Nguyễn Huy theo Atimes
Các nhà hoạch định chính sách Đông Nam Á đang nhìn về phía bắc tới lục địa châu Á và về phía đông xuyên Thái Bình Dương để thấy hai "tài sản lớn", khác biệt và bổ sung cho khu vực của họ: Đó là nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc và sức mạnh quân sự vô dịch của Mỹ.
Điều này không có nghĩa là đánh giá thấp tầm quan trọng về mặt kinh tế của Mỹ với Đông Nam Á. Với tất cả sự cường điệu về việc Trung Quốc trỗi dậy còn Mỹ thì sụt giảm, biện pháp đánh giá có thể là dựa vào giá trị thương mại và dòng chảy đầu tư thì sự tương tác kinh tế giữa ASEAN với Trung Quốc và Mỹ năm 2009 là mạnh mẽ như nhau.
Trung Quốc và Mỹ mỗi bên đều nhập khẩu 10,1% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN. Với dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các nền kinh tế ASEAN, tổng cộng trong năm 2009, Trung Quốc và Mỹ chiếm tỉ lệ gần như ngang bằng - 10,4% và 10,8% tương ứng.
Tuy nhiên, trở lại năm 2003, Mỹ gấp ba lần Trung Quốc trong nhập khẩu hàng hoá ASEAN - 19% so với 6%. Song nhìn từ toàn bộ Đông Nam Á, lợi thế vượt trội của Mỹ với Trung Quốc kể từ đó cũng đã biến mất. Từ 2003 - 2008, thị phần của Trung Quốc với toàn bộ thương mại Đông Nam Á ở mức ngạc nhiên 26% hàng năm - con số mà thị trường Mỹ có thể không theo kịp.
Đông Nam Á không có nghĩa là từ bỏ thị trường Mỹ, đầu tư Mỹ hay thậm chí là tài chính Mỹ. Rất nhiều nhà phânt ích chính sách ở Đông Nam Á mong muốn sự tham gia kinh tế của Mỹ. Tuy nhiên, ở đây có sự tồn tại tư duy rằng, Bắc Kinh và Washington đóng những vai trò riêng biệt: Trung Quốc - đối tác kinh tế tạo điều kiện cho thịnh vượng, còn Mỹ là nhà cung cấp an ninh, bảo vệ hoà bình.
Sự phân đôi như vậy là dễ hiểu. Nó nắm bắt được lợi thế so sánh cho Đông Nam Á mà mỗi bên phía ngoài có thể đem lại: sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc, và thế vô song của quân sự Mỹ. Nó cũng tránh được nguy cơ - mà rất nhiều người Đông Nam Á sẽ nói là điên rồ.....
Dù Trung Quốc tìm kiếm bá quyền ở khu vực là vấn đề mà rất nhiều người không nhất trí, thì ASEAN cũng sẽ không sẵn sàng mời Trung Quốc thế chân Mỹ trong vai trò an ninh ở Đông Nam Á.
Đối với đánh giá Mỹ có thể mang lại nhiều thứ hơn thị trường của mình, Đông Nam Á mong muốn giao dịch nhiều hơn với Mỹ, thu hút thêm nhiều đầu tư từ họ và hưởng lợi nhiều ơn từ công nghệ Mỹ. Nhưng họ e ngại rằng, những khó khăn trong nước cùng với sự tranh cãi chính trị có thể đẩy ra các ưu tiên của Mỹ với châu Á. Những gì quá cường điệu về sự sụt giảm kinh tế của Mỹ đã khiến cho Trung Quốc được chú ý hơn.
Đua tranh
Theo nhiều nhà phân tích, dường như đang diễn ra sự cạnh tranh cộng đồng trong khu vực. Có ASEAN + 3 (APT) không bao gồm Mỹ, so với sự nổi bật về vấn đề an ninh trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) mà cả Trung Quốc và Mỹ đều tham dự. Bắc Kinh thích Đông Á chỉ APT hơn là một EAS lớn hơn, nơi ảnh hưởng của họ bị loãng đi. Trung Quốc xem APT gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc như một Cộng đồng Đông Á mới hình thành trên cơ sở thương mại và đầu tư, một tầm nhìn mà ASEAN chia sẻ.
Nằm ở phần "không thuận", phía đông của Thái Bình Dương, Mỹ có bổn phận thông qua địa lý duy trì một không gian xuyên Thái Bình Dương.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã bày tỏ rằng, đại dương - hướng tây - là ưu tiên Mỹ khi ông chru trì cuộc gặp đầu tiên của các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương bao gồm cả Trung Quốc ở thành phố biển Seattle năm 1993. Triển vọng Thái Bình Dương thậm chí còn hiển hiện rõ ràng hơn tại Hawaii với cuộc gặp APEC do Tổng thống Mỹ Obama chủ trì. Nhưng APEC đã không sống với lời hưa ban đầu của mình như một nền tảng cho cộng đồng kinh tế xuyên Thái Bình Dương - một Khu vực Tự do Thương mại châu Á Thái Bình Dương (FTAAP).
Có hai câu hỏi đặt ra: Liệu APT tập trung vào kinh tế nên có khao khát về một vai trò an ninh? Ngược lại, EAS với đặc quyền an ninh, có nên cũng phát triển một chương trình nghị sự về kinh tế? Nhấn mạnh tính hợp thời của câu hỏi này là lịch trình liên tiếp từ cuộc gặp của các nhà lãnh đạo APEC tại Honolulu ngày 12-13/11 và EAS ở Nusa Dua, Indonesia ngày 19/11.
Trong điều kiện hiện nay, APT sẽ không mở rộng dấu ấn để bao gồm phương diện an ninh truyền thống. Trung Quốc không bị áp lực cho sự mở rộng như vậy và các quốc gia ASEAN cũng hoài nghi về việc Bắc Kinh có đồng hành. Trung Quốc cuối cùng sẽ đóng một vai trò an ninh khu vực với sức mạnh cứng dù được tán thành hay không. Nhưng hiện nay, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á không muốn gây nguy hiểm với thành công của APT bằng cách đưa thêm vào vấn đề chủ quyền và an ninh trong chương trình nghị sự.
Không hoàn hảo
ASEAN hy vọng rằng, ngày nào đó, Trung Quốc sẽ ký Bộ quy tắc hành xử ở Biển Đông mang tính ràng buộc. Nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra, ASEAN sẽ không sẵn sàng đề nghị Bắc Kinh trở thành người bảo trợ duy nhất cho an ninh khu vực ở Đông hay Đông Nam Á. Trong bối cảnh nhạy cảm này, một tâm điểm an ninh cho EAS sẽ được coi là hàng rào chống lại sự quả quyết không được mong đợi của người Trung Quốc.
Tuy nhiên, hàng rào ấy vẫn hoàn toàn chỉ mang tính biểu tượng. EAS đến thời điểm này cũng chỉ như cuộc trao đổi hàng năm.
Nếu APT sẽ không sớm thành một tổ chức toàn diện bằng cách đưa an ninh vào các quan tâm kinh tế, thì EAS thế nào? Họ sẽ mở rộng theo chiều hướng đối lập, đưa kinh tế khu vực vào an ninh khu vực như một mục tiêu chú ý?
Quan chức Trung Quốc đã không chào đón sự hình thành của EAS và dường như giờ đây họ miễn cưỡng đưa vấn đề kinh tế vào chương trình. Bắc Kinh buộc phải "nhường vai" cho dù Mỹ và các bạn bè dân chủ của họ ngoài Đông Á gồm Ấn Độ, Australia hay New Zealand đều tham gia hội nghị thượng đỉnh, và có thể làm hỏng các mục tiêu của Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc sẵn sàng là người đứng đầu trong số 13 nền kinh tế APT và trở thành trung tâm kinh tế toàn cầu, thì tại EAS với 18 thành viên, ảnh hưởng kinh tế của họ sẽ được gia tăng. Nhưng ưu tiên hiện nay của Trung Quốc là phát triển APT thành một cộng đồng kinh tế Đông Á để qua đó phản ánh và phô trương các lợi thế so sánh của chính Trung Quốc.
Giống như Bắc Kinh, nhưng với rất nhiều lý do khác nhau, chính quyền Obama không muốn EAS trở thành một diễn đàn kinh tế. APEC đã là một, vậy tại sao lại cần phải nhân bản một chữ "E" - "Kinh tế" - trong cái tên của diễn đàn khác?
(Còn tiếp)