Bước chiến lược sắp tới của Hải quân Hoa Kỳ ở Á châu sẽ làm Trung Quốc … thốn mạn sườn
Nếu Trung Quốc không hài lòng với quyết định gởi một số lính Thủy quân Lục chiến đến đồn trú ở miền bắc Úc Đại Lợi của chính phủ Obama, thì hãy chờ xem cho đến khi Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu đưa chiến hạm của mình đến đóng ở Singapore và dùng nơi này như là căn cứ, ngay trong lúc đang có những xào xáo vì tranh chấp lãnh hải ở vùng Biển Nam Hải.
Hai nước Hoa Kỳ và Singapore đang ở trong giai đoạn thương thảo cuối cùng cho một sự thoả thuận mà qua đó, Singapore sẽ cho phép một số chiến hạm loại mới LCS (Littoral Combat Ships) của Hải quân Hoa Kỳ được sử dụng căn cứ Hải quân Changi của Singapore như là căn cứ cho những chiến hạm này.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Robert Gates thông báo hôm tháng Sáu năm nay là một sự thỏa thuận hầu như gần đạt được để cho phép Hoa Kỳ triển khai chiến hạm của mình đến hoạt vùng này và dùng Singapore như căn cứ, một viên chức Ngũ Giác Đài nói trong tuần này là viên chức chính phủ “vẫn lấy làm phấn khởi về cơ hội này.”Sự thông báo thoạt đầu rõ ràng đã gây nên xôn xao nhỏ (nếu) so với sự ầm ĩ gây nên bởi lời tuyên bố của Tổng thống Obama hôm thứ Tư tuần rồi khi ông cho hay là ông sẽ cho một số nhỏ lính Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đồn trú thường trực ở Úc Đại Lợi.
Điều đầu tiên liên quan đến việc có khoảng chừng 250 đến 2.500 lính Thủy quân Lục chiến được điều nằm cách Trung Quốc 2.500 dặm. Và điều thứ nhì - chiến hạm Hoa Kỳ có căn cứ ở Singapore - thì gần hơn một cách có ý nghĩa, và chắc chắn sẽ được xem như là sự hăm dọa hơn đối với Bắc Kinh.
Littoral Combat Ships là thuộc loại tàu tối tân nhất của Hải quân Hoa Kỳ và có thể được biến đổi để phù hợp với nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ việc chống hải tặc cho đến theo dõi tàu ngầm và những công tác đặc biệt khác. Loại tàu này được chế tạo để hoạt động trong vùng biển cạn, cận duyên và chạy với tốc độ nhanh nhất là hơn 40 hải lý một giờ.
Singapore tuy là một quốc gia nhỏ bé nhưng lại có ảnh hưởng lớn lao vì vị trí chiến lược của mình nằm dọc theo Eo biển Malacca, là con đường thủy giao thông chính giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và cũng là nơi mà một số đường vận chuyển đường biển bận rộn nhất thế giới đi qua. Singapore cũng là bờ cực nam của Biển Nam Hải, là nơi đang có tranh chấp lãnh hải ngày càng tăng với Việt Nam, Phi Luật Tân và các nước khác.
Hôm thứ Sáu ngày 18 tháng Mười Một, tại một buổi họp của Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á châu (ASEAN), Chủ tịch nước Trung Quốc ông Hồ Cẩm Đào đã tung ra một loạt cảnh cáo mới nhất cho các nước trong vùng là không nên có nỗ lực ỷ lại bên ngoài để hoà giải sự tranh chấp này.
“Những lực lượng bên ngoài không nên dùng bất cứ lý do nào để can thiệp vào,” ông nói, và thêm rằng sự tranh chấp này “nên được giải quyết bởi những nước liên hệ đến vấn đề chủ quyền.” Những nước này, theo quan điểm của Trung Quốc, không bao gồm Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ bà Hillary Rodham Clinton đã làm Bắc Kinh giận dữ năm rồi khi bà tuyên bố Hoa Kỳ có lợi ích mang tính chiến lược trong vùng Biển Nam Hải và Hoa Thạnh Đốn ủng hộ một giải pháp được trong vùng tham dự để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh hải.
Cho một số chiến hạm của Hải quân được có căn cứ nằm ở Singapore thường trực sẽ là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ hiện đang có ý duy trì sự hiện diện của mình trong vùng này và sẽ không lùi lại.
Viên chức Hoa Kỳ nói là họ mong chờ ngày hai chiến hạm LCS được phép dùng căn cứ ở Singapore để hoạt động nhưng hiện chưa rõ là thủy thủ đoàn cũng như gia đình của họ sẽ được nằm ở Singapore hay không, tương tự như sự thỏa thuận cho phép chiến hạm Hoa Kỳ có căn cứ ở Nhật Bản, hay thủy thủ đoàn sẽ được luân chuyển và thay thế đến tứ chỗ khác.
Hải quân Hoa Kỳ đã rất quen thuộc với Singapore. Khoảng 150 chiến hạm Hoa Kỳ ghé lại Singapore trong năm rồi trong lúc di chuyển qua vùng này.
Nếu Trung Quốc không hài lòng với quyết định gởi một số lính Thủy quân Lục chiến đến đồn trú ở miền bắc Úc Đại Lợi của chính phủ Obama, thì hãy chờ xem cho đến khi Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu đưa chiến hạm của mình đến đóng ở Singapore và dùng nơi này như là căn cứ, ngay trong lúc đang có những xào xáo vì tranh chấp lãnh hải ở vùng Biển Nam Hải.
Hai nước Hoa Kỳ và Singapore đang ở trong giai đoạn thương thảo cuối cùng cho một sự thoả thuận mà qua đó, Singapore sẽ cho phép một số chiến hạm loại mới LCS (Littoral Combat Ships) của Hải quân Hoa Kỳ được sử dụng căn cứ Hải quân Changi của Singapore như là căn cứ cho những chiến hạm này.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Robert Gates thông báo hôm tháng Sáu năm nay là một sự thỏa thuận hầu như gần đạt được để cho phép Hoa Kỳ triển khai chiến hạm của mình đến hoạt vùng này và dùng Singapore như căn cứ, một viên chức Ngũ Giác Đài nói trong tuần này là viên chức chính phủ “vẫn lấy làm phấn khởi về cơ hội này.”Sự thông báo thoạt đầu rõ ràng đã gây nên xôn xao nhỏ (nếu) so với sự ầm ĩ gây nên bởi lời tuyên bố của Tổng thống Obama hôm thứ Tư tuần rồi khi ông cho hay là ông sẽ cho một số nhỏ lính Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đồn trú thường trực ở Úc Đại Lợi.
Điều đầu tiên liên quan đến việc có khoảng chừng 250 đến 2.500 lính Thủy quân Lục chiến được điều nằm cách Trung Quốc 2.500 dặm. Và điều thứ nhì - chiến hạm Hoa Kỳ có căn cứ ở Singapore - thì gần hơn một cách có ý nghĩa, và chắc chắn sẽ được xem như là sự hăm dọa hơn đối với Bắc Kinh.
Chiến hạm USS Independence, thuộc loại LCS (Littoral Combat Ship), đang đi ngang Narragansett Bay, thuộc tiểu bang Rhode Island. Nguồn hình: U.S. Navy |
Littoral Combat Ships là thuộc loại tàu tối tân nhất của Hải quân Hoa Kỳ và có thể được biến đổi để phù hợp với nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ việc chống hải tặc cho đến theo dõi tàu ngầm và những công tác đặc biệt khác. Loại tàu này được chế tạo để hoạt động trong vùng biển cạn, cận duyên và chạy với tốc độ nhanh nhất là hơn 40 hải lý một giờ.
Singapore tuy là một quốc gia nhỏ bé nhưng lại có ảnh hưởng lớn lao vì vị trí chiến lược của mình nằm dọc theo Eo biển Malacca, là con đường thủy giao thông chính giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và cũng là nơi mà một số đường vận chuyển đường biển bận rộn nhất thế giới đi qua. Singapore cũng là bờ cực nam của Biển Nam Hải, là nơi đang có tranh chấp lãnh hải ngày càng tăng với Việt Nam, Phi Luật Tân và các nước khác.
Hôm thứ Sáu ngày 18 tháng Mười Một, tại một buổi họp của Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á châu (ASEAN), Chủ tịch nước Trung Quốc ông Hồ Cẩm Đào đã tung ra một loạt cảnh cáo mới nhất cho các nước trong vùng là không nên có nỗ lực ỷ lại bên ngoài để hoà giải sự tranh chấp này.
“Những lực lượng bên ngoài không nên dùng bất cứ lý do nào để can thiệp vào,” ông nói, và thêm rằng sự tranh chấp này “nên được giải quyết bởi những nước liên hệ đến vấn đề chủ quyền.” Những nước này, theo quan điểm của Trung Quốc, không bao gồm Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ bà Hillary Rodham Clinton đã làm Bắc Kinh giận dữ năm rồi khi bà tuyên bố Hoa Kỳ có lợi ích mang tính chiến lược trong vùng Biển Nam Hải và Hoa Thạnh Đốn ủng hộ một giải pháp được trong vùng tham dự để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh hải.
Cho một số chiến hạm của Hải quân được có căn cứ nằm ở Singapore thường trực sẽ là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ hiện đang có ý duy trì sự hiện diện của mình trong vùng này và sẽ không lùi lại.
Viên chức Hoa Kỳ nói là họ mong chờ ngày hai chiến hạm LCS được phép dùng căn cứ ở Singapore để hoạt động nhưng hiện chưa rõ là thủy thủ đoàn cũng như gia đình của họ sẽ được nằm ở Singapore hay không, tương tự như sự thỏa thuận cho phép chiến hạm Hoa Kỳ có căn cứ ở Nhật Bản, hay thủy thủ đoàn sẽ được luân chuyển và thay thế đến tứ chỗ khác.
Hải quân Hoa Kỳ đã rất quen thuộc với Singapore. Khoảng 150 chiến hạm Hoa Kỳ ghé lại Singapore trong năm rồi trong lúc di chuyển qua vùng này.