Đông. Có lẽ nghĩ rằng Mỹ đang bị trói tay trói chân vào 3 cuộc chiến Iraq, A Phú Hãn và đánh khủng bố ở Mỹ và toàn cầu nên đây là cơ hội vàng TQ ra tay "lấy lại đất cũ"!
ĐÔNG NAM Á HỐT HOẢNG
Bắc Kinh bất ngờ, Hoa Kỳ không buông tay. Thượng đỉnh ASEAN tiếp theo Thượng đỉnh Á Đông ở Bali vừa qua, tiếp đến tình hình biến chuyển ở Miến Điện khiến Bắc Kinh ngất ngư, hoàn toàn bất ngờ: Bài học lịch sử năm 1954 với Hiệp ước liên phòng ĐNA ký kết ở Manila lại tái diễn dù 2 bối cảnh lịch sử 1954 và 2011 khác nhau rất xa nhưng mục tiêu chính vẫn là chống TQ bành trướng. Năm 1954, ngăn chặn làn sóng Đỏ từ phương Bắc tràn xuống với ý đồ nhuộm đỏ ĐNA. Năm 2011, vẫn là làn sóng Đại Hán bành trướng, TC công khai thách đố, khoanh vạch vùng Lưỡi Bò, chiếm gần hết Biển Đông (tên gọi Lưỡi Bò là do ai đó ở VN đặt cho cái tên độc địa này). Tổng cục bản đồ Bắc Kinh quá chủ quan, kiêu căng in lại bản đồ TQ và Biển Đông "của TQ". Thế giới không cần biết cỗi nguồn lịch sử, cứ nhìn tấm bản đồ mới này đã thấy tham vọng xâm lược của TQ.
ĐNA hốt hoảng "nước đã đến chân", TQ xâm lăng ĐNA không còn là điều mơ hồ mà đã là sự thực. Biết cầu cứu ai? Vẫn chỉ còn Mỹ.
1954: MỸ VÀ ĐÔNG NAM Á
Hoa Kỳ can dự vào ĐNA và Nam TBD từ năm 1941, sau trận Trân Châu cảng. Hạm đội Nhật vượt TBD, bất ngờ tàn phá hạm đội Mỹ, khoảng trên 3000 quân nhân Mỹ tử trận. Á Đông - TBD khói lửa mù trời. Người thứ nhất làm phái khiển (agent) cho tình báo chiến lược OSS của Hoa Kỳ ở mặt trận Hoa Nam là Lý Thụy tức HCM. Canada là nước Đồng Minh đầu tiên có hoạt động tình báo ở VN. Ls. Lê Văn Kim ở Sàigòn hoạt động cho Canada, sau bị Nhật phá vỡ, xử tử Ls. Kim (1944). Người thứ ba hoạt động cho OSS Mỹ là Huỳnh Sanh Thông, với tư cách thông dịch viên cho phái bộ Mỹ ở Sàigòn 1945. Năm sau, phái bộ rút về nước, cho ông Thông biết, họ là tình báo, ông Thông có thể theo OSS về Mỹ, nếu ở lại VN là CS sẽ giết. Huỳnh Sanh Thông, một đảng viên Đại Việt QDĐ Nam bộ theo OSS qua Mỹ (tức học giả Huỳnh Sanh Thông sau này, dịch giả Truyện Kiều phục vụ tại ĐH Yale cho đến khi về hưu, là đồng chí thân thiết cùng thời với Gs. Nguyễn Ngọc Huy. Năm 1965 ông hồi hương, được bổ làm Tổng giám đốc VTX sau ông chán nản lại trở qua Mỹ, sống ở Connecticut).
Người thứ 2 sau HCM được tình báo Mỹ CIA đưa ra Hạm đội 7 huấn luyện làm "operator" là ông NVB, người vùng Móng Cái - Tiên Yên nhưng chỉ lo chuyển các điệp văn mật của CIA từ Hà Nội về HĐ7 hay về Mỹ. Một cách chính danh NVB là CIA VN từ năm 1952 (sau 1975, di tản qua Mỹ, ông làm cho sở di trú tị nạn bộ YTASXH - HEW cho đến khi về hưu - NVB là người quốc gia yêu nước chống Cộng rất nhiệt thành). Ông cũng là nhân chứng vụ tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở Đà Nẵng (1974) cho Lm. Nguyễn Hữu Thanh và NVK, dân biểu (Đại Việt và Công giáo tân tòng, một phái khiển của TBCS Hà Nội) mượn trực thăng của tòa TLS bay ra Phú Cam Huế, tổ chức biểu tình đầu tiên và ra mắt Phong trào ND chống tham nhũng mà NVK đứng đằng sau Lm. Thanh điều động). Đây cũng là thời điểm Hoa Kỳ chuẩn bị tháo chạy khỏi VN sau hơn 20 năm trực tiếp can dự vào cuộc chiến VN mà khởi đầu, 1954, gọi là ngăn chặn làn sóng Đỏ Mao Trạch Đông.
MỞ ĐẦU THẢM KỊCH MÁU
Hoa Kỳ can dự vào ĐNA sớm nhất vào năm 1953 sau chiến tranh Cao Ly. CIA và Tình báo Canada, nhất là tình báo Đài Loan, Quốc Gia An Toàn Cục, thu thập được nhiều nguồn tin chính xác về mục tiêu CS bành trướng xuống ĐNA. Liên Xô và TC yểm trợ cho CSBV phát động chiến tranh giải phóng ở miền Nam VN, viện trợ cho CS Thái Lan và CS Mã Lai cũng như CS Phi Luật Tân và Nam Dương (hầu hết là Hoa kiều). Từ năm 1953, Thái Lan chứ không phải miền Nam VN, đã là tiền đồn ở ĐNA của thế giới tự do. Số cố vấn Mỹ ở miền Nam VN không bằng 40% ở Thái Lan. Số viện trợ Mỹ cho Nam VN không bằng 20% so với Thái Lan vào năm 1955. Năm 1955, quốc hội Mỹ chấp thuận viện trợ cho Sàigòn là 824,151,086 $US trong đó 762,223,645 $US dành cho kinh viện, nhập cảng hàng hóa. Thống tướng Eisenhower đắc cử vào tòa Bạch Ốc tiếp tục theo sách lược của HP Dân Chủ Truman "can thiệp giới hạn khi cần". HP Ike nhận ra rằng VN chứ không phải là Thái Lan hay bất cứ nước nào ở ĐNA mới là tiền đồn ngăn chặn làn sóng Đỏ Mao. Hoa Kỳ bắt đầu chuyển hướng về Nam VN mà Thái Lan trở thành căn cứ tiếp vận hậu cần... HP Ike cũng thấy rằng ĐNA và TBD quan trọng hơn cả mặt trận Tây Âu và Nam Âu, nhất là Mỹ vẫn còn ấn tượng kinh hoàng về chiến thuật nhân hải (biển người) của Hồng quân TC trong chiến tranh Cao Ly. Phải mở một trận doanh lớn bao trùm toàn vùng, Nam VN bị ràng buộc bởi HĐ Giơne 1954 nên lấy Manila làm bản doanh nhưng Nam VN vẫn là trường thành ngăn chặn làn sóng Đỏ phương Bắc. Khối Liên Phòng ĐNA được thành lập gọi tắt là SEATO, không có Nam VN nhưng Nam VN lại là chủ yếu. Trước hội nghị thành lập SEATO (1954) ở Manila, Ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles đọc một bài diễn văn nẩy lửa, ông hướng về Bắc Kinh giọng cương quyết cảnh cáo TC rằng "nếu kẻ xâm lược (TC) đánh vào hệ thống Liên Phòng ở bất cứ nơi nào sẽ gặp phản ứng dây chuyền của Liên Minh (...) kẻ xâm lược sẽ thua nhiều hơn là hy vọng có thể đạt được thắng lợi" (xem: US Department of State, Bulletin no 31-1954 Foster Dulles, Manila conference, p. 432). Hoa Kỳ đã tính toán một cách chính xác về làn sóng Đỏ tràn xuống phương Nam. Thật vậy, Hội nghị Ban CH-TƯĐ, ĐLĐVN (CS) lần thứ VIII khóa II, tháng 8-1955 do HCM chủ tọa đã "nhất trí" tiến hành chiến tranh giải phóng ở miền Nam "Lãnh thổ VN là một giải đất thống nhất không thể chia cắt được" (Lời HCM, xem: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, T. I, bộ QP, nxb CTQG, HN 1996, tr. 151). Thảm kịch máu VN bắt đầu mở màn từ đây.
KHI ĐẠI HÁN VƠ VÉT!
Hơn 56 năm sau, năm 2011, từ Thượng đỉnh ASEAN Hà Nội tháng 7, 2010 đến Thượng đỉnh ASEAN và Thượng đỉnh Á Đông Bali Nam Dương, một Liên Minh không hiệp ước, bất thành văn nhưng trên thực tế đã hình thành do Hoa Kỳ lãnh đạo gồm Úc, Ấn Độ, Nhật, thêm Nam Hàn, Đài Loan mặc nhiên trong quĩ đạo Hoa Kỳ và 10 nước hội viên ASEAN, kể cả Tân Tây Lan. Một Hillary Clinton cương quyết mãnh liệt không kém Foster Dulles. Từ những năm 2000, tình báo Á Đông đã thu thập được những nguồn tin chính xác từ Bắc Kinh và Hà Nội: Bắc Kinh rõ rệt đã toan tính khống chế VN, biến VN thành một tỉnh đảng bộ của TQ như Quảng Đông - Quảng Tây theo mô thức "2 đảng là một". Đảng lãnh đạo nước cho nên "2 nước cũng là một". VN tiếp tục với danh nghĩa và hệ thống nhà nước CHXH VN (tôi đã trình bày hơn một lần trên mục này). Trước hết, TC đã hóa giải Thượng du VN, đã đặt chân "chiến lược" ở Thanh Hóa, Quảng Nam, miền Đông Nam Bộ (với Phố Tàu, Bình Dương) Tây Nguyên và cực nam là Cà Mau, với nhà máy chất đạm, có từ 1200 đến 1500 công nhân Tàu mà hầu hết là lính GPQ, trừ bị, thuộc bộ QP Bắc Kinh, thêm 10 nhà máy điện trong đó nhà máy Sóc Trăng là "trung tâm kiểm báo" bí mật của QĐ - GPQ TC. Nhật và Úc Đại Lợi giật mình, đề cao cảnh giác. Hội đồng chỉ đạo chiến lược Việt - Trung là cơ cấu tối cao của hệ thống 2 đảng, 2 nước Việt Trung là một, chọn một sản phẩm đại khoa bảng Mỹ làm đồng chủ tịch để che mắt. Cơ cấu quan trọng hàng đầu là Hội đồng lý luận 2 nước 2 đảng là một do Đinh Thế Huynh là đồng chủ tịch. Lý luận cái gì? Đầu tiên là 2 nước có chung một kẻ thù "vô định hình" là "thế lực thù địch nước ngoài" mặc nhiên phải hiểu rằng đó là Hoa Kỳ, tiếp đến là Đài Loan, Hoa kiều hải ngoại và khối trên 3 triệu người Việt hải ngoại. Trước hết phải chiếm các cao điểm ở Thượng du và Tây Nguyên (Đắc Nông). Hơn 10 năm qua tài nguyên Thượng du đã bị TC vét nhẵn.
VN ta có 50 loại khoáng sản, 300 quặng, 30 mỏ đá quí tuy số lượng không nhiều nhưng cũng đủ phong lưu đối với một nước nhỏ. VN là trung tâm của các loại gỗ quí, có thể nói hiếm quí như gỗ vàng tâm, gụ, cẩm lai, gỗ liêm (xem: Đất nước ta, tr. 26-30). Người Việt xưa tự hào VN là một linh địa, ta lấy tứ linh làm 4 vật thiêng của tổ quốc: long, ly, qui, phụng (trừ rồng là thần vật - vật tổ của dân tộc Việt). VN có chim phụng hoàng ở rừng Thượng du và Tây Nguyên nay đã tuyệt diệt. Phải khống chế và đoạt VN, "hủy diệt linh địa", Đại Hán khả dĩ mối có thể tràn xuống được ĐNA và Nam TBD. Nhưng Bắc Kinh đã lộ mục tiêu. Sớm muộn VN cũng sẽ phải trở về với ĐNA vì lẽ dân tộc sinh tồn. Miễn sao "còn người, còn của" mà người đây phải là người văn hóa truyền thống Việt. Cuối cùng, VN sẽ vẫn là thành trì của ĐNA.
BẮC KINH VÀ QUÂN PHIỆT
Như một chủ ý để làm yên lòng phe hiếu chiến và Đại Hán bành trướng, CT Hồ Cẩm Đào triệu tập hội nghị quân ủy toàn đảng tại Bắc Kinh ngày 7-12 vừa qua, như quí độc giả đã nghe đài và báo. Ông Đào như một chỉ thị của Tổng tư lệnh tối cao, gằn giọng nói: tiếp tục khuếch trương phát triển hải quân hải dương và sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới (!).
Hội nghị kể trên như một hành động chấp nhận thách đố của Hoa Kỳ ở Á Đông - TBD. Bắc Kinh cũng cho Úc Đại Lợi biết quân đội Mỹ đóng ở Úc (Darwin) là không thích hợp! Từ thập niên 1990, Tư lệnh hải quân là một Phó CT Tổng quân ủy và được vào hải quân bộ CT-TƯĐ. Ông Đào nhấn mạnh "công tác chính yếu của chúng ta phải là xoáy chặt vào vấn đề quốc phòng và xây dựng quân đội" (Our work must closely encircle the main theme of ND and MB - xem toàn văn: The Washington Times, "Hu urges navy to "make extended preparations" for combat", Dec. 7, 2011). Ủy ban quân sự là cơ cấu mạnh nhất trong ủy ban TƯĐ. Đặng Tiểu Bình tuy chỉ là Phó Thủ tướng nhưng quyền lực mạnh nhất, lãnh đạo tối cao của ĐCSTH do họ Đặng làm chủ tịch UBQS tức Tổng Quân ủy. Thành viên trọng yếu là các tư lệnh hải, lục, không quân, tư lệnh "Tên lửa" và các tư lệnh 7 đại quân khu cùng các chính ủy. Tổ chức cơ cấu QĐ Trung Cộng gọi là Giải phóng quân hoàn toàn khác với QĐ VNCH trước đây và QĐ Mỹ. Dưới bộ tổng tư lệnh (thường kiêm Bộ trưởng Bộ QP) là bộ TTM, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Chính trị, Tổng cục này mới là "linh hồn" GPQ, trong đó cục bảo vệ chính trị bao trùm tất cả. Cục này có thẩm quyền bắt giữ điều tra các tư lệnh từ các quân binh chủng, quân đoàn, sư đoàn...
Hội đồng chỉ đạo chiến lược Việt - Trung do Đái Bỉnh Quốc (TC) và Nguyễn Thiện Nhân là đồng chủ tịch cũng chỉ là bù nhìn, trò hề chính trị để giữ danh nghĩa bên ngoài. Các vấn đề chiến lược của TQ ở Hoa Đông, Biển Đông, Nam TBD và Nam Á thuộc thẩm quyền Tổng quân ủy. CT Đào rất yếu trong thế lãnh đạo TQU, không thể so với Đặng Tiểu Bình cũng như Nông Đức Mạnh trước đây và TBT Trọng bây giờ quá yếu không thể so với Lê Duẫn, kể cả Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu, quyền lực vẫn nằm trong tay Tổng cục chính trị, cánh tay mặt và trái của nó là Cục bảo vệ chính trị và Tổng cục siêu tình báo T2. Hệ thống cơ cấu của bộ quốc phòng VNCS và QĐNDVN mô phỏng theo TC.
Hơn 10 năm qua, ngành điện ảnh của TC với phim trường vĩ đại sản xuất hàng loạt phim võ hiệp chiến tranh, lớn lao ngoài sự tưởng tượng, vượt xa Mỹ và Nhật về loại phim chiến tranh. Thí dụ Tam Quốc tranh hùng giữa Tào Tháo và Lưu Bị, Khổng Minh với trận hỏa chiến Xích Bích, bộ phim này được dàn dựng lại, 95 hồi, vĩ đại chưa từng có. Đó là mục tiêu của Bắc Kinh đề cao và cổ võ sự nghiệp chiến tranh của TQ và cũng là để khoa trương thanh théá của TQ đại bá ở Á châu. Mao Trạch Đông đã dạy ĐCSTH "cướp chính quyền bằng họng súng mà giữ chính quyền cũng bằng họng súng". Và "để lấy lại đất cũ của TQ, cũng bằng họng súng!". Mao cho vẽ lại bản đồ Á châu và đặc biệt bản đồ ĐNA và Nam Á. Khi ở chiến khu Diên An (1937), Mao tiếp nhà báo Mỹ Edgar Snow, "tâm tình" rằng từ biển Nam Trung Hoa qua eo biển Malacca đến Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan kể cả Ấn Độ là đất cũ của TQ, đế quốc thực dân Tây phương đã cướp của TQ. Mộng lớn của Mao là lấy lại đất cũ mênh mông ấy. Mao tuyên bố: "Sư tử thành" Chiêu Dương tức Tân Gia Ba là một tiểu TQ ở ngoài TQ. Và rằng, Đông Dương là một phần của TQ, từng là quận huyện của TQ! Những tài liệu mật thuộc loại tim đen của TC, thời Lê Duẫn theo Liên Xô chống Đại Hán, Hà Nội thu thập được khá nhiều, phần lớn do Liên Xô cung cấp, Hà Nội đã dịch và cho phổ biến rộng rãi trên tạp chí "Quốc phòng toàn dân" và nhiều báo chuyên đề khác thuộc ủy ban KHXH, chúng tôi xerox được khá nhiêàu từ Thư viện quốc hội Hoa Kỳ "một thời vàng son chống Đại Hán bá quyền bành trướng" (chữ của CSVN vào thập niên 1970-80). Nghĩa là "lấy lại đất cũ của TQ" là mục tiêu chiến lược chính yếu của ĐCSTH, kế thừa di ngôn của Mao, cao điểm là năm 2010 ở Biển Đông sau Thế vận hội Bắc Kinh, Hải dương Nam tiêán mở màn dưới nhãn hiệu lừa bịp "bảo vệ hòa bình thế giới". Nhưng Bắc Kinh "khôn mà không ngoan", một mặt lép vế hòa hoãn với Hoa Kỳ, một mặt bắt tay vào hành động. Năm 2010, Bắc Kinh tự huênh hoang tuyên bố đóng 70 tàu gọi là Ngư chính và Hải giám để tuần tra và bảo vệ "vùng biển lịch sử" của TQ, chiếm 80% Biển Đông. Có lẽ nghĩ rằng Mỹ đang bị trói tay trói chân vào 3 cuộc chiến Iraq, A Phú Hãn và đánh khủng bố ở Mỹ và toàn cầu nên đây là cơ hội vàng TQ ra tay "lấy lại đất cũ"!
ĐÔNG NAM Á HỐT HOẢNG
Bắc Kinh bất ngờ, Hoa Kỳ không buông tay. Thượng đỉnh ASEAN tiếp theo Thượng đỉnh Á Đông ở Bali vừa qua, tiếp đến tình hình biến chuyển ở Miến Điện khiến Bắc Kinh ngất ngư, hoàn toàn bất ngờ: Bài học lịch sử năm 1954 với Hiệp ước liên phòng ĐNA ký kết ở Manila lại tái diễn dù 2 bối cảnh lịch sử 1954 và 2011 khác nhau rất xa nhưng mục tiêu chính vẫn là chống TQ bành trướng. Năm 1954, ngăn chặn làn sóng Đỏ từ phương Bắc tràn xuống với ý đồ nhuộm đỏ ĐNA. Năm 2011, vẫn là làn sóng Đại Hán bành trướng, TC công khai thách đố, khoanh vạch vùng Lưỡi Bò, chiếm gần hết Biển Đông (tên gọi Lưỡi Bò là do ai đó ở VN đặt cho cái tên độc địa này). Tổng cục bản đồ Bắc Kinh quá chủ quan, kiêu căng in lại bản đồ TQ và Biển Đông "của TQ". Thế giới không cần biết cỗi nguồn lịch sử, cứ nhìn tấm bản đồ mới này đã thấy tham vọng xâm lược của TQ.
ĐNA hốt hoảng "nước đã đến chân", TQ xâm lăng ĐNA không còn là điều mơ hồ mà đã là sự thực. Biết cầu cứu ai? Vẫn chỉ còn Mỹ.
1954: MỸ VÀ ĐÔNG NAM Á
Hoa Kỳ can dự vào ĐNA và Nam TBD từ năm 1941, sau trận Trân Châu cảng. Hạm đội Nhật vượt TBD, bất ngờ tàn phá hạm đội Mỹ, khoảng trên 3000 quân nhân Mỹ tử trận. Á Đông - TBD khói lửa mù trời. Người thứ nhất làm phái khiển (agent) cho tình báo chiến lược OSS của Hoa Kỳ ở mặt trận Hoa Nam là Lý Thụy tức HCM. Canada là nước Đồng Minh đầu tiên có hoạt động tình báo ở VN. Ls. Lê Văn Kim ở Sàigòn hoạt động cho Canada, sau bị Nhật phá vỡ, xử tử Ls. Kim (1944). Người thứ ba hoạt động cho OSS Mỹ là Huỳnh Sanh Thông, với tư cách thông dịch viên cho phái bộ Mỹ ở Sàigòn 1945. Năm sau, phái bộ rút về nước, cho ông Thông biết, họ là tình báo, ông Thông có thể theo OSS về Mỹ, nếu ở lại VN là CS sẽ giết. Huỳnh Sanh Thông, một đảng viên Đại Việt QDĐ Nam bộ theo OSS qua Mỹ (tức học giả Huỳnh Sanh Thông sau này, dịch giả Truyện Kiều phục vụ tại ĐH Yale cho đến khi về hưu, là đồng chí thân thiết cùng thời với Gs. Nguyễn Ngọc Huy. Năm 1965 ông hồi hương, được bổ làm Tổng giám đốc VTX sau ông chán nản lại trở qua Mỹ, sống ở Connecticut).
Người thứ 2 sau HCM được tình báo Mỹ CIA đưa ra Hạm đội 7 huấn luyện làm "operator" là ông NVB, người vùng Móng Cái - Tiên Yên nhưng chỉ lo chuyển các điệp văn mật của CIA từ Hà Nội về HĐ7 hay về Mỹ. Một cách chính danh NVB là CIA VN từ năm 1952 (sau 1975, di tản qua Mỹ, ông làm cho sở di trú tị nạn bộ YTASXH - HEW cho đến khi về hưu - NVB là người quốc gia yêu nước chống Cộng rất nhiệt thành). Ông cũng là nhân chứng vụ tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở Đà Nẵng (1974) cho Lm. Nguyễn Hữu Thanh và NVK, dân biểu (Đại Việt và Công giáo tân tòng, một phái khiển của TBCS Hà Nội) mượn trực thăng của tòa TLS bay ra Phú Cam Huế, tổ chức biểu tình đầu tiên và ra mắt Phong trào ND chống tham nhũng mà NVK đứng đằng sau Lm. Thanh điều động). Đây cũng là thời điểm Hoa Kỳ chuẩn bị tháo chạy khỏi VN sau hơn 20 năm trực tiếp can dự vào cuộc chiến VN mà khởi đầu, 1954, gọi là ngăn chặn làn sóng Đỏ Mao Trạch Đông.
MỞ ĐẦU THẢM KỊCH MÁU
Hoa Kỳ can dự vào ĐNA sớm nhất vào năm 1953 sau chiến tranh Cao Ly. CIA và Tình báo Canada, nhất là tình báo Đài Loan, Quốc Gia An Toàn Cục, thu thập được nhiều nguồn tin chính xác về mục tiêu CS bành trướng xuống ĐNA. Liên Xô và TC yểm trợ cho CSBV phát động chiến tranh giải phóng ở miền Nam VN, viện trợ cho CS Thái Lan và CS Mã Lai cũng như CS Phi Luật Tân và Nam Dương (hầu hết là Hoa kiều). Từ năm 1953, Thái Lan chứ không phải miền Nam VN, đã là tiền đồn ở ĐNA của thế giới tự do. Số cố vấn Mỹ ở miền Nam VN không bằng 40% ở Thái Lan. Số viện trợ Mỹ cho Nam VN không bằng 20% so với Thái Lan vào năm 1955. Năm 1955, quốc hội Mỹ chấp thuận viện trợ cho Sàigòn là 824,151,086 $US trong đó 762,223,645 $US dành cho kinh viện, nhập cảng hàng hóa. Thống tướng Eisenhower đắc cử vào tòa Bạch Ốc tiếp tục theo sách lược của HP Dân Chủ Truman "can thiệp giới hạn khi cần". HP Ike nhận ra rằng VN chứ không phải là Thái Lan hay bất cứ nước nào ở ĐNA mới là tiền đồn ngăn chặn làn sóng Đỏ Mao. Hoa Kỳ bắt đầu chuyển hướng về Nam VN mà Thái Lan trở thành căn cứ tiếp vận hậu cần... HP Ike cũng thấy rằng ĐNA và TBD quan trọng hơn cả mặt trận Tây Âu và Nam Âu, nhất là Mỹ vẫn còn ấn tượng kinh hoàng về chiến thuật nhân hải (biển người) của Hồng quân TC trong chiến tranh Cao Ly. Phải mở một trận doanh lớn bao trùm toàn vùng, Nam VN bị ràng buộc bởi HĐ Giơne 1954 nên lấy Manila làm bản doanh nhưng Nam VN vẫn là trường thành ngăn chặn làn sóng Đỏ phương Bắc. Khối Liên Phòng ĐNA được thành lập gọi tắt là SEATO, không có Nam VN nhưng Nam VN lại là chủ yếu. Trước hội nghị thành lập SEATO (1954) ở Manila, Ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles đọc một bài diễn văn nẩy lửa, ông hướng về Bắc Kinh giọng cương quyết cảnh cáo TC rằng "nếu kẻ xâm lược (TC) đánh vào hệ thống Liên Phòng ở bất cứ nơi nào sẽ gặp phản ứng dây chuyền của Liên Minh (...) kẻ xâm lược sẽ thua nhiều hơn là hy vọng có thể đạt được thắng lợi" (xem: US Department of State, Bulletin no 31-1954 Foster Dulles, Manila conference, p. 432). Hoa Kỳ đã tính toán một cách chính xác về làn sóng Đỏ tràn xuống phương Nam. Thật vậy, Hội nghị Ban CH-TƯĐ, ĐLĐVN (CS) lần thứ VIII khóa II, tháng 8-1955 do HCM chủ tọa đã "nhất trí" tiến hành chiến tranh giải phóng ở miền Nam "Lãnh thổ VN là một giải đất thống nhất không thể chia cắt được" (Lời HCM, xem: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, T. I, bộ QP, nxb CTQG, HN 1996, tr. 151). Thảm kịch máu VN bắt đầu mở màn từ đây.
KHI ĐẠI HÁN VƠ VÉT!
Hơn 56 năm sau, năm 2011, từ Thượng đỉnh ASEAN Hà Nội tháng 7, 2010 đến Thượng đỉnh ASEAN và Thượng đỉnh Á Đông Bali Nam Dương, một Liên Minh không hiệp ước, bất thành văn nhưng trên thực tế đã hình thành do Hoa Kỳ lãnh đạo gồm Úc, Ấn Độ, Nhật, thêm Nam Hàn, Đài Loan mặc nhiên trong quĩ đạo Hoa Kỳ và 10 nước hội viên ASEAN, kể cả Tân Tây Lan. Một Hillary Clinton cương quyết mãnh liệt không kém Foster Dulles. Từ những năm 2000, tình báo Á Đông đã thu thập được những nguồn tin chính xác từ Bắc Kinh và Hà Nội: Bắc Kinh rõ rệt đã toan tính khống chế VN, biến VN thành một tỉnh đảng bộ của TQ như Quảng Đông - Quảng Tây theo mô thức "2 đảng là một". Đảng lãnh đạo nước cho nên "2 nước cũng là một". VN tiếp tục với danh nghĩa và hệ thống nhà nước CHXH VN (tôi đã trình bày hơn một lần trên mục này). Trước hết, TC đã hóa giải Thượng du VN, đã đặt chân "chiến lược" ở Thanh Hóa, Quảng Nam, miền Đông Nam Bộ (với Phố Tàu, Bình Dương) Tây Nguyên và cực nam là Cà Mau, với nhà máy chất đạm, có từ 1200 đến 1500 công nhân Tàu mà hầu hết là lính GPQ, trừ bị, thuộc bộ QP Bắc Kinh, thêm 10 nhà máy điện trong đó nhà máy Sóc Trăng là "trung tâm kiểm báo" bí mật của QĐ - GPQ TC. Nhật và Úc Đại Lợi giật mình, đề cao cảnh giác. Hội đồng chỉ đạo chiến lược Việt - Trung là cơ cấu tối cao của hệ thống 2 đảng, 2 nước Việt Trung là một, chọn một sản phẩm đại khoa bảng Mỹ làm đồng chủ tịch để che mắt. Cơ cấu quan trọng hàng đầu là Hội đồng lý luận 2 nước 2 đảng là một do Đinh Thế Huynh là đồng chủ tịch. Lý luận cái gì? Đầu tiên là 2 nước có chung một kẻ thù "vô định hình" là "thế lực thù địch nước ngoài" mặc nhiên phải hiểu rằng đó là Hoa Kỳ, tiếp đến là Đài Loan, Hoa kiều hải ngoại và khối trên 3 triệu người Việt hải ngoại. Trước hết phải chiếm các cao điểm ở Thượng du và Tây Nguyên (Đắc Nông). Hơn 10 năm qua tài nguyên Thượng du đã bị TC vét nhẵn.
VN ta có 50 loại khoáng sản, 300 quặng, 30 mỏ đá quí tuy số lượng không nhiều nhưng cũng đủ phong lưu đối với một nước nhỏ. VN là trung tâm của các loại gỗ quí, có thể nói hiếm quí như gỗ vàng tâm, gụ, cẩm lai, gỗ liêm (xem: Đất nước ta, tr. 26-30). Người Việt xưa tự hào VN là một linh địa, ta lấy tứ linh làm 4 vật thiêng của tổ quốc: long, ly, qui, phụng (trừ rồng là thần vật - vật tổ của dân tộc Việt). VN có chim phụng hoàng ở rừng Thượng du và Tây Nguyên nay đã tuyệt diệt. Phải khống chế và đoạt VN, "hủy diệt linh địa", Đại Hán khả dĩ mối có thể tràn xuống được ĐNA và Nam TBD. Nhưng Bắc Kinh đã lộ mục tiêu. Sớm muộn VN cũng sẽ phải trở về với ĐNA vì lẽ dân tộc sinh tồn. Miễn sao "còn người, còn của" mà người đây phải là người văn hóa truyền thống Việt. Cuối cùng, VN sẽ vẫn là thành trì của ĐNA.