Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

F-35 giao tranh với Т-50 trên bầu trời Ấn Độ

VietnamDefence - Mời chào F-35, Mỹ hy vọng Ấn Độ ngừng tham gia dự án tiêm kích thế hệ 5 của Nga.
T-50 đang bị F-35 uy hiếp nặng nề
Mỹ sẵn sàng chào bán cho Ấn Độ máy bay chiến đấu thế hệ 5 tối tân nhất F-35 Lightning II, hiện mới đang được thử nghiệm theo chương trình “Tiêm kích tiến công liên quân” JSF. Trong báo cáo trình Quốc hội Mỹ của Lầu Năm góc về vấn đề này có viết: “Trong trường hợp Ấn Độ tỏ ra quan tâm tới JSF, Mỹ sẽ sẵn sàng cung cấp thông tin về JSF, các tính năng kỹ-chiến thuật (cấu tạo, độ an toàn) và các thông tin khác của nó để ủng hộ Ấn Độ trong các dự định của họ”. Trên thực tế, người thua thiệt chủ yếu trong vụ này có thể là nước Nga. Mong muốn ủng hộ, giúp đỡ ai đó thật là cao thượng từ phía người Mỹ, nhưng phẩm chất đó hoàn toàn không đặc trưng cho người Mỹ trong một lĩnh vực tế nhị và béo bở như buôn bán vũ khí. Hiển nhiên là từ phía họ, tất cả đều rất có lý, nhưng trong gốc rễ của sáng kiến của Washington là chủ nghĩa thực dụng trần trụi. Nó nằm ở đâu?

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

100 ngày ông Vương Đình Huệ

100 ngày ông La Thăng tốn bao giấy bút. 100 ngày của ông Vương Đình Huệ cũng không kém phần sôi nổi. Nhưng xem chừng bác Huệ đã thúc thủ với các doanh nghiệp xăng dầu.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Ảnh: interne
Hồi cuối tháng 9-2011, trong hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường”, khi ông Nguyễn Cẩm Tú (Thứ trưởng Bộ Công thương), Bùi Ngọc Bảo (TGĐ Petrolimex), Lê Xuân Trình (TGĐ PV Oil) đã lớn tiếng phản công Bộ Tài chính, trách cứ Bộ này điều hành giá xăng dầu theo kiểu “sống chết mặc bay”, đồng thời kêu ca doanh nghiệp thua lỗ trường kỳ vì giá xăng dầu thấp, thì Bộ trưởng BTC Vương Đình Huệ đã nói:

Làm thế nào để thua Trung Quốc thật nhanh?

Tôi mới đọc bài "Làm thế nào để Trung Quốc đánh bại Mỹ?" (How China Can Defeat America) của Diêm Học Thông (Yan Xuetong) trên tờ The New York Times. Một bài viết thật hay. Trong đó, Diêm Học Thông vạch ra kế sách để Trung Quốc có thể thắng Mỹ và trở thành siêu cường quốc số một trên thế giới.
Diêm Học Thông sinh năm 1952, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Berkeley, California năm 1992 và hiện đang làm giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Hiện đại tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng, người được tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ bình chọn là một trong 100 trí thức công chúng có ảnh hưởng nhất thế giới vào năm 2008. Ông cũng là người, như lời chính ông tự nhận trong bài viết, bị nhiều học giả Tây phương liệt vào thành phần “diều hâu” ở Trung Quốc.
Hình: VOA

Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước

Tại Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi và Bảo tàng TP Đà Nẵng đang lưu giữ nhiều hình ảnh, bản đồ từ thế kỷ thứ 16 đến 19 khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Tờ lệnh của Quan Bố Án Sát tỉnh Quảng Ngãi về việc phái binh thuyền vâng mệnh triều đình ra đảo Hoàng Sa thực thi nhiệm vụ vào ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834).

Giải quyết vấn đề biển Đông: Dùng luật không dùng bạo lực

Châu Giang theo The Diplomat

Các hội nghị cấp cao APEC và ASEAN vừa qua tại Honolulu và Bali đã chứng kiến các nỗ lực mới nhằm giải quyết vấn đề biển Đông theo cách tiếp cận dựa trên ngoại giao của khu vực. Tuy nhiên, các kết quả ngoại giao hạn chế của các hội nghị này đã cho thấy rõ những thiếu sót về chiến lược mà các nước trong khu vực đang sử dụng.
Căng thẳng xung quanh các tuyên bố đòi chủ quyền chồng lấn đối với các đảo nhỏ và vùng biển đi kèm đã bùng phát từ năm 2009, khi Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia chính thức trình yêu sách của mình theo Công ước của LHQ về luật Biển (UNCLOS). Việc Trung Quốc hồi năm ngoái bày tỏ sẵn sàng sử dụng hải quân và không quân để bảo vệ các yêu sách của mình - và phản ứng từ các nước liên quan như Việt Nam và Philippines - đã đẩy căng thẳng khu vực lên cao hơn. Nhưng các kết quả ngoại giao hạn chế của các hội nghị cấp cao APEC và ASEAN trong việc xử lý vấn đề này đã cho thấy rõ những thiếu sót về chiến lược mà các nước trong khu vực sử dụng.

Dư luận sau phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng

Định Nguyên
Lâu nay vấn đề tranh chấp Biển Đông thường không được mang ra thảo luận hoặc chất vấn trong các kỳ họp Quốc Hội vì tính chất “nhạy cảm” của nó.
AFP PHOTO
Phiên họp Quốc hội khóa XIII.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

'Câu trả lời của Thủ tướng như một dấu chấm than'

- Đại biểu kỳ cựu Dương Trung Quốc, người nhiều lần phát biểu trước QH về chủ quyền biển đảo và dự án Luật biểu tình, tâm đắc với phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên chất vấn cuối tuần trước. 
Điều gì đến phải đến


Trao đổi với VietNamNet, ông Quốc nói:


Tôi nghĩ một cách đơn giản: cái gì đến thì nó phải đến. Mọi cái đã chín muồi. Tôi tâm đắc nhất điều Thủ tướng nhận rằng vì không có luật mà Chính phủ lúng túng khi thực thi trách nhiệm của mình trước những hiện tượng “tụ tập đông người” trong thời gian vừa qua; đồng thời xác nhận rằng lòng yêu nước của người dân phải được tôn trọng và khích lệ.


ĐB Dương Trung Quốc: Đây là lúc cần đến sự “tụ tâm” để đồng tâm

Ukraine cung cấp máy tàu cho 4 tàu tên lửa Molnya đóng tại Việt Nam

VietnamDefence - Hãng quốc doanh “Tổ hợp khoa học-sản xuất chế tạo turbine khí Zorya-Mashprojekt” sẽ bảo đảm cung cấp các thiết bị động lực cho 4 tàu tên lửa Molnya sẽ đóng cho Hải quân Việt Nam.
Trong khuôn khổ hiệp định liên chính phủ Nga-Ukraine về hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu, Zorya-Mashprojekt (Ukraine) và công ty cổ phần Nhà máy đóng tàu Vympel (Nga) đã ký hợp đồng về việc hãng Ukraine cung cấp động cơ thủy.
Theo hợp đồng, Zorya-Mashprojekt trong giai đoạn 2011-2013 sẽ cung cấp các tổ máy turbine khí M-15 cho 4 tàu tên lửa Molnya sẽ được đóng với sự tham gia và giám sát kỹ thuật của Vympel tại một xưởng đóng tàu của Việt Nam.

Hệ thống động lực đầu tiên sẽ được chuyển giao cho khách hàng vào tháng 12.2011.

Thông tin được đăng công khai trên site của hãng Ukrspecexport.
 
Nguồn: Armstrade, 28.11.2011.

Ấn Độ chém gió: xe tăng Arjun Mk II chạy ngon như xe Ferrari!

VietnamDefence - Ấn Độ sắp thử nghiệm toàn quy mô (dự kiến vào tháng 1-6.2012) Arjun Mk II, biến thể nặng hơn, uy lực mạnh hơn và được bảo vệ tốt hơn của tăng Arjun. 

Ấn Độ đã quyết định mua 124 xe tăng mới bổ sung cho 124 chiếc mẫu cơ sở Mk I, hiện có trong trang bị của Lục quân Ấn Độ. Xe tăng được sản xuất tại nhà máy ở Chennai.
Trong quá trình chạy thử nghiệm so sánh ở sa mạc Rajasthan vào tháng 3.2010, Arjun đã tỏ ra vượt trội so với xe tăng Nga Т-90S. Kết quả thử nghiệm gây ấn tượng mạnh với giới quân sự Ấn Độ nên họ quyết định đặt mua biến thể tăng mới với 93 nội dung cải tiến, trong đó có 19 cải tiến “lớn”.
Arjun MK II chạy ngon như Ferrari? Khó tin lắm!

Ấn Độ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về Đức Đạt Lai Lạt Ma

Trọng Nghĩa

Chính sách ngoại giao quyết đoán của Bắc Kinh đối với các láng giềng càng lúc càng vấp phải phản ứng cứng rắn : Ấn Độ vừa quyết định hủy bỏ một cuộc gặp quan trọng về biên giới với Trung Quốc sau khi bị gây sức ép trên vấn đề Tây Tạng.
Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong, Lobsang Sangay, chào đón Đức Đạt Lai Lạt Ma, tại Dharamsala, 08/08/2011
Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong, Lobsang Sangay, chào đón Đức Đạt Lai Lạt Ma, tại Dharamsala, 08/08/2011. Reuter

Bắc Kinh: Chó Đái Quanh, Bò Cạp Cắn Bừa, Hay Ếch Phình Bụng?

Nam Hải Trường Sơn


Vào ngày 16 tháng 11 năm 2011, nhân dịp công du Canberra, thủ đô nước Úc, Tổng Thống Barack Obama đã trịnh trọng tuyên bố rằng: "Điều quan trọng là họ [Trung Quốc] phải chơi đúng theo luật đi đường."
Đây chỉ là lời đúc kết cảm nhận của nhiều quốc gia trên thế giới về hành vi phi pháp và trái với chuẩn mực hành xử của cộng đồng quốc tế mà Bắc Kinh đã triển hiện một cách trắng trợn trong thời gian qua.

Vai nào cho Mỹ, Trung Quốc ở ASEAN?

Tiếp theo kỳ 1: Ai đang cầm trịch ở ASEAN?

Nguyễn Huy (theo Atimes)


Gần đây hơn, và dường như quan trọng hơn, là điều mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ ý thức về việc thúc đẩy một thoả thuận mà hiện vẫn đang còn đàm phán - Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương hay gọi là Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Cách đây không lâu, khi TPP lần đầu tiên xuất hiện, các nhà làm chính sách lao đến Wikipedia để tìm hiểu xem nó là gì. Quy mô nhỏ bé và sự xa lạ về địa lý đã khiến nó khó có thể được chú ý một cách nghiêm túc. Một thoả thuận năm 2005 giữa Brunei, Chile, New Zealand, và Singapore dường như quá mỏng manh và phân tán.

Mỹ kiềm chế tham vọng của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương

VietnamDefence - Các hành động của Mỹ nhằm mục đích cho Trung Quốc hiểu rõ rằng, trong trường hợp xung đột quân sự, Washington sẽ có khả năng thực hiện đòn tấn công phủ đầu.

Các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ nhiều lần nói đến mối quan ngại của Tổng thống Obama về việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, đe dọa vị thế của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, bộ quốc phòng Trung Quốc từ năm 2005 đã tiến hành soạn thảo các kế hoạch tác chiến chống các lực lượng Mỹ trú đóng ở châu Á-Thái Bình Dương. Các chuyên gia Lầu Năm góc cho rằng, tranh cãi về quy chế của Đài Loan có thể là cớ để mở màn xung đột quân sự. Dự đoán, các hành động sau đó của phía Trung Quốc sẽ nhằm vô hiệu hóa các tàu sân bay Mỹ và cho tàu ngầm Trung Quốc phong tỏa các eo biển chính của Biển Đông.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Syria bên miệng vực chiến tranh

Việt Linh

Sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ tại biển Địa Trung Hải, thái độ bất bình của Liên đoàn Arab, nỗ lực vận động lập vùng cấm bay của Pháp là những dấu hiệu cho thấy cộng đồng quốc tế có thể can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Syria.

Hàng nghìn người ủng hộ Tổng thống Syria tuần hành trên đường phố
Hàng nghìn người ủng hộ Tổng thống Syria tuần hành trên đường phố tại thủ đô Damascus vào ngày 20/11. Ảnh: AP.

Đêm nay, Liverpool - Man City: Lộ mặt kẻ thách thức

(23h00, 27/11) Liverpool sẽ là thuốc thử liều cao để kiểm chứng bản lĩnh của Man City.
Cho tới thời điểm này, không thể nghi ngờ sức mạnh của Man City sau những gì họ đã thể hiện suốt từ đầu mùa (sau 12 vòng Premier League thầy trò Mancini là đội duy nhất còn bất bại). Cũng rất khó để đưa ra nhận định Man xanh chỉ là hổ giấy chỉ sau một trận thua bất ngờ trên sân của Napoli. Nhưng rõ ràng là phong độ của Man City chưa thể khiến các CĐV cảm thấy an tâm và chắc chắn về hành trình chinh phục danh hiệu vô địch Ngoại hạng Anh mùa giải năm nay. Man City có thể đã thắng hoành tráng 6-1 trước MU ngay tại Old Trafford. Nhưng đó mới chỉ là một trận đấu, chưa phải kết cục của cả cuộc chiến mà phía trước còn rất nhiều chông gai.

Ai đang cầm trịch ở ASEAN?

Nguyễn Huy theo Atimes

Các nhà hoạch định chính sách Đông Nam Á đang nhìn về phía bắc tới lục địa châu Á và về phía đông xuyên Thái Bình Dương để thấy hai "tài sản lớn", khác biệt và bổ sung cho khu vực của họ: Đó là nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc và sức mạnh quân sự vô dịch của Mỹ. 

Điều này không có nghĩa là đánh giá thấp tầm quan trọng về mặt kinh tế của Mỹ với Đông Nam Á. Với tất cả sự cường điệu về việc Trung Quốc trỗi dậy còn Mỹ thì sụt giảm, biện pháp đánh giá có thể là dựa vào giá trị thương mại và dòng chảy đầu tư thì sự tương tác kinh tế giữa ASEAN với Trung Quốc và Mỹ năm 2009 là mạnh mẽ như nhau.
Trung Quốc và Mỹ mỗi bên đều nhập khẩu 10,1% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN. Với dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các nền kinh tế ASEAN, tổng cộng trong năm 2009, Trung Quốc và Mỹ chiếm tỉ lệ gần như ngang bằng - 10,4% và 10,8% tương ứng.

Phân tích: dự tính của Trung Quốc trong luật chơi khi Obama đến đóng chốt ở châu Á

Chris Buckey, viết cho Reuters

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trước sự trịch thượng của Tổng thống Barack Obama khi ông đến” đóng chốt” ở châu Á, có thể hy vọng họ sẽ kết thúc giống như cầu thủ bóng rổ nổi tiếng Yao Ming, tuy không phải là người nhanh nhẹn so với đối thủ của mình, nhưng bao phủ họ với kích thước và sức kiên cường dai dẳng của mình.
Trong chuyến đi viếng châu Á tuần trước, Obama cho biết Hoa Kỳ "đến đây để ở lại", đã đạt thỏa thuận chưa chính thức [ký kết] đặt một cơ sở quân sự ở miền bắc nước Úc và đã phiền trách Trung Quốc về việc TQ từ chối thảo luận về tranh chấp vùng Nam Trung Hoa [Biển Đông] của họ tại các diễn đàn khu vực.
Trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á họp tại Bali, Trung Quốc đặt cược là họ có thể giữ vùng biển Nam Trung Hoa ra khỏi chương trình nghị sự, nhưng Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phải khuất phục trước áp lực từ các chính phủ Châu Á và miễn cưỡng giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hàng hải.

'Vua không ngai' al-Assad

 Người biểu tình đốt hình ông al-Assad
Sau khi Libya kết thúc thời đại Gadhafi, tình hình Syria trở nên sôi động. Nhân dân xuống đường mạnh mẽ hơn, Tổng thống Bashar al-Assad giật mình nhưng vẫn lên gân. Dân Bắc Phi gọi ông là “Vua không ngai” vì độc đoán, được cha ông từng là tổng thống truyền ngội.
Ngày 2-11-2011 tại Doha, thủ đô của Qatar, đại diện của al-Assad là Bộ trưởng Ngoại giao Walid Moualem chấp nhận những điều kiện của Liên đoàn Ả-rập: ngừng đàn áp, thả tù chính trị, khởi đầu thương lượng với lực lượng đối lập trong 2 tuần lễ để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Họ buộc phải chấp nhận khi bị dồn vào chân tường, bị cảnh báo là sẽ bị khai trừ ra khỏi Liên đoàn Ả-rập; họ còn buộc phải để cho báo chí quốc tế vào Syria.

Bắc Kinh bất ngờ trước chính sách cứng rắn của Hoa Kỳ

Thanh Quang
 
Mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tiếp tục căng thẳng đáng kể khi diễn tiến vừa qua tại các hội nghị thượng đỉnh vùng Á Châu-Thái Bình Dương chứng kiến quyết tâm mới của Mỹ kéo theo mối nghi ngại cùng phẫn nộ gia tăng của Bắc Kinh.
Từ trái, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Úc Julia Gillard tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali, Indonesia, 19/11/2011. AFP Photo/ Saul Loeb

Nga không bán cáp hãm đà cho tàu sân bay Trung Quốc

VietnamDefence - Việc đóng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã vấp phải những khó khăn không lường trước mới. Đó là chuyện tàu sân bay Varyag cũ không được lắp các cáp hãm đà máy bay và hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ kiếm các thiết bị này ở đâu.


Năm 2007, Kanwa đã là ấn phẩm duy nhất đưa tin từ St. Petersburg rằng, Trung Quốc chuẩn bị mua 4 bộ cáp hãm đà do Viện Nghiên cứu trung ương Chế tạo máy tàu phát triển và sản xuất tại Nhà máy Proletarsky. Tất cả các cáp hãm đà và móc hãm đà của Nga được sản xuất tại xí nghiệp này. Trước đây, Trung Quốc cũng đã mua của Nhà máy này một số bộ phận, linh kiện cho các tàu khu trục Projekt 956E và 956EM.
Nguồn tin từ Nhà máy cho biết, người Trung Quốc đã đến Nhà máy nhiều lần và nói sẵn sàng mua không dưới 4 cáp hãm đà (nguồn tin sử dụng chính từ “mua”). Việc đàm phán diễn ra tại văn phòng công ty Rosoboroexport, trong đó các đại diện Nhà máy đã giới thiệu chuyên đề cho phía Trung Quốc; người Trung Quốc cũng yêu cầu cung cấp thông tin kỹ thuật và tài liệu.
Năm 2011, trong lần thăm Nhà máy sau đó của phóng viên Kanwa, một nguồn tin có uy tín bất ngờ tiết lộ rằng, quá trình đàm phán đang gặp khó khăn, còn ban lãnh đạo công nghiệp quốc phòng Nga có thể đã quyết định không bán các cáp hãm đà cho Trung Quốc.
Theo nguồn tin, Trung Quốc đã có được từ Ukraine các móc hãm đà cho máy bay huấn luyện-chiến đấu JL-9 và máy bay làm nhái J-15 thay vì mua thẳng từ Viện Nghiên cứu trung ương Chế tạo máy tàu và Nhà máy Proletarsky.
Lý do nào đã khiến Nga đến giây phút cuối cùng từ chối bán cho Trung Quốc? Về vấn đề Trung Quốc mua các công nghệ đóng tàu sân bay của Nga, Kanwa đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các quan chức Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nga, và luôn nhận được câu trả lời chính thức như sau: “các hệ thống vũ khí chiến lược bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc. Các tàu sân bay, tàu ngầm nguyên tử, các công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân - tất cả chúng đều thuộc về nhóm vũ khí chiến lược”.
Tuy nhiên, Kanwa càng đi sâu tìm hiểu vấn đề, bắt đầu có cảm tưởng là nguyên nhân thật sự của lệnh cấm không chỉ liên quan đến “việc cấm xuất khẩu các hệ thống vũ khí chiến lược sang Trung Quốc” mà còn sự tức giận của Nga về việc Trung Quốc sao chép tiêm kích trên hạm Su-33.
Viện Nghiên cứu trung ương Chế tạo máy tàu đã cung cấp 2 cáp hãm đà cho tàu sân bay đang đóng IAC của Ấn Độ và tàu sân bay Đô đốc Gorshkov Nga đang hiện đại hóa cho Hải quân Ấn Độ. Viện này cũng hỗ trợ xây dựng trung tâm huấn luyện máy bay tàu sân bay trên bộ ở Goa, Ấn Độ.
Năm 2007, nguồn tin tiết lộ với Kanwa rằng, thiết kế và sản xuất các cáp hãm đà là nhiệm vụ rất khó khăn và hiện nay chỉ có Nga và Mỹ có những khả năng đó. “Trước đây, trên một tàu sân bay thường sử dụng 4 cáp hãm đà, nhưng trên tàu sân bay mới của Ấn Độ chỉ lắp 3, điều đó cho thấy độ tin cậy của các hệ thống của Nga”.

Sự xác nhận bổ sung

Mới đây, đại diện Rosoboronoexport A. Plotnikov nói với Kanwa: “Trung Quốc đúng là muốn mua các cáp hãm đà cho tàu sân bay, nhưng chúng tôi không bán cho họ”. Điều đó xác nhận phỏng đoán là Trung Quốc hiện không có các cáp hãm đà của Nga.
Năm 2006, Giám đốc Viện  Nghiên cứu trung ương Chế tạo máy tàu và Nhà máy Proletarsky đã tiết lộ với phóng viên Kanwa rằng, Trung Quốc dự định mua 4 bộ cáp hãm đà và hai bên đã tiến hành mấy vòng đàm phán. Nhưng năm 2011, ông này nói rằng, “bất ngờ chúng tôi nhận được chỉ thị từ Moskva là ngưng mọi tiếp xúc của chúng tôi với Trung Quốc. Nói cách khác, chúng tôi không thể cung cấp cho Trung Quốc các cáp hãm đà và bất cứ thiết bị nào khác cho tàu sân bay”.
Bộ Ngoại giao Nga không lâu sau đó tuyên bố rằng, “các hệ thống vũ khí và công nghệ chiến lược sẽ không được cung cấp cho Trung Quốc”.
Tất cả những điều nêu trên giải thích đầy đủ vì sao các cáp hãm đà đã không được cung cấp cho trung tâm huấn luyện bay ở Yanliang vào tháng 8.2010 và vì sao các cáp hãm đà đã không được lắp trên tàu sân bay Varyag trong lần đầu nó ra khơi.Theo Kanwa, việc đóng tàu sân bay này của Trung Quốc có thể gặp những khó khăn lớn.
Theo ông А. Plotnikov, trên lãnh thổ Ukraine vẫn còn các mẫu cáp hãm đà cũ và có khả năng Trung Quốc có thể mua chúng. Nhưng theo Kanwa, dù Trung Quốc có thể làm việc đó thì các cáp hãm đà đó chỉ có thể là mẫu để tìm hiểu. Tại Trung tâm huấn luyện phi công tàu sân bay NITKA ở Ukraine hiện không có nhiều cáp hãm đà.
Sau khi mua các mẫu cáp hãm đà và nghiên cứu cấu tạo của cơ cấu phanh hãm, Trung Quốc có thể phải mất một thời gian nữa mới có thể phát triển cáp hãm đà của mình.
 
Nguồn: Russia Refuses to Sell China Aircraft Carrier Arresting Wires // Kanwa Asian Defence, N.12.2011; P2, P2, 23.11.2011.

Ngày 27.11.2011: Hãy cùng xuống đường biểu tình vì đại cuộc chung !

Kami
-
Ngày 25.11.2011 là một ngày đáng ghi nhớ với các tin tức và sự kiện thời sự chính trị trong nước khá lạc quan, khiến không ít người ngỡ ngàng trước sự thay đổi được coi là "Phải chăng bắt đầu một vận hội mới?". Đó là tại phiên họp Quốc hội chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được trực tiếp truyền hình trên cả nước, đây là phiên chất vấn  được đánh giá là ấn tượng nhất của hàng chục câu hỏi của các Đại biểu Quốc hội nêu trực tiếp, không tránh né các vấn đề mà quốc gia mà dư luận xã hội và đông đảo người dân Việt nam quan tâm.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Ấn Độ với bàn cờ Thái Bình Dương của Mỹ

Châu Giang dịch từ thehindubusinessline

Theo chuyên gia Srintath Raghavan, thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách New Delhi, trong khi Mỹ vạch kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc, Ấn Độ nên thận trọng trước quyết định có nên tham gia vào bàn cờ Thái Bình Dương của Mỹ.

Gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Hội nghị thượng đỉnh Đông Á gần đây, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói rằng sự hiện diện của Ấn Độ ở khu vực biển Đông đang tranh chấp hoàn toàn mang tính thương mại. Ông nói thêm rằng vấn đề lãnh thổ nên được giải quyết theo luật pháp quốc tế.
Tuyên bố của Thủ tướng Singh đã đặt lại thế cân bằng rất cần thiết cho các cuộc thảo luận - tại Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây -  về sự can dự của Ấn Độ trong khu vực. Câu chuyện được nói nhiều gần đây là biển Đông là một khu vực mới của sự đối đầu chiến lược Trung - Ấn. Một bài xã luận trên một nhật báo của Trung Quốc còn đi xa hơn khi cảnh báo Ấn Độ rằng "các hành động của họ tại biển Đông sẽ đẩy Trung Quốc đến giới hạn".

Phải chăng bắt đầu một vận hội mới?

Mặc Lâm 

Phiên họp Quốc hội chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào sáng ngày hôm nay 25 tháng 11 đang được đông đảo người dân trong nước theo dõi vì được trực tiếp truyền hình trên cả nước.
Đây có thể là phiên chất vấn ấn tượng nhất của hơn 50 câu hỏi nêu trực tiếp, không tránh né các vấn đề mà quốc gia đang đối diện. Mặc Lâm có bài viết chi tiết sau đây.
Các phiên chất vấn của Quốc hội đối với những Bộ trưởng và Thủ tướng chính phủ luôn là đề tài thời sự thu hút sự quan tâm đối với người dân cả nước. Sau khi các vị Bộ trưởng hoàn tất phần trả lời vào hai ngày vừa qua vẫn còn nhiều dư âm trong các câu chuyện của người dân, đến phiên chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho không khí cả trong nghị trường lẫn ngoài xã hội dấy lên rất nhiều bất ngờ qua cách đặt câu hỏi và trả lời của Thủ tướng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn trước Quốc hội

Mời các bạn xem toàn bộ video clip Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn trả lời chất vất trước Quốc hội về Biển Đông. Rất phấn khởi khi nghe Thủ tướng đưa vấn đề Biển Đông ra Quốc hội. Toàn dân sẽ ở bên Ngài!

Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình

Tại Quốc hội sáng 25/11 , Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam phải giải quyết và khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa - đã bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm năm 1974.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn sáng nay. Ảnh: Hoàng Hà
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Chúng ta đã làm chủ thực sự Hoàng Sa, ít nhất từ thế kỷ 17". Ảnh: Hoàng Hà

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Thống đốc Ngân hàng nhận lỗi về thanh tra trần lãi suất

Sáng nay, trả lời đại biểu Quốc hội về loạn lãi suất 6 tháng đầu năm, Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận thanh tra giám sát ngân hàng chưa tốt và nhận trách nhiệm.

Tiếp tục trả lời thêm về trần lãi suất 14% một năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng hiện nay, việc để một trần lãi suất là có lợi. Ông Bình thừa nhận khi áp một trần thì ngân hàng lớn có lợi thế; nhưng ngân hàng nhỏ, tài chính lành mạnh thì cũng không gặp khó khăn, chỉ có tài chính yếu kém thì người gửi mới rút tiền.
Người đứng đầu ngành ngân hàng thừa nhận, trần lãi suất đã có từ cuối năm 2010 nhưng trước khi siết chặt kỷ cương từ 7/9, hiện tượng huy động vượt trần diễn ra tràn lan, phổ biến ở mức 17-18% một năm. "Cơ quan giám sát ngân hàng tiến hành thanh tra nhiều lần nhưng không phát hiện được trong 6 tháng đầu năm 2011. Đó là yếu kém, trì trệ của thanh tra, trách nhiệm của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước", ông Bình thẳng thắn.

Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay tuyên bố việc Trung Quốc cho phép khai thác du lịch ở quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Khi Đại biểu Quốc hội viết blog”, nói lại cho rõ.

Chí Hiếu


Sau cuộc tranh luận nảy lửa nảy lửa có nên đưa luật biểu tình vào chương trình làm luật của Quốc hội khóa XIII giữa đại biểu Hoàng Hữu Phước với đại biểu Dương Trung Quốc, Đại biểu Hoàng Hữu Phước tiếp tục làm xôn xao dư luận với entry “Chụp mũ- về những phát biểu gần đây liên quan đến luật biểu tình” trên trang cá nhân của mình.
 Không nhắc lại thì ai cũng nhớ, tại nghị trường hôm 17.11, khi đưa ra lý do để bác luật Biểu tình ra khỏi chương trình (dự bị) về làm luật của Quốc hội khóa 13, ông nghị Phước nói: “đa số công dân sẽ không ủng hộ luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn”.
 Bức xúc vì đại biểu “nhân danh nhân dân” để nói đa số người dân không ủng hộ”, đại biểu Dương Trung Quốc đã gọi phát biểu như thế là xúc phạm nhân dân.

Mỹ sẽ “hướng Nam” chứ không “hướng Đông”

Châu Giang dịch theo FP

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã trở lại châu Á cho cuộc cạnh tranh của thế kỷ mới. Nhưng, nếu Mỹ thực sự muốn chiến thắng, họ sẽ cần Mỹ Latinh.


Dù chính quyền Mỹ đang tập trung vào châu Á và Tổng thống Barack Obama đang công du Australia và Indonesia sau hội nghị APEC ở Hawaii, nhưng hãy nhớ rằng chuyến công du quan trọng nhất trong nhiệm kỳ của ông không phải ở phía Đông mà về phía Nam.

Hồi tháng Ba vừa qua, giữa lúc Nhật Bản phải hứng chịu động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân, còn Libya chứng kiến bạo lực leo thang, ông Obama đã tiến hành một chuyến công du quốc tế mà truyền thông phương Tây hầu như đã bỏ qua. Điểm đến của chuyến đi là Brazil, Chile và El Salvador. Chuyến đi này đã từng bị kêu gọi hoãn lại, nhưng các hình ảnh và bài báo đã cho thấy ông Obama vẫn "Nam tiến" cùng các cố vấn quân sự của mình trong khi cập nhật thông tin về cả hai cuộc khủng hoảng ở phương Đông.

Chuyện thật như... bịa: Kế sách “Liên hoành” của “Sứ thần” Lăng Tần Hoàng Hữu Phước

Lê Trung Thành

Nhận được bài viết này, BBT BVN nhắn tin cho nhau ngẩn ngơ một lúc lâu. Sau cùng chúng tôi thống nhất trước khi đăng phải hỏi lại tác giả đầu đuôi cho chắc chắn. Đầu dây bên kia là một giọng khẳng định hàm chút giễu cợt: Thế ra các anh nghĩ tôi viết truyện cổ tích đấy à, toàn bộ tư liệu còn nằm trong tay tôi cả đây này. Đây là chuyện thật một trăm phần trăm và kể cũng hơi lạ lùng là chuyện rơi đúng vào cái kẻ vừa nổ một phát pháo “thăng thiên” ở Quốc hội phản đối Luật Biểu tình khiến các trang mạng đâm ra quá tải vì hàng vạn tin nhắn của bạn đọc xa gần chửi rủa không tiếc lời.
Và thế là, như cơn mơ chợt tỉnh, chúng tôi bỗng choàng dậy đối diện với sự thật, sự thật về một khuôn mặt khác của ông nghị Phước Việt Nam, một người bao năm nay vẫn mơ ước làm Tô Tần (ông ta tự đặt cho mình biệt danh là Lăng Tần), mơ ước tự mình thực hành kế “liên hoành” đời nay với những lá thư tự giới thiệu với ngài Tổng thống nay đã ở bên kia thế giới là ông ông Saddam Hussein để được ông ta nhận cho đóng một vai Đặc sứ của Iraq – trước khi Mỹ và Khối Nato đánh tan Iraq – để cho ông đi mây về gió giữa ba nước mà ai cũng có thể đoán là những nước nào rồi: Iraq, Bắc Triều Tiên và Iran, cốt tạo nên được một “liên minh” quân sự vững mạnh, đánh tan Israel và Nam Hàn để... giúp cho hòa bình thế giới ổn định.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

ĐƯỢC VOI ĐÒI..HAI BÀ TRƯNG

Dạo này thấy tuổi đã cao sức lại khỏe nhưng đầu lú, nghĩ mãi không ra đầu bài cho Entry thì vớ phải tập “ SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ”, cướp luôn câu ĐƯỢC VOI ĐÒI HAI BÀ TRƯNG về-áp với nội dung chuẩn bị viết, không sai chút nào.
Vào nội dung luôn cho nó máu.
24 triệu tin nhắn của quân ta bầu chọn cho Vịnh Hạ Long ta và đã mang tới một kết quả rất chi là tự hào: Vịnh Hạ Long ta đã được quân ta bầu chọn để lọt vào 7 kỳ quan mới của Thế giới.
Nhưng chỉ là kết quả tạm thời.
Vì trong thư gửi nước ta, lão trưởng ban tổ chức New7Wonders cài một câu hơi bị lưu văn manh: đây chỉ là kết quả bầu chọn tạm thời, danh sách chính thức sẽ công bố sau 3 tháng và chúng tôi sẽ rất lấy làm tiếc và không mong muốn nếu Vịnh Hạ Long không lọt vào 7…cái ấy. Đại khái thế.

Ba Lan vinh danh người đóng góp vô giá vào sự sụp đổ của cộng sản

Lê Diễn Đức  
 
Tổng thống Ronald Reagan trước cổng West Brandenburg của nước Đức năm 1987 với câu nói nổi tiếng: "Gorbachev, ngài hãy phá đổ bức tường này!” - Ảnh Tư liệu
Trong năm 2009, vào dịp kỷ niệm 20 năm Bức tường Berlin sụp đổ, báo chí Ba Lan hỏi Lech Walesa, cựu lãnh đạo Công đoàn Đoàn Kết Ba Lan rằng, những nguyên nhân nào đã dẫn tới sự sụp đổ chế độ cộng sản Ba Lan.
 
Lúc bấy giờ Lech Walesa đã đưa nhận xét mang tính ước lệ: 50% công lao thuộc về Giáo Hoàng John Paul II, 30% thuộc phong trào tranh đấu “Đoàn Kết” và sự hy sinh của nhân dân Ba Lan, 20% còn lại bao gồm những nguyên nhân khác: học thuyết chống lại đế chế Xô Viết của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, tư tưởng thức thời của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Michail Gorbachev, sự ủng hộ của chính phủ và công đoàn các nước dân chủ, v.v...

Nhân tiện gửi học trò cũ tên Phước.

Tôi năm nay đã gần tám mươi, gần năm mươi năm dạy học trong hai chế độ. Học trò ngót ngét ngàn em có đứa giỏi đứa dở. Đứa khôn lanh không ít, mà đứa chậm chạp tối dạ cũng nhiều, nhưng tôi may mắn chưa thấy đứa nào xảo ngôn, bẻm mép và ác tâm. Con nhiều phải có đứa này đứa khác, học trò cũng vậy, thấy trò nào chăm học thì thương, đứa nào xuất sắc thì hãnh diện. Trong từng ấy năm tôi chưa biết giận đứa nào đến mức không nhìn mặt hay rầy la một cách quá đáng. Tôi quan niệm học trò cũng như con mình và vẫn bảo lưu ý nghĩ này vì với tụi nhỏ, sự quấn quýt của chúng trong những dịp lễ lạc hay trước khi nghỉ hè hay vào lúc tựu trường không thể cho tôi cảm giác nào khác hơn.
Ngày 20 tháng 11 năm nay gia đình tôi có khá nhiều trò tới thăm. Có đứa tận Ban Mê Thuột về mua bán gì đó ở Sài Gòn nhân tiện ghé nhà. Nhìn bụi đỏ bám hai gấu quần của trò Th. mà tôi xốn xang. Trò này hồi xưa rất giỏi môn toán mà không biết sao lại không giỏi khi ra đời làm ăn, cứ buôn bán là lỗ và cả nhà của nó nheo nhóc tội nghiệp vô nghiệp vô cùng.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

QUỐC HỘI THẬT HỒNG PHƯỚC!

Tôi đã bị sốc về đề xuất luật nhà văn và sự ưu tiên luật nhà văn so với luật biểu tình của đại biểu Quốc Hội Nguyễn Minh Hồng. Nay lại càng sốc hơn với bài phát biểu phản đối luật biểu tình của đại biểu Quốc Hội Hoàng Hữu Phước. Tôi đã có lời bình về đề xuất của ông Hồng mà báo chính thống đã đưa. Tôi cũng có một số ý nghĩ về bài phát biểu của ông Phước mà báo chính thống chỉ lấy ra vài ý.

Đây là bài viết của tôi về ông Phước: 
Sốc về ông Hoàng Hữu Phước 
Nguyễn Quang A 

Tôi thực sự bị sốc khi đọc bài phát biểu của ông Phước. Nếu ông Phước, với tư cách một cá nhân, đọc bài phát biểu ấy ở đâu đó, nếu có người nghe, thì bất cứ ai có chút hiểu biết và dựa trên nội dung bài phát biểu của ông đều có thể thấy rằng ông là một người hiểu biết nông cạn, sử dụng thông tin sai lệch và thích phán một cách hết sức bừa bãi, song người ta cũng chẳng hơi đâu trách ông làm gì. Nhưng ông lại đường đường là một đại biểu Quốc Hội, phát biểu công khai, chính thức trên diễn đàn Quốc Hội.
Tôi trằn trọc đặt cho mình câu hỏi “làm sao những người như ông lại có thể “lẻn” vào Quốc Hội?” và thấy quá lo: với các “dân biểu” như ông thì Việt Nam lụn bại là chắc chắn.

Thể chế hóa quyền được thông tin

GS. Tương Lai
Theo: Tạp chí Tia Sáng
-
Tuyên bố của người đứng đầu Chính phủ trước kỳ họp thứ VIII của Quốc hội “Các cơ quan Nhà nước phải tôn trọng quyền được thông tin của dân, bảo đảm cho báo chí tiếp xúc với các hoạt động của mình. Việc thực hiện điều này không thể tùy thích mà phải coi là một nghĩa vụ thể hiện tính chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Những quy định cụ thể về quyền được thông tin của dân cần được thể chế hóa” đánh dấu một bước phát triển mới đáng mừng trong việc “Mở rộng dân chủ và xây dựng Nhà nước phát quyền” đúng như chủ đề của phần cuối bản Báo cáo của Chính phủ.
Đây là một cách làm cho khẩu hiệu “dân biết, dân bàm, dân kiểm tra” không chỉ là lời kêu gọi suông mà phải biến thành sức mạnh hành động. Thể chế hóa quyền được thông tin là căn cứ pháp lý để một công dân thực thi nội dung của khẩu hiệu đã hàm chứa nội dung sức mạnh của xã hội đân sự hỗ trợ cho Nhà nước pháp quyền vốn gắn với nhau như bóng với hình.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Hải quân Hoa Kỳ sẽ làm Trung Quốc … thốn mạn sườn

Bước chiến lược sắp tới của Hải quân Hoa Kỳ ở Á châu sẽ làm Trung Quốc … thốn mạn sườn
Nếu Trung Quốc không hài lòng với quyết định gởi một số lính Thủy quân Lục chiến đến đồn trú ở miền bắc Úc Đại Lợi của chính phủ Obama, thì hãy chờ xem cho đến khi Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu đưa chiến hạm của mình đến đóng ở Singapore và dùng nơi này như là căn cứ, ngay trong lúc đang có những xào xáo vì tranh chấp lãnh hải ở vùng Biển Nam Hải.
Hai nước Hoa Kỳ và Singapore đang ở trong giai đoạn thương thảo cuối cùng cho một sự thoả thuận mà qua đó, Singapore sẽ cho phép một số chiến hạm loại mới LCS (Littoral Combat Ships) của Hải quân Hoa Kỳ được sử dụng căn cứ Hải quân Changi của Singapore như là căn cứ cho những chiến hạm này.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Robert Gates thông báo hôm tháng Sáu năm nay là một sự thỏa thuận hầu như gần đạt được để cho phép Hoa Kỳ triển khai chiến hạm của mình đến hoạt vùng này và dùng Singapore như căn cứ, một viên chức Ngũ Giác Đài nói trong tuần này là viên chức chính phủ “vẫn lấy làm phấn khởi về cơ hội này.”

Mong ông Hoàng Hữu Phước sửa lời!

- "Không hiểu vì sao ĐBQH Hoàng Hữu Phước lại có thể gay gắt đến thế, hiểu sai đến thế về biểu tình? Mong ông Phước sửa lời" - Đó là cảm xúc chung của những email gửi tới Bee.net.vn sau phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước, ĐB TP.HCM về Luật Biểu tình. Để rộng đường dư luận, Bee.net.vn xin trích đăng các ý kiến gửi về. Các ý kiến dưới đây không thể hiện quan điểm của tòa soạn.
Đại biểu Hoàng Hữu Phước phát biểu tại Quốc hội. Ảnh TP
Đại biểu Hoàng Hữu Phước phát biểu tại Quốc hội. Ảnh TP

TỪ BÀI CA“ĐÁP LỜI SÔNG NÚI” CỦA TRÚC HỒ: NHÌN LẠI HAI BÀI “TIẾNG GỌI SINH VIÊN” CỦA LƯU HỮU PHƯỚC VÀ “TIẾN QUÂN CA” CỦA VĂN CAO (tiếp theo & hết)

Phạm Cao Dương

   
B. Nguyên văn lời hát

 I. Sinh Viên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Sinh Viên  
Bài này có ba lời một điệu , mỗi lời gồm mười câu và bốn câu điệp khúc chung.
Lời I kêu gọi sinh viên Bắc - Nam, cả nước, cùng nhau kết đoàn, “đứng lên đáp lời sông núi”, “mở đường khai lối” cho đồng bào, dù cho thời thế khó khăn, chông gai đầy dẫy. Trên con đường mới, mở rộng tầm mắt ra bốn phương với tâm hồn trong sáng và can trường của tuổi thiếu niên. Nguyên văn như sau:

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Ngày mai thông xe hầm vượt sông dài nhất ĐNA

Tuyến đường trung tâm dài nhất đi qua 8 quận, huyện của thành phố đã cận kề thời khắc lịch sử khi hầm Thủ Thiêm thông xe vào ngày mai (20/11).
Ngày mai, hầm Thủ Thiêm, một công trình quan trọng nhất trên tuyến Đại lộ Đông Tây sẽ chính thức thông xe.
Theo báo cáo của Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị Thành phố, đến thời điểm này việc chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất.
Trước đó, chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã dẫn đầu một đoàn công tác đi kiểm tra thực địa công tác chuẩn bị cho lễ thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến đại lộ Đông Tây.


Tuyến đường trung tâm dài nhất đi qua 8 quận, huyện của thành phố đã cận kề thời khắc lịch sử khi hầm Thủ Thiêm thông xe vào ngày mai (20/11).

THƯ NGỎ GỬI TOÀN THỂ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIII


Thư gửi nhờ chú Diện chuyển giúp đến ĐBQH Dương Trung Quốc và toàn thể ĐBQH khóa XIII
Thưa chú Diện, hôm nay cháu lại xin phép làm phiền chú thêm 1 lần nữa để nhờ chú chuyển giúp cháu Thư Ngỏ này đến toàn thể các đại biểu Quốc hội khóa XIII, đặc biệt là đến tận tay đại biểu Dương Trung Quốc. Bản lưu trữ trên blog, xin chú vẫn để tên cháu là Một Người Việt Nam.
Cháu xin cảm ơn chú Diện thật nhiều.

Sau Darwin, báo Mỹ nói về Vịnh Cam Ranh

(Vibay-18/11/11) Vịnh Cam Ranh: Một khi kẻ thù của nước Mỹ thời chiến tranh khốc liệt - Việt Nam - đang nổi lên là một trong những đồng minh mới quan trọng nhất của Washington trong việc cung cấp một đối trọng ngoại giao và thương mại với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, và mối quan hệ nóng lên giữa Washington với Hà Nội có lẽ là minh họa tốt nhất cho chiến lược mới của Mỹ trên một loạt các mặt trận trong khu vực.
Tàu Richard E. Byrd ở Vịnh Cam Ranh tháng 8/2011.

Bộ trưởng Thăng, Bộ trưởng Huệ chuẩn bị đăng đàn

Bộ trưởng Thăng, Bộ trưởng Huệ chuẩn bị đăng đàn

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chốt danh sách 5 thành viên Chính phủ và Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường giữa tuần tới.

Theo thông tin từ các đoàn ĐBQH, 5 vị trưởng ngành sẽ đăng đàn lần này là Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Theo thông lệ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người cuối cùng đăng đàn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người cuối cùng đăng đàn. Ảnh: Minh Thăng

THẾ CHÂN VẠC MỚI TRỞ LẠI CHÂU Á

Đào Văn Bình
(Người Việt Boston-19/10/10) Sau hơn 24 thế kỷ, chưa bao giờ sân khấu chính trị thế giới được chứng kiến những học thuyết có tầm vóc “kinh bang tế thế” của thời Xuân Thu Chiến Quốc, tưởng chừng như chỉ còn nằm trong thư viện, nay được đem ra ứng dụng một cách ngoạn mục và sâu sắc- đó là học thuyết Hợp Tung và Liên Hoành.
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (Thế Kỷ thứ 3 trước Tây Lịch), lúc bấy giờ nước Tần quá mạnh có khả năng thôn tính sáu quốc gia còn lại. Tô Tần nhìn thấy nguy cơ đó cho nên đã đem “miệng lưỡi” đi du thuyết. Kết quả sáu nước Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở, Yên đã nghe theo và đoàn kết lại, lập liên minh để chống Tần theo kế hoạch gọi là Hợp Tung. Thế nhưng “vỏ quýt dày, móng tay nhọn”, Trương Nghi nhìn thấy nhược điểm của thế Hợp Tung cho nên đã hiến kế Liên Hoành cho vua Tần. Vua Tần nghe theo, kết quả kế Hợp Tung tan vỡ, nhà Tần “gồm thâu lục quốc”. Vậy có thể nói Liên Hoành là “khắc tinh” của Hợp Tung.

U23 Việt Nam giấu bài hay chỉ…có thế?

Ở đấu trường khu vực, bóng đá Việt Nam chưa có được nhiều thành tích như mong đợi. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có lẽ phải kể đến việc đội bóng thường bị đối phương bắt bài dễ dàng khi xung trận.

Còn nhớ, ngay cả khi bóng đá Việt có cả một thế hệ vàng thì người Thái vẫn rất muốn gặp chúng ta khi vào tới trận chung kết. Lý do được họ nói rõ, chỉ cần vô hiệu hóa ngòi nổ Hồng Sơn là ổn thỏa mọi chuyện. Ngay cả khi bóng đá Việt có ngôi sao nổi bật cỡ Văn Quyến thì dù ở ngay thánh địa Mỹ Đình, người Thái cũng biết cách khoét vào điểm yếu nhất của chúng ta (SEA Games 22 là hậu vệ Đức Tuấn) để lấy Vàng.
Hai năm trước tại Lào, U23 Việt Nam của ông Calisto thắng dễ U23 Malaysia ở vòng bảng, nhưng gặp lại nhau ở trận chung kết, chúng ta bị bắt bài hoàn toàn và thua tâm phục, khẩu phục. Bây giờ, U23 Việt Nam dưới tay ông Falko Goetz thi đấu giao hữu với Myanmar như dạo chơi vẫn thắng đậm. Thế nhưng chỉ sau 2 tuần, khi Myanmar thi đấu lột xác hoàn toàn thì U23 Việt Nam chỉ thấy bế tắc, bế tắc và…bế tắc.

Bán kết U23 VN - Indo: Chiến giữa... chảo lửa!

Sau màn trình diễn của 2 đội tại vòng bảng, cửa thắng đang nghiêng khá nhiều về phía Indonesia trong cuộc đối đầu vào lúc 19h30 tối 19/11 này. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa U23 Việt Nam hoàn toàn lép vế so với đối thủ, thậm chí có những cơ sở riêng để tin vào một chiến thắng cho đoàn quân áo đỏ...
2 lý do khiến chủ nhà "chọn" Việt Nam ở bán kết

Nhìn vào kết quả thi đấu vừa qua, rõ ràng U23 Việt Nam là đội bóng có thành tích tốt hơn hẳn so với đoàn quân của HLV Radmad Darmawan khi giữ thành tích bất bại, trong lúc đối thủ chỉ xếp nhì bảng A với 3 thắng, 1 thua.
Tuy nhiên, kết quả đó lại không nói lên được điều gì, bởi lẽ bảng B nơi mà thầy trò HLV Falko Goetz tranh vé vào bán kết, các đối thủ là rất yếu so với những rào cản của Indonesia ở bảng A với các đội mạnh như Thái Lan, Singapore hay Malaysia.

Bali: Câu hỏi "trời giáng" dành cho Trung Quốc

Tác giả P. VAIDYANATHAN IYER từ The Financial Express, Ấn Độ.

(Vibay-18/11/2011) Bali: Ấn Độ có thể không công khai các thỏa thuận với Việt Nam và Phi Luật Tân đối với khẳng định của Bắc Kinh trên Biển Đông nhưng Ấn Độ khuyến khích tin tưởng đủ để đặt câu hỏi: "Ai sở hữu Biển Đông ?"

Câu hỏi này chính nó, các quan chức chính phủ (Ấn Độ) nghĩ, có thể chạy đua giành thị trường năng lượng với Bắc Kinh. Vì vậy, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sẽ phải có một số động thái cho vùng biển tranh chấp tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á bắt đầu vào ngày 18/11/2011 tại Bali trong bối cảnh xuất hiện giọng điệu hiếu chiến của Hoa Kỳ. Chỉ cần một cuộc gặp, Mỹ hứa sẽ giúp đỡ Phi Luật Tân một tàu chiến thứ hai vào năm tới. Phụ tá của ông Singh nói rằng "tình hình thay đổi liên tục", sự tín nhiệm cho các câu hỏi về quyền sở hữu của biển Đông dành cho Philippines, Việt Nam, Đài Loan và Malaysia.

TỪ BÀI CA“ĐÁP LỜI SÔNG NÚI” CỦA TRÚC HỒ: NHÌN LẠI HAI BÀI “TIẾNG GỌI SINH VIÊN” CỦA LƯU HỮU PHƯỚC VÀ “TIẾN QUÂN CA” CỦA VĂN CAO

Phạm Cao Dương


Như một hiện tượng bất ngờ của lịch sử, trong những tháng cuối hè, đầu thu năm 2011, những biến cố liên hệ tới việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trước nạn xâm lấn của người Tàu đã đồng loạt và liên tiếp xẩy ra không riêng ở trong nước mà luôn cả ở Hải Ngoại và rộng hơn nữa là ở khắp nơi có ngưòi Việt cư ngụ.

Mỹ thử thành công vũ khí tấn công toàn cầu siêu vượt âm

VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến hành thử nghiệm bom liệng siêu vượt âm AHW (Advanced Hypersonic Weapon) vào ngày 17.11.2011.

Falcon HTV-2 (topspeed.com)
Nhờ loại bom mới có thể bay với tốc độ gấp 5 lần âm thanh. quân đội Mỹ sẽ có thể tấn công các mục tiêu ở bất cứ đâu trên thế giới trong vòng 1 giờ đồng hồ. Mục tiêu chính của thử nghiệm là kiểm tra khả năng cơ động, điều khiển và chịu nhiệt độ cao của bom.

Dân trí thấp hay “quan trí” thấp?

Hồ Bất Khuất
Chữ “dân trí”hiện nay được sử dụng khá nhiều (có hẳn một tờ báo mạng nổi tiếng có tên “Dân Trí”), nhưng chủ yếu trong các trường hợp là các quan chức (bao gồm cả đại biểu dân cử) cho rằng, dân trí của nước ta hiện nay đang thấp. Theo dõi thông tin, nghe ngóng, thậm chí tranh luận với một số vị, tôi lại thấy “quan trí” của chúng ta đang có vấn đề.

Buồn, lo từ những phát biểu của một số đại biểu Quốc hội
Mấy hôm trước báo chí loan tin rộng rãi là Đại biểu Quốc hội, Bác sỹ – Nhà văn Nguyễn Minh Hồng đề xuất với Quốc hội là cần có Luật nhà thơ. Tôi nghe, giật mình và thấy buồn cười. Sau đó thì buồn thật vì thấy là một đại biểu Quốc hội, lại là nhà văn (Tôi đọc nhiều nhưng không hiểu ông nhà văn này viết cái gì) mà còn suy nghĩ và hành động kiểu này thì xã hội ta sẽ còn phải chịu đựng sự “ấm ức” khá lâu đây.

Xót đau cho nghị sĩ nước mình!

Hà Văn Thịnh 

Đọc thông tin về đại biểu QH Hoàng Hữu Phước mà đau và chán đến tận cổ. Làm sao có thể có một nghị sĩ vừa kém cỏi về kiến thức lại vừa ngông nghênh khinh dân - thậm chí đã vi hiến khi ngang nhiên chống lại Hiến pháp?
Chẳng hiểu ông Nghị Phước học từ đâu mà nói rằng cuộc biểu tình đầu tiên của loài người là ở Ấn Độ, năm 1913? Nói như thế có nghĩa là ông chả biết cái quái gì về hai từ cách mạng. Mọi cuộc cách mạng trên thế giới đều bắt đầu từ bạo lực vũ trang hoặc biểu tình. Những cuộc biểu tình sớm nhất  đã xảy ra từ thời La Mã cổ đại khi những người bình dân (plebs) đấu tranh chống lại quý tộc, kết quả là giai cấp quý tộc phải nhượng bộ, chấp nhận cho bình dân có 5 đại biểu (trong tổng số 10) tham gia vào Hội đồng soạn thảo Bộ luật 12 bảng đồng suốt 2 năm và chính thức ban hành năm 449 B.C.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

'Có Luật Biểu tình, Nhà nước có công cụ để quản lý'

(Đất Việt) “Có Luật Biểu tình, người dân có quyền được bày tỏ mà Nhà nước cũng có công cụ để quản lý. Vì chúng ta không có luật nên mới tùy tiện, ảnh hưởng đến trật tự xã hội”, ĐB Dương Trung Quốc trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 17.11, xung quanh đề xuất cần có Luật Biểu tình.
Ông nghĩ sao khi tại nhiều nước, biểu tình đã biến tướng những hình thức bạo động khác?

ĐBQH Dương Trung Quốc: Biểu tình thuộc quyền tự do của con người.
Sự biến tướng bao giờ cũng có. Vấn đề nó thể hiện năng lực lãnh đạo của Nhà nước, Nhà nước hãy chứng tỏ mình để người dân biểu tình ủng hộ nhiều hơn phản đối. Lấy ví dụ, biểu tình phản đối một hiện tượng tham nhũng, có thể nó chĩa vào cán bộ của nhà nước nhưng nó phục vụ Chính phủ. Bằng chứng thuyết phục nhất là cuối những năm 90 của thế kỷ trước, khi diễn ra vụ biểu tình ở Thái Bình, nếu theo cách nhìn của một số ĐB ở đây có thể coi là bạo loạn. Nhưng lúc đó, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đến tận nơi, phát hiện ra cả 2 mặt: mặt tiêu cực là thiếu tổ chức dẫn đến tình trạng nhiễu loạn, nhưng có mặt tích cực là góp phần phát hiện những sai sót, yếu kém trong bộ máy chính quyền địa phương. Nếu chúng ta chú trọng việc nâng cao hơn nữa việc quản lý bộ máy công quyền cộng với Luật Biểu tình thật xác đáng thì tôi nghĩ sẽ làm cho tác động tích cực đến xã hội hơn.

Đại ca Chém Gió đã có người kế vị

Dân Làm Báo - Đại ca Chém Gió đã từ bỏ chốn giang hồ, một mình một ngựa theo gương Thánh Gióng bay về miền trời ơi đất hỡi nào đó để vui thú điền viên. Ngôi vị cao thủ đệ nhất võ lâm chém gió của đại ca tưởng không người thay thế. Cho đến ngày hôm nay. Trước sự chứng kiến của toàn thể cuần hùng cuốc hội, trước sự bàng hoàng kinh ngạc của quần chúng võ lâm, tân cao thủ chém gió hiên ngang xuất hiện. Bằng một bài kiếm có một không hai, chàng đã chính thức trở thành Tân Đại ca Chém Gió. Tân Đại ca có tên là Hoàng Hữu Phước. Từ giờ trở đi giang hồ phong là Hoàng Gió Đại ca.
Nếu ai theo dõi Tân đại ca kỹ càng thì mộng cao thủ võ lâm của đại ca không chỉ loanh quanh mơ màng lẩn quẩn ở trong cái ao làng Vê En Nờ. Trước đó, đại ca đã từng chém gió trong giấc mộng tàn cầu: 

Việt Nam là trọng tâm khi Hoa Kỳ chuyển hướng sang châu Á

James HookwayWSJ
Nguyên Ân biên dịch
-
VỊNH CAM RANH, Việt Nam – Hoa Kỳ đã trở lại Việt Nam kèm theo một tin nhắn cho phần còn lại của châu Á: Nếu bạn muốn có mối quan hệ hiệu quả với Trung Quốc thì bạn cũng cần có mối quan hệ tốt với Washington.
Trong lúc Tổng thống Barack Obama tham dự diễn đàn thương mại quan trọng tại Indonesia vào cuối tuần này, thì Hoa Kỳ bắt đầu di chuyển trọng tâm của mình vượt ra khỏi vùng Trung Đông để một lần nữa tập trung vào vấn đề kinh tế ở các cường quốc Đông Á trong thời điểm mà câu chuyện thành công lớn nhất trong số các nước ở đây – Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới – đang ngày càng thay đổi toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Con ơi, trước hết là phải xòng phẳng

Đoàn Thanh Liêm


Tôi thường theo lời giáo huấn của cha ông thuở xưa trong việc xử thế hàng ngày tại gia đình cũng như ở ngoài xã hội. Một trong những điều chỉ bảo của các cụ xưa, mà tôi cho là rất chí lý, để mà áp dụng trong việc dậy bảo con cháu trong gia đình mình, đó là câu nói thật ngắn gọn chỉ gồm có bốn chữ mà thôi. Câu đó như sau: “Dĩ thân nhi giáo”, tức là phải đem chính cái nhân cách của bản thân mình như là một tấm gương để cho con, cho cháu trong nhà noi theo, nhiều hơn là dùng lời nói mà khuyên bảo chỉ dẫn cho con cháu phải làm thế này, thế nọ. 

Thư bạn đọc

Cháu chào các bác Bauxite,
Cháu là một sinh viên đang học tập và nghiên cứu tại Pháp. Cháu rất hay quan tâm tới tin tức quê nhà, và boxitvn là một trong những nguồn mà cháu hay vào để cập nhật thông tin.
Thú thật khi mới đọc lời bình này của các bác Bauxite "Xin hãy đọc bài này để chiêm nghiệm một thực tế là khoảng cách quá chênh lệch về nhân cách (bao hàm cả bản lĩnh và tri thức) giữa người làm chính trị và người trí thức chân chính ở nước ta hiện nay ..." trong bài Một cuộc thuyết giảng cho trí thức –Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2: “Yêu con cho đòn cho vọt”, cháu cũng chỉ nghĩ có một sự chênh lệch nhất định nào đó thôi giữa những "chính trị gia nước nhà" với những người trí thức.

Nhân đọc bài trên tờ Hoàn cầu thời báo: “Giới quân sự Trung Quốc ra tay – Giải phóng quân nổ phát súng ở Nam Hải cảnh báo chiến tranh”

Nguyễn Trọng Vĩnh 

Trong chuyến thăm vừa qua của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn Việt Nam, những người nắm quyền Trung Quốc đã nói biết bao lời hòa bình, hữu nghị, kiên trì phương châm “16 chữ”, tinh thần “4 tốt”, hơn nữa còn nói “tình hữu nghị Trung Việt là tài sản quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước, cần củng cố và phát triển truyển mãi cho thế hệ mai sau”. Nhưng khi đoàn Việt Nam về nước chỉ mới 15 ngày, chưa kịp ráo mồ hôi, thì qua tờ Hoàn cầu thời báo, giới cầm quyền Trung Quốc đã có ngay lời đe dọa Việt Nam và Philippin, đồng thời thách thức cả Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia,… Dù có muốn tin vào lời lẽ ngọt nhạt của quý ngài ở Trung Nam Hải cũng cứ phải nực cười thay cho “hữu nghị made in Bắc Kinh”.
Hoàn cầu thời báo viết:
… “Tất cả các nước xung quanh đụng chạm trên biển với Trung Quốc, nếu như không lui về thì Trung Quốc chắc sẽ giết 1 để cảnh báo 100”...

Cô giáo tiểu học của Tổng bí thư

Tuổi gần 80, cô giáo Đặng Thị Phúc vẫn nhớ như in lớp học đơn sơ, lộng gió ở đình làng, nơi có cậu học trò nghèo, học giỏi Nguyễn Phú Trọng. Sau gần 50 năm bặt tin, cả cô giáo và học trò đều nghẹn ngào khi bất ngờ hội ngộ.

Năm 1956 sau khi học xong sư phạm liên khu 3, cô về xã Mai Lâm, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) dạy học. Gia đình thuộc thành phần tiểu tư sản nên cô phải thoát ly, sống và lao động cùng dân. Ngày ấy, ngoài giờ dạy, cô Phúc giúp dân phơi thóc, phơi rơm, băm bèo cho lợn. Có lúc tay ngứa lắm nhưng cô không dám kêu. Tối đến, cô lại dạy lớp bình dân cho cán bộ xã, có khi phải đi theo đội cải cách. Buồn và nhớ nhà nên mỗi khi tan học cô lại níu học sinh lại dạy hát. 
Lớp 4 cô dạy, số lượng học sinh của xã Mai Lâm ít quá nên phải kết hợp với xã Đông Hội để đủ một lớp. Mai Lâm 33, Đông Hội 15 em với nhiều độ tuổi khác nhau cùng tụ tập về mái đình thôn Mai Hiên học tập. Học trò lớn nhất lớp tên Duy, là lớp trưởng và bằng tuổi cô giáo. Còn học trò nhỏ nhất, ở xã Đông Hội là Nguyễn Phú Trọng.