Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Trâu cơ hội húc Bò bảo thủ

Đây là chủ đề hấp dẫn cho truyện ngụ ngôn kiểu Lafontaine. Co điều tôi không có tài văn chương, nên rao bán ý tưởng thôi, xem có ai mua không.
Bối cảnh là một  trang trại, hay làng quê, ở đó có trâu với bò là thủ lĩnh của các loài gia súc. Như người ta hay nói, mỗi khi trâu bò húc nhau thì không những ruồi muỗi chết, mà đến cả gà lợn cũng gẫy cánh, què cẳng.
Thời “tiền sử”, hàng ngũ lãnh đạo chỉ có bò, có công đuổi cáo để chúng khỏi bắt gà. Nhưng dần dần trâu cũng được nhập hàng lãnh đạo, vì trông cũng hao hao giống bò. Để rồi thành hai phe trâu và bò chia nhau lãnh đạo.
Bò thì bảo thủ, trâu thì cơ hội. Vì bò có tiếng trong sạch, và trước kia lãnh đạo là bò, nên trâu vẫn núp bóng bò, nói “trâu cũng là bò” tuy rằng trâu nghĩ thầm trong bụng là bò “ngu như bò” chẳng biết vơ vét gì cả. Trong thâm tâm, bò cũng chẳng ưa trâu, vì thấy nó sau mà tham lam ăn tranh của các con khác. Nhưng vẫn phải cầu cạnh trâu, vì ngoài việc đuổi cáo, bò thực ra cứ đụng đâu là hỏng đấy.
Cùng lãnh đạo nhưng ngấm ngầm ghét nhau, nên trâu bò thỉnh thoảng lại đọ sức húc nhau. Mỗi lần như vậy, chỉ có các con vật khác thiệt mạng oan, chứ trâu bò lại đâu vào đấy, lại dựa vào nhau nắm quyền lãnh đạo …
Các con vật khác thì ngán ngẩm, kêu ca (nhưng chỉ dám kêu khe khẽ, vì sợ bị trâu bò nghe thấy húc cho).  Trâu thắng thế hay bò thắng thế, thì trại cũng vẫn khổ.

Mỹ thử tên lửa vi ba

VietnamDefence - Công ty Boeing cùng với Phòng thí nghiệm nghiên cứu AFRL của Không quân Mỹ (USAF) đã tiến hành vụ thử nghiệm đầu tiên đối với tên lửa CHAMP với máy phát bức xạ vi ba công suất cao, thông cáo báo chí của Boeing cho hay.

Sơ đồ hoạt động của tên lửa vi ba (whatsthelatest.net)
Vụ thử nghiệm diễn ra vào đầu năm 2011, song bây giờ Boeing mới thông báo.
Các tên lửa đã được phóng tại trường thử TTR ở bang Utah, thuộc căn cứ không quân Hill. Vụ thử CHAMP đầu tiên đã được công nhận là thành công.
Trong cuộc thử, các tên lửa được phóng vào mấy mục tiêu mô phỏng các hệ thống điện tử của đối phương giả định.
Nhiệm vụ của CHAMP là loại khỏi vòng chiến các thiết bị điện tử. Chi tiết các vụ phóng CHAMP không được tiết lộ. Theo thông tin của Boeing, tên lửa mới thuộc loại vũ khí phi sát thương, dùng để chế áp hoặc loại hẳn khỏi vòng chiến các khí tài điện tử có bảo vệ của đối phương, trong khi lại giảm được đến mức tối thiểu tổn thất phụ.

Nếu Ấn Độ không hợp tác với Việt Nam

Tuần qua, đại sứ R S Kalha, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ, có bài lên tiếng cho rằng Ấn Độ nên suy xét lại việc hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông.
AFP photo
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (P) và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (T) chào đón các đại biểu tại Lễ bế mạc kỷ niệm 60 năm quan hệ Ấn-Trung tại New Delhi hôm 16 tháng 12 năm 2010

Việt Nam trước hình thái chiến tranh mới

Lê Ngọc Thống
Bất kỳ một quốc gia nào nếu như muốn Tổ quốc không bị bất ngờ thì phải biết được nguy cơ thách thức an ninh từ đâu đến? Lực lượng bao nhiêu? Đến bằng cách nào? Nhằm vào đâu? Và chuẩn bị để đón nó ra sao. Việt Nam cũng vậy thôi. Khi một láng giềng vốn hùng mạnh lại tăng cường lực lượng quân sự vượt khỏi giới hạn phòng thủ, không minh bạch, kèm theo thái độ nước lớn nghênh ngang, đe dọa dùng vũ lực; hành động ngang ngược, chèn ép bắt nạt… thì đó là vận hội hòa bình hay là nguy cơ chiến tranh? Dù không muốn thì Việt Nam cũng bắt buộc phải có ứng xử và hành xử với nguy cơ này. Bài phân tích và nhận định của Lê Ngọc Thống – nguyên sỹ quan Hải quân Việt Nam.

Âm mưu Hán hóa - Sửa lịch sử để kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh cùng ngày Quốc Khánh Trung Quốc

Dân Làm Báo Dư luận nóng lên về chuyện đèn lồng Trung Quốc bởi vì nó sờ sờ ra trước mặt... những cái đèn lồng. Dư luận cũng nguội xuống bởi đèn lồng được lệnh gỡ bỏ. Nhưng những việc làm thay đổi lịch sử để Lào Cai, một tỉnh giáp giới Trung Quốc, tưng bừng ăn mừng kỷ niệm đúng vào ngày hội lớn của Trung Quốc là một âm mưu thâm độc của những kẻ bán nước lẫn cướp nước. Những hình ảnh người dân Lào Cai "ăn mừng" sẽ được khai thác dưới những hình thức, chiêu bài khác nhau, nằm trong chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc, từng bước thống trị Việt Nam. Vì thế...

Vào lúc giữa khuya bước sang ngày 28 tháng 9, họ đã âm thầm vào sửa dữ kiện trên trang web chính phủ của Lào Cai để xóa chứng tích đánh tráo lịch sử.
*
Những gì đã xảy ra 
Lồng đèn Trung Quốc
Ngày 15/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã có công văn gửi UBND TP về việc phối hợp triển khai thực hiện chỉnh trang đô thị trên địa bàn nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (1/10/1991 - 1/10/2011), đề nghị chỉ đạo nhân dân không trang trí, treo đèn lồng Trung Quốc trên các tuyến phố [1]
Hơn 1 tuần sau, trước những phản đối rộng rãi của dư luận, ngày 23/09 Sở VH-TT&DL tỉnh Lào Cai đã đề nghị với UBND TP chỉ đạo dừng ngay việc treo đèn lồng trên các tuyến phố, phối hợp với các ngành để chỉ đạo tốt việc trang trí, chỉnh trang đô thị nhân kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh [2]
Dư luận có thể dừng lại ở việc treo đèn lồng Trung Quốc, lên án việc đó là không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và sau đó hoan nghênh tinh thần biết lắng nghe của lãnh đạo Lào Cai. Tuy nhiên, nhiều sự kiện khác cho thấy những dấu hiệu đã và đang có một âm mưu đen tối từng bước kéo Việt Nam rơi vào quỹ đạo nô lệ Trung Quốc. 

Lý Nhã Kỳ, tôi chọn em!

Đỗ Trung Quân
 
Chuyện Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch chọn cô diễn viên Lý Nhã Kỳ làm Đại sứ du lịch của Việt Nam gây thành phản ứng của dư luận. Sự không đồng tình là cô diễn viên chưa có dấu ấn gì trong hoạt động nghệ thuật, cô chỉ liên quan đến “ngực khủng “ hàng hiệu “  còn giỏi tiếng Anh thì nhiều diễn viên, ca sĩ,  người mẫu bây giờ không thua kém cô.

ĐẰNG SAU VIỆC ẤN ĐỘ BƯỚC CHÂN VÀO BIỂN ĐÔNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 29/9/2011
TTXVN (Bắc Kinh 20/9)

Với tiêu đề như trên, bài của Ngô Triệu Lễ, Tiến sĩ thuộc Ban châu Á-Thái Bình Dương, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, đăng trên báo “Quốc phòng Trung Quốc” số ra ngày 20/9/2011 cho thấy cách nhìn nhận của tác giả về quan hệ giữa Ấn Độ-Việt Nam và giữa Ấn Độ-Trung Quốc trong bối cảnh Công ty dầu khí quốc doanh Ấn Độ chuẩn bị vào khai thác dầu khí ở vùng biển Việt Nam nhưng bị Trung Quốc phản đối. Nội dung bài viết như sau:
Ngày 15/9/2011 trong thời gian Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna ở thăm Việt Nam, báo Ấn Độ “Hindustan Times” đưa tin Công ty dầu khí quốc doanh của Ấn Độ (ONGC) có kế hoạch vào khai thác dầu khí trong vùng biển tranh chấp ở Nam Hải (Biển Đông), đồng thời cho biết kế hoạch đã được Việt Nam cho phép.
Ngày 16/9 Ấn Độ và Việt Nam quyết định tăng cường hợp tác khai thác dầu khí, đồng thời quyết định sẽ tiếp tục dự án hợp tác ONGC.

Bắc Kinh muốn Mỹ không thông qua dự luật trừng phạt TQ

Bắc Kinh hy vọng Thượng Viện Liên Bang Mỹ bãi bỏ ý định thông qua một dự luật có thể dẫn đến việc trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc dưới hình thức cấm vận hay các mặt hàng đưa từ Trung Quốc sang Mỹ sẽ bị đánh thuế cao hơn.
Dự luật được các vị Nghị Sĩ của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đệ nạp đưa ra những bằng chứng cáo buộc Bắc Kinh cố ý dìm tỷ giả đồng nhân dân tệ để trục lợi khi xuất khẩu hàng sang Mỹ, khiến các công ty Hoa Kỳ bị thiệt hại vì giá hàng bán sang Trung Quốc trở thành quá cao, và điều này đã gây trở ngại cho thị trường lao động ở Mỹ, góp phần khiến tỷ lệ người Mỹ thất nghiệp tăng cao.
Hôm thứ Hai tuần này, Chủ Tịch Khối Đa Số Thượng Viện Mỹ là Nghị Sĩ Harry Reid cho biết có nhiều khả năng dự luật sẽ được thông qua.

TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG LÀM GIA TĂNG NGUY CƠ CHẠY ĐUA VŨ TRANG Ở CHÂU Á

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 28/09/2011
TTXVN (Cuala Lămpơ 26/9)

Mạng tin GMA News gần đây cho rằng ngay khi cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9/2001 được sử dụng để biện minh cho chủ nghĩa quân phiệt Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và bất cứ nơi nào trên thế giới, những tranh chấp lãnh thổ ngày một gia tăng ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) giờ đây đang được tận dụng để thúc đẩy chiến lược bao vây Trung Quốc của Lầu Năm Góc. Tình hình căng thẳng do những tranh chấp lãnh thổ gây ra đang tạo cơ sở cho Mỹ tăng cường và mở rộng mối quan hệ an ninh với các đồng minh truyền thống, các nước chư hầu và các nước khác trong khu vực. Người được hưởng lợi tức thời từ chủ nghĩa quân phiệt được tăng cường này là các lái buôn vũ khí và các nhà huấn luyện quân sự Mỹ. Thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng là chiến lược xuất khẩu vũ khí mới trong khu vực của Chính quyền Barack Obama, trong đó có Đông Nam Á. Vào thời điểm mà các biện pháp hoà bình và ngoại giao có thể giúp tháo ngòi nổ căng thẳng ở Biển Đông do những tuyên bố tranh chấp chủ quyền lãnh thổ gây ra, thì môi trường chiến tranh mới này thậm chí lại đang khuyến khích một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước lớn trong khu vực, do vậy khiến họ sẽ phải phụ thuộc hơn nữa vào dây chuyền cung cấp vũ khí của Mỹ.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu

Bộ Tài chính - Công Thương cần phối hợp chặt chẽ và chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát việc điều chỉnh giá của doanh nghiệp xăng dầu; đồng thời công khai yếu tố hình thành giá và việc lỗ lãi của các nhà nhập khẩu.

Sẽ minh bạch chuyện lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu. Ảnh: Hoàng Hà

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Tướng Quắc kể về chuyên án Năm Cam

(Nguoiduatin.vn) - Vụ án Năm Cam cùng đồng bọn phạm nhiều tội đã khép lại từ lâu, theo Tướng Quắc - phó ban chuyên án thì: "Xét đi hay xét lại thì cái mục tiêu cao cả nhất, không thể phủ nhận mà chuyên án đạt được là loại khỏi xã hội một băng nhóm xã hội đen, đem lại sự bình yên cho cuộc sống của nhân dân".

Lý do khiến giai đoạn 1 của chuyên án Năm Cam bị tắc
Tướng Quắc cho biết, chuyên án liên quan đến Năm Cam có hai giai đoạn. Trong giai đoạn đoạn 1, những người làm đã không thành công vì nhiều lý do. Trong đó có một lý do mà ngành công an phải thừa nhận thiếu sót do chủ quan, tức là cử cán bộ trinh sát, điều tra không phù hợp với sở trường của họ. Giai đoạn 1 khép lại, nhiều người không được tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của chuyên án vì trong quá trình công tác, họ đã móc nối, "quan hệ" quá sâu, quá mức bình thường với một đàn em của Năm Cam.
PV Nguoiduatin.vn đang trao đổi với Tướng Quắc tại tư gia

Chuyên gia Trung Quốc: thời cơ dùng vũ lực ở Biển Đông đã chín muồi

Nguồn: Mạng Nhân Dân, Mạng Chinacom, và một số mạng chính thức khác cùng đăng tải ngày 27 tháng 9 năm 2011
Trước những năm 70 của thế kỷ trước, không có vấn đề Biển Đông, mọi nước trên thế giới đều không dị nghị đối với đề xuất chủ trương chủ quyền “đưòng lưỡi bò” trong Biển Đông. Biển Đông sở dĩ thành “vấn đề” nguồn gốc là ở chính quyền Nam Việt và sau này, sau khi Việt Nam độc lập, xâm phạm các đảo bãi Nam Sa. Trung Quốc và đề xuất yêu cầu chủ quyền đối với Tây Sa Trung Quốc. Trung Quốc ngoài việc trị tội chính quyền Nam Việt trong cuộc phản kích Tây Sa và tiến hành đánh trả tự vệ Việt Nam trên đất liền ra đã không kịp thời tiến hành kiềm chế ngăn chặn hành vi ngang nhiên xâm lược của Việt Nam tại Biển Đông, để đến nỗi hôm nay ôm lấy di chứng. Một là khêu gợi rồi lôi kéo các quốc gia khác tiến hành “tranh cướp” đảo bãi Nam Sa của Trung Quốc; hai là bây giờ Việt Nam dẫn Mỹ tới, đồng thời lôi kéo các nước nhỏ khác với toan tính đe doạ Trung Quốc, quốc tế hoá những tranh chấp song phưong của Trung Quốc.

Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam đá Trung Quốc một cú rất mạnh, nội tình giao phong giữa Việt Nam và uỷ viên quân uỷ ta

Mạng Trung Quân (Trung Quốc) ngày 22/9/2011
Dương Danh Dy dịch

Ngày 15 tháng 9 năm 2011, thượng tướng Lý Kế Nãi, uỷ viên quân uỷ TW Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị quân Giải phóng Trung Quốc đã hội đàm với trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam, uỷ viên thưòng vụ quân uỷ TW, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tại toà nhà “Bát nhất”
Ngày 16 tháng 9 năm 2011, ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna hội đàm với ngoại trưỏng Việt Nam* tại Hà Nội. Hai nước đã bàn về các vấn đề  chính trị, quân sự và hợp tác kinh tế, Công ty dầu mỏ và khí thiên nhiên Ấn Độ tiến hành hợp tác với Việt Nam khai thác hai mỏ dầu tại Nam Hải (Biển Đông)
Ấn Độ có kế hoạch giúp đỡ Việt Nam tiến hành huấn luyện tầu ngầm và lực lưọng quân sự dưới nước dùng đó để mở rộng liên hệ quân sự với nuớc này, “kiềm chế” Trung Quốc.

Nhật Bản theo dõi chặt chẽ Biển Đông

Nhật Bản đã mời thứ trưởng Quốc phòng 10 nước thuộc Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (Asean) đến Tokyo hôm thứ Tư ngày 28/9 để bàn về an ninh hàng hải ở khu vực Biển Đông.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh tại cuộc đối thoại giữa Asean với Nhật Bản
Tướng Vịnh vừa đối thoại với Trung Quốc, Hoa Kỳ và bây giờ là Nhật Bản

Trung Quốc đang hướng tới sụp đổ?

Samuel A Bleicher
13-09-2011

Có một hợp đồng xã hội được ngầm hiểu, đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa người dân Trung Quốc với chính quyền. [Theo hợp đồng đó] người dân chấp nhận sự chuyên chế của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, với tệ nạn tham nhũng và sự tham gia tối thiểu của công chúng [trong việc điều hành đất nước], chính quyền cộng sản Trung Quốc không ngừng cải thiện nhanh đời sống kinh tế. Nhưng hợp đồng xã hội đó đang có nguy cơ bị phá vỡ, do Trung Quốc đang trên con đường [phát triển] không bền vững, sẽ dẫn đến sự trì trệ hoặc suy giảm kinh tế trong những thập niên tới.
Thủ phạm đứng sau sự suy thoái đang đe dọa Trung Quốc là các giới hạn sinh thái, hiện đứng đầu danh sách này. Chẳng hạn như, trong quyển sách khi một tỷ người Trung Quốc hành động (Nguyên văn: When A Billion Chinese Jump), Jonathan Watts liệt kê danh mục các thảm họa sinh thái hiện tại, cũng như các thảm họa tiềm ẩn: khai thác mỏ than đến cạn kiệt ở các tỉnh miền Tây khô ráo, đánh bắt cá và hải sản quá mức, thiếu nước và ô nhiễm nước công nghiệp, khai thác các khu rừng nguyên sinh và đồng cỏ đến mức không thể phục hồi được, tất cả những điều vừa kể càng làm tăng thêm hiệu ứng do sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Kế đến là do sự điều hành thiếu hữu hiệu: các quyền sở hữu đáng tin cậy, nền hành chính trung thực, sự giám sát pháp lý công bằng. Sự điều hành thiếu hữu hiệu kể trên không những gây khó khăn về mặt xã hội, mà còn được coi như là chướng ngại quan trọng, ngăn cản nền kinh tế tiếp tục phát triển. Những nghiên cứu gần đây cho rằng, tiến bộ kinh tế tương quan với sự quản lý điều hành tốt, Mark Whitehouse công bố trên báo Wall Street Journal rằng: “Trung Quốc đã đạt được tiến bộ lớn trong việc giúp người dân thoát khỏi thứ hạng các nước nghèo nhất. Nhưng nếu kinh nghiệm của các nước khác là một chỉ dấu nào đó, thì Trung Quốc cần một cuộc cách mạng để trở thành một quốc gia giàu có“.      
Một sức ép thứ ba lên hệ thống của Trung Quốc là sự lựa chọn kinh tế vĩ mô của chính phủ không bền vững. Theo Strafor, sự mất cân đối trong đầu tư ở Trung Quốc, cấu trúc kinh tế theo kiểu vụ lợi, chắc chắn tạo ra “một cuộc chạy đua không những giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hoặc thậm chí giữa Trung Quốc và thế giới” mà là “một cuộc đua để xem điều gì sẽ đập vỡ Trung quốc trước, sự mất cân bằng nội tại của chính Trung Quốc hay quyết định của Hoa Kỳ thực hiện biện pháp vụ lợi hơn đối với mậu dịch quốc tế“.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Trung Quốc cảnh báo Mỹ về rạn nứt quan hệ quân sự

Một quan chức quốc phòng của Trung Quốc hôm nay cho hay thương vụ nâng cấp máy bay Đài Loan có thể gây nên rạn nứt trong quan hệ quân sự Trung - Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh. Ảnh: China.org.cn

Ai nợ ai?

Bàn góp với ông V.C. Đ.
Khải Nguyên

Nhà cầm quyền Bắc Kinh thường tận dụng các phương tiện tuyên truyền cố tình nhồi sọ làm cho dân TQ và nhân dân thế giới nghĩ rằng trong quá khứ họ đã đơn phương giúp Việt Nam chống xâm lược mà rồi VN “bội bạc”(!) (ngay cả một số Giáo sư TQ vẫn hay nói với sinh viên VN du học bên đó rằng VN “vô ơn”).
Trong bài “Viết nhân ngày Quốc khánh Trung Cộng: Đã đến lúc phải xóa món nợ ân oán giang hồ” trên Bauxite Việt Nam ngày 26-9-2011, ông Vũ Cao Đàm đã phân tích khá rõ rằng chính TQ cũng nợ VN. Tôi xin mạn phép bổ sung một số ý nhỏ.
Năm 1949, Trung Cộng giành được toàn nước Trung Hoa trên đất liền; sau đó chỉ được các nước XHCN công nhận. Họ rất muốn có được tiếng nói và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Dịp may lớn đầu tiên là hội nghị Genève năm 1954 về chiến tranh Đông Dương – trong đó cuộc kháng chiến của VN là chủ đạo, Bắc kinh được tham dự [Sự nóng lòng tận dụng dịp may đó bộc lộ không mấy tế nhị và vinh dự trong phiên khai mạc: Chu Ân Lai, Trưởng đoàn Trung cộng, tươi tỉnh tiến đến để bắt tay trường đoàn Mỹ – nhưng ông này quay lưng lại]. Trong suốt quá trình hội nghị, họ qua mặt VN thương lượng trực tiếp với phái đoàn Pháp, áp đặt ý đồ chia cắt VN. Họ chỉ cần một vùng cách ly an toàn cho đất nước họ. Nhờ cuộc đấu tranh của nhân dân ViệtNamvà nhân dân Đông Dương nói chung, có cơ hội, họ cố giương ra một vai trò nào đó trên bàn cờ quốc tế và đã đạt được phần nào.

Trung Quốc cảnh báo châu Á nên tránh núp bóng Hoa Kỳ

Trọng Nghĩa

Trong thời gian gần đây, báo chí Trung Quốc liên tục lên tiếng đe nẹt các quốc gia châu Á đang có tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với Bắc Kinh. Trong một bài xã luận công bố hôm nay, 28/09/2011, Nhân dân nhật báo Trung Quốc lại nhập cuộc. Cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc kêu gọi các nước châu Á cẩn thận trước điều mà tờ báo gọi là “hiểm họa” của tâm lý cho rằng mình “có thể làm bất cứ điều gì” nhờ có sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.

Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U.
Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U. eia.doe.go

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Các tân bộ trưởng đã dám thể hiện cá tính

Chưa khi nào dấu ấn về tuyên ngôn của các bộ trưởng lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giao thông... lại mạnh mẽ như nhiệm kỳ này là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế.

Khi đảm nhận vị trí Bộ trưởng Giao thông Vận tải - ông Đinh La Thăng chia sẻ với VnExpress.net: "Là tư lệnh ngành, phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được quyết định chiến đấu, tiến hay lùi". Sau đó, một số vị lãnh đạo khác cũng lần lượt đưa ra quan điểm khá sắc bén, nhấn mạnh thông điệp của người đứng đầu Chính phủ: Sẵn sàng làm công bộc của dân.
Tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng gây ấn tượng bởi phát biểu: Sẽ đưa lãi suất về 17-19% trong vòng hai tháng kể từ ngày nhậm chức. Trong lịch sử, chưa có vị thống đốc nào đưa ra một cam kết như vậy.
Tuyên bố của ông Bình đã đánh trúng vào những vấn đề bức xúc hiện nay là lãi suất quá cao, doanh nghiệp đói vốn. Đi kèm với thông điệp mạnh mẽ về lãi suất, vị tân thống đốc cũng đưa ra một loạt chính sách, biện pháp mạnh tay đối với những cá nhân và tổ chức vi phạm. Kết quả là 2 tháng sau ngày nhậm chức, lãi suất cho vay đã bắt đầu hạ dù chưa thiết lập một mặt bằng ổn định.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cũng để lại dấu ấn cá nhân khá mạnh mẽ trong tuyên bố sẽ lập lại trật tự trên thị trường xăng dầu, công khai minh bạch các khoản lỗ lãi trong lĩnh vực nhạy cảm như xăng dầu và điện.

Báo Thái Lan viết về chiến lược quốc phòng của Việt Nam

Tờ Tin tức Châu Á của Thái Lan hôm qua đăng bài bình luận về “Chiến lược quốc phòng kép của Việt Nam”. Đây là một bài viết mang tính nghiên cứu riêng của tác giả trên cơ sở phân tích tình hình quan hệ quốc phòng Việt Nam với các nước trong thời gian qua. Để rộng đường dư luận, tìm hiểu cách nhìn nhận của báo chí quốc tế về chính sách quốc phòng vì hoà bình của Việt Nam, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin gửi đến độc giả nguyên văn nội dung bài viết:
"Nhằm tăng cường thế trận an ninh và củng cố vị trí của mình trong khu vực cũng như trên thế giới, thời gian qua, bên cạnh việc không ngừng xây dựng lại lực lượng vũ trang, Việt Nam đã tiến hành mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với một loạt các nước trên thế giới.

Đoàn đối thoại quốc phòng Việt Nam - Mỹ tại Washington

Thăm dò dầu khí Biển Đông của ONGC: Ấn Độ trực tiếp xen vào xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc

Virendra Sahai Verma
25-09-2011
DELHI: Tuần trước, một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, chính phủ nước này “phản đối bất cứ quốc gia nào tham gia thăm dò dầu lửa ở những vùng biển thuộc quyền thực thi pháp lý của Trung Quốc“, một bài xã luận trên “Hoàn Cầu Thời báo”, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh báo Ấn Độ về “sự khiêu khích chính trị nghiêm trọng” sẽ “đẩy Trung Quốc đến giới hạn“.
Có vẻ “sự khiêu khích” là các kế hoạch đã thông báo của ONGC Videsh Ltd về việc thăm dò hai lô dầu ngoài biển mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở Biển Đông. Căng thẳng đã dấy lên một thời gian. Vào ngày 22 tháng 7, một tàu Ấn Độ, INS Airavat, nhận được liên lạc qua kênh radio từ một người gọi tự nhận là “hải quân Trung Quốc” và nói rằng “các bạn đang tiến vào lãnh hải Trung Quốc” khi tàu này chạy từ cảng Nha Trang của Việt Nam tới Hải Phòng.
Chính phủ Ấn Độ không chỉ xác nhận rằng con tàu đang thực hiện chuyến thăm hữu nghị tới Việt Nam, mà Bộ Ngoại giao nước này còn khẳng định “Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế, gồm Biển Đông, và quyền đi lại theo đúng quy tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận. Những quy tắc này phải được tất cả các nước tôn trọng“.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Một bức thư người NHẬT viết cho người TRUNG HOA

Cảm ơn người dịch hoặc viết bài này.
Người ta nói đúng hay nói sai, là chuyện thứ yếu, chuyện tối tối trọng yếu là, phải chăng chúng ta, người Hoa, có đủ dũng khí tự ta nghĩ lại, đối diện với miệng vết thương, như vậy mới mong có hy vọng hồi phục kiện khang. Một lời mắng nhiếc lại đối thủ của chúng ta (xin hãy nhớ, người ta không có nghĩa vụ phải làm bạn với chúng ta, lại càng không có nghĩa vụ phải chỉ ra cái sai sót của chúng ta), là biểu hiện kẻ yếu hèn, lại càng không cần đi chê trách cái sai lầm của người xưa, Vì người xưa đã mất, chúng ta cần phải nhìn sâu rộng mà suy nghĩ cho thật kỹ, sau nầy dân ta phải làm sao từ cái sai lầm và từ trong miệng vết thương kia mà bò ra, Lỡ trợt té nhưng không mất mặt, mà có thể từ nơi té đó, vùng dậy để đội trời đạp đất lần nữa, mới thật sự là anh hùng.
Một bức thư người Nhật viết cho người Trung Quốc Hoa Lục (đang được phát tán mạnh trên “net”) All Chinese and Taiwanese Must Read!!

Tránh bão ở Hoàng Sa, 2 tàu cá bị tàu chiến lạ tấn công

(NLĐO)- Ngày 26-9, Trạm Biên phòng cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi), cho biết lúc 13 giờ ngày 24-9, Trạm ICom thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã nhận được thông tin 2 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công. 

Hai tàu cá đó là QNg 95337TS do ông Trương Văn Đức làm thuyền trưởng kiêm chủ tàu và QNg 95850 TS do ông Trương Tài làm chủ.

Được biết, hai tàu cá trên chạy vào trú bão tại đảo Trụ Cẩu (khu vực quần đảo Hoàng Sa Việt Nam) đã bị một tàu chiến nước ngoài xua đuổi, buộc 2 thuyền trưởng phải cho tàu chạy ra khỏi khu vực đảo Trụ Cẩu.
 
Khi chạy được 30 hải lý thì tàu chiến này tiếp tục đuổi theo, đâm vào thân tàu cá, bơm nước vào tàu, bắn đạn qua tàu cá làm cháy cabin, cháy bộ đàm…

Hiện nay, 2 tàu cá trên đang chạy vào đất liền tránh bão số 4.
V.Mịnh

Nói ngọt ngào, làm ác độc

Nguyễn Trọng Vĩnh
Hôm 5, 6 tháng 9 vừa qua, ông Đới Bỉnh Quốc thăm Việt Nam, trong khi làm việc với đối tác và gặp gỡ với các nhà lãnh đạo của ta, ông nói những lời hữu nghị rất thắm thiết, nào là “có chung lợi ích”, giải quyết khác biệt trên tinh thần “đồng chí anh em” , v.v. Người nhẹ dạ cả tin nghe hẳn là mát ruột. Nhưng chỉ dăm hôm sau, 500 tàu cá Trung Quốc giăng ra khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đuổi ngư dân Việt Nam không thể làm ăn được. Mới đây, ngày 15-9, Trung Quốc phản đối Ấn Độ nhằm phá sự hợp tác Việt - Ấn thực hiện dự án khai thác dầu khí trong thềm lục địa của các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, và Nam Côn Sơn. Rõ ràng là “nói một đàng, làm một nẻo”. Chả trách thiên hạ đã có câu tổng kết: “Chớ nghe người cầm quyền Trung Quốc nói, hãy xem việc họ làm”. Đây cũng là thủ đoạn quen thuộc lâu nay của nhà cầm quyền Trung Quốc: Một mặt phỉnh phờ hữu nghị với cấp cao, mặt khác lại chỉ thị cho cấp dưới cứ lấn tới.

Viết nhân ngày Quốc khánh Trung Cộng (1/10): Đã đến lúc phải xóa món nợ ân oán giang hồ!

Vũ Cao Đàm
image Tôi nảy ý định viết ra ý tưởng này từ lúc đọc lại bài khai bút đầu năm của anh Bút Chẳng Tà, trong đó có nhắc đến ngày Trung Cộng khởi chiến, tấn công quân đội Việt Nam Cộng hòa để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Bài viết đưa lên mặt báo Bauxite Việt Nam trong khi trên trang mạng của Trung Cộng vẫn còn nhan nhản những bài chửi bới với giọng điệu của một kẻ cả vô giáo dục nhằm vào “Bọn Việt Nam vong ân bội nghĩa”, và kêu gào phải giết bọn “Việt Nam lòng lang dạ sói”, lấy máu “giặc Việt” để làm lễ tế thần cho trận chiến thu hồi Nam Sa.
Trong khi đó thì chúng ta lại vẫn thường nghe một số quan chức, và cả bạn bè, cố gắng phân trần, rằng nhân dân Việt Nam “Không bao giờ quên ơn Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Cộng”, làm như đây là món nợ truyền kiếp, mà người Việt chúng ta phải đời đời khắc cốt ghi xương.

Bão số 4 hướng vào Bắc Trung bộ

TTO - Lúc 22g ngày 25-9, vị trí tâm bão số 4 (Haitang) cách bờ biển Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 370 km về phía Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 9-10.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì chiều 25-9, ông Bùi Minh Tăng - giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương - cho biết bão số 4 (tên quốc tế là Haitang) sẽ ảnh hưởng tới đất liền các tỉnh Bắc Trung bộ từ trưa và chiều 26-9.
Nếu giữ nguyên hướng di chuyển thì đêm 26 rạng sáng 27-9 bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị. Khi bão vào bờ có thể suy yếu còn gió mạnh cấp 7, cấp 8.
Do ảnh hưởng của bão số 4, từ hôm nay mưa ở các tỉnh miền Trung sẽ tăng. Mưa lớn tập trung trong hai ngày 26 và 27-9 với cường độ 100-300mm từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Arsenal tưng bừng chiến thắng

Đội chủ sân Emirates đã có trận đấu hứng khởi nhất kể từ đầu mùa giải và giành chiến thắng 3-0 thuyết phục trước Bolton ở vòng 6 giải Ngoại hạng Anh tối thứ Bảy.

Van Persie và các đồng đội có trận đấu tưng bừng hiếm thấy từ đầu mùa.
Van Persie và các đồng đội có trận đấu tưng bừng hiếm thấy từ đầu mùa.

Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung: Lựa chọn nào cho nước Nga? (Phần 2)

VietnamDefence - Hợp tác kỹ thuật quân sự nối lại trong thập niên 1990 giữa Moskva và Bắc Kinh đã nhanh chóng không còn chỉ là “mua bán vũ khí” mà trở thành một thứ công cụ chiến lược.
Nga phải loại trừ khả năng lọt vào tay Bắc Kinh các công nghệ “thiết yếu” của Nga, kể cả công nghệ hiện có lẫn đang được nghiên cứu  (Andrei Sedykh)

Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung: Lựa chọn nào cho nước Nga? (Phần 1)

VietnamDefence - “Sự tham gia của các nhà khoa học và kỹ sư Nga vào việc “hoàn thiện” sản phẩm của Trung Quốc là một trong những trang bí ẩn nhất của sự hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung”
Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung Quốc mà mới 10 năm trước còn mang lại phần lớn thu nhập cho xuất khẩu vũ khí Nga thì hôm nay không thể tự hào với những hợp đồng vũ khí lớn. Hơn nữa, nhờ quan hệ đối tác này, Trung Quốc trong 20 năm gần đây đã có sự đột phá mà chỉ sự tiến bộ trong thập niên 1950 mới có thể sánh được. Hợp tác ký thuật quân sự Nga-Trung có những thành quả nào và triển vọng gì trong tương lai?

TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG PHÒNG KHÔNG Ở BIÊN GIỚI VIỆT NAM

QPVN - Trung Quốc tăng cường phòng không tại các Quân khu giáp với biên giới Việt Nam. Cụ thể: Hạ tầng phòng không được tăng cường đột biến ở khu vực Côn Minh, Thành Đô và Thâm Quyến.
Côn Minh đang được các hệ thống tên lửa phòng không HQ-12 bảo vệ. Còn tại khu vực Thành Đô, đã triển khai không dưới 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không HQ-64 (LY-60D).

Ngoài ra, hiện tại đang tiến hành triển khai ở khu vực Thâm Quyến các hệ thống tên lửa phòng không mới, mà nhiều khả năng nhất là các hệ thống HQ-12.

Việc triển khai các hệ thống tên lửa phòng không mới chắc chắn là nhằm đối phó với mối đe dọa từ các máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKV của Việt Nam
VietnamDefence - Trung Quốc tăng cường tên lửa phòng không ở Côn Minh, Thành Đô, Thâm Quyến và đàm phán mua giấy phép sản xuất S-300. Còn Việt Nam đàm phán mua S-300PMU-2 Favorit.
Lính cao xạ TQ tại 1 cuộc diễn tập phòng không, tháng 8/2010

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

“Nổ” chuyện thi quốc tế, Phó Vụ trưởng đối mặt án kỷ luật

Tại hội thảo về cơ chế điều hành giá xăng, ông Nguyễn Lộc An nói mình từng đi thi toán quốc tế. Bộ GDĐT phủ nhận từng có ai tên này thi toán quốc tế.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã yêu cầu ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, báo cáo bằng văn bản những thông tin gây bức xúc của ông tại cuộc hội thảo về xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ chủ trì.
Có thể ông An sẽ phải đối mặt với kỷ luật.
Nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết ngay sau buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tại trụ sở Bộ Công Thương ngày 21-9, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã gọi ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, trực tiếp lên gặp bộ trưởng để báo cáo những thông tin ông An nói trong hội thảo về xăng dầu trước đó một ngày.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ (trái) chủ trì cuộc hội thảo xăng dầu ngày 20-9

Ôi, bác Vương Đình Huệ!

Mạnh Quân
Híc, mấy hôm nay bà con bình luận, khen ngợi bác Vương Đình Huệ quá làm mình cũng thấy ngạc nhiên. Nếu mình ở vị trí bác Huệ mình cũng thấy ngượng lắm.
Miềng cũng chẳng ưa gì bác Nguyễn Cẩm Tú bên bộ Công thương (đã từng viết một Entry nói xấu bác ấy rồi. Hi hi) vì, mấy cái ông quan chức đấy nói chung cũng chẳng ra gì. Nhưng lạ là sao người ta dễ tin vào mấy lời nói của ông tân bộ trưởng Tài chính thế. Nào là bộ trưởng của nhân dân, nào là lâu lắm mới thấy có một bộ trưởng hay ho như vậy... Chao ôi, toàn những lời có cánh. Mình thì lại có cái tật xấu, cứ thấy cái gì nghe có vẻ tốt đẹp, lung linh quá thì lại nảy sinh lòng ngờ. Ở đất nước này, có một cái gì đó thật sự đẹp đẽ nó khó lắm huống hồ là ở vị trí một quan chức nhà nước.

Tranh chấp trên biển Đông, điềm báo về sự thay đổi mang tính chiến lược trong khu vực

Thưa các vị cầm quyền,
Các vị đã cố tình bằng mọi cách hạ nhục cho được người dân Việt kiên cường yêu nước, liên tục biểu tình chống Trung Quốc xâm lược trong hàng chục buổi sáng Chủ nhật tại Hà Nội và Sài Gòn. Trước mắt các vị hình như không còn có dân, vì dân là một cản trở lớn để các vị thoải mái mặc đồng phục nghênh đón ông anh “16 chữ”. Nhưng các vị có biết đằng sau vài cái ôm hôn thắm thiết, trong tim đen của những kẻ họ Đới chứa đựng điều gì không? Có thể khi trở về họ sẽ khen các vị là dễ bảo đấy, nhưng thật tình nỗi ám ảnh mà họ không dứt đi được lại là hình ảnh của đám người ròng rã biểu tình không ngừng nghỉ trước Đại sứ quán và Tổng lãnh sự của họ, cũng như chững chạc tuần hành quanh Hồ Gươm – đấy mới là tư thế đích thực của người dân Việt Nam đối với kẻ thù xâm lược truyền kiếp làm cho họ hoảng hồn. Hãy nghe một chuyên viên khoa học xã hội Trung Quốc nói đây này: “Tiến sĩ Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, cho biết Bắc Kinh phải giữ mối quan hệ tốt về ngoại giao và quân sự với Hà Nội và Manila, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như khi có cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam gần đây do “vai trò đáng xấu hổ” của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Đông”.
Đấy, các vị thấy đấy, giữa các vị và người dân, đối phương của chúng ta nhìn nhận tinh tường đấy chứ! Họ có hề nói người biểu tình Việt Nam là bị lực lượng phản động bên ngoài xúi giục đâu! Bởi vậy, thiết nghĩ, các vị cũng nên để cho dân chúng còn giữ lại một chút niềm tin rằng các vị vẫn mang được dù chỉ một phần nào cái “chính danh” là con cháu những người xưa kia đã từng giương ngọn cờ ái quốc.
Bauxite Việt Nam

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Kinh doanh xăng dầu: Có dấu hiệu gian lận

TT - Diễn biến mới trong vụ “lùm xùm” điều hành giá xăng dầu, đó là Bộ Công thương khẳng định tại thời điểm giảm giá xăng ngày 26-8  doanh nghiệp lỗ, nhưng hôm qua Petrolimex nói lại: khi đó họ đang lãi. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Anh Tuấn - cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) - khẳng định có dấu hiệu gian lận.
Người dân mong đợi giá xăng dầu tới đây sẽ minh bạch. Trong ảnh: tại một điểm bán xăng trên đường Láng Hạ, Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh

Nhật Bản ủng hộ Ấn Độ khai thác dầu khí ở biển Đông

TT - Tại hội thảo “Hai nền dân chủ trên biển: vì một châu Á an toàn và tốt đẹp hơn” ngày 20-9 ở New Delhi (Ấn Độ), cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe lên tiếng ủng hộ Ấn Độ tiếp tục thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông.
Tàu sân bay của Ấn Độ trên Ấn Độ Dương - Ảnh: Militaryphotos.net

Lời cuối cho Bauxite

Cho dù dự án Bauxite Tây Nguyên còn kéo dài bao lâu  nữa, cũng như Vinashin, câu chuyện Bauxite  người ta  có thể đặt dấu chấm hết được rồi. Nói như ông Tô Văn Trường: “Lối ra rẻ nhất và cũng là có lợi nhất cho đất nước là đình chỉ và tiến tới xóa sổ dự án bauxite Tây Nguyên.”
Ấy là ông Tô Văn Trường chỉ nói riêng về mặt kinh tế, sự thảm bại về kinh tế của Bauxite Tây Nguyên là không thể chối cãi. Khi Nhà nước bỏ ra 4000 tỉ cho TKV nợ để nâng cấp quốc lộ 20 cho Bauxite Tân Rai vận chuyển Alumin thì không cần phải đi thi toán quốc tế người ta cũng thừa biết Bauxite Tây Nguyên không thể trả được món nợ này, bởi vì nếu tính cả thuế thì TKV đã không còn một xu lãi nào, lấy đâu ra tiền để trả nợ?

CÁC ANH NẰM, HIU QUẠNH CẠNH ĐƯỜNG BIÊN

Mai Thanh Hải Blog - Chưa bao giờ, mình thấy 1 nghĩa trang hiu quạnh như vậy, như chiều qua (22/9/2011) vào Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) Phường Duyên Hải, TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai), nằm ngay trên sườn đồi, cạnh đường biên sông Hồng và phía sau NT, bên kia sông là thị trấn Hà Khẩu, Trung Quốc. 

 

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Trung Quốc: Việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông là bất hợp pháp

Phát ngôn viên Trung Quốc Hồng Lỗi kêu gọi 'các nước liên quan' kiềm chế không thực hiện những hành động đơn phương có thể 'làm phức tạp và thổi phồng' thêm vụ tranh chấp hiện tại giữa Bắc Kinh và Việ
Phát ngôn viên Trung Quốc Hồng Lỗi kêu gọi 'các nước liên quan' kiềm chế không thực hiện những hành động đơn phương có thể 'làm phức tạp và thổi phồng' thêm vụ tranh chấp hiện tại giữa Bắc Kinh và Việt Nam
Trung Quốc lại một lần nữa lên tiếng phản đối các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông của Công ty ONGC Videsh Ltd. của Ấn Độ và nói rằng nếu không có sự chấp thuận của Trung Quốc thì những dự án như vậy là bất hợp pháp và vô giá trị.
Báo chí Ấn Độ trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Hai nói rằng Ấn Độ sẽ xâm phạm “chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc” nếu công ty ONGC Videsh tiếp tục triển khai các kế hoạch thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

Bỏ xứ Trung Quốc mà đi

Liệu Diệc Vũ
“Nhà văn Liệu Diệc Vũ là tác giả của ”Chúa Màu Đỏ” (God Is Red) và “Người bốc mộ” (The Corpse Walker).Vì những tác phẩm viết về người cùng khổ ở Trung Quốc, Liệu Diệc Vũ đã bị bỏ tù và cấm xuất cảnh. Hồi tháng 7/2011, ông trốn sang Đức qua đường Việt Nam và Ba Lan. Nay ông kể về lý do ông ra nước ngoài lưu vong.” (Theo người dịch).
Hi hi đọc cái ni cứ nghĩ Liệu Diệc Vũ là nhà văn Việt Nam.

Quyền lực mềm TQ chống lại sức mạnh thông minh Mỹ

Carlyle A. Thayer
Nếu Trung Quốc trong suốt thập niên qua đã thực hiện các hoạt động ở Đông Nam Á trên cơ sở quyền lực mềm, thì xu thế ấy giờ dây dường như đang đảo chiều và Mỹ thì quay trở lại với quyền lực thông minh.
Mỹ đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN; Tổng thống Barack Obama đã tham dự hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo ASEAN - Mỹ đầu tiên (và sẽ chủ trì cuộc họp lần hứ hai tại Mỹ năm nay); Ngoại trưởng Clinton không chỉ thường xuyên có mặt tại các hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN mà còn đưa ra những quan điểm, tuyên bố của Mỹ nhằm góp phần giải quyết những vấn đề an ninh tại Đông Nam Á hay tranh chấp Biển Đông. Về tổng thế, bà Clinton đã trở lại bàn hội đàm đa phương về vấn đề Trung Quốc... Mỹ đã trở lại và tham gia các vấn đề ở Đông Nam Á với sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực.
Sự hiếu chiến và gây căng thẳng ngoại giao của Trung Quốc tiếp tục duy trì có nguy cơ khiến nước này bị cô lập trong ngoại giao và làm xói mòn quyền lực mềm mà họ thiết lập trong thời gian qua. Thời gian có hại cho Trung Quốc khi cấu trúc an ninh khu vực đang tìm kiếm một sức sống mới và mở rộng sang nhiều lĩnh vực hợp tác mới.

“Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…”

GS. Hoàng Tụy
 
Muốn chữa bệnh có hiệu quả phải hiểu cơ chế phát sinh ra bệnh. Tham nhũng ở nước ta hiện nay như vết thương từ bên trong cơ thể, từ trong máu, nhưng chúng ta chỉ chăm chú chữa trị những lở loét bên ngoài, bôi hết thuốc này đến thuốc khác, cứ chỗ này vừa khỏi thì bung ra chỗ khác, dịu đi một chút rồi bùng phát trở lại, có khi còn dữ dội hơn trước và ngày càng khó chữa trị. Cần phải hiểu tham nhũng ở ta là căn bệnh từ cơ chế.
 
Tham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng.
Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay. Theo ông, muốn chống tham nhũng có hiệu quả, bên cạnh những biện pháp trừng trị, vấn đề cơ bản là phải phòng ngừa bằng cách thay đổi cơ chế, mà trước hết là xem xét lại chế độ tiền lương.

Mỹ và các nước đồng minh đang tiến hành những bước đầu tiên để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc

Robert Haddick
Mỹ và Australia thử nghiệm một kế hoạch quân sự mới ở Tây Nam Thái Bình Dương.
Tuần qua Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã bay sang San Francisco để gặp gỡ những người đồng nhiệm đến từ Úc, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày ký kết thành lập khối hiệp ước quân sự ANZUS tại Presidio, San Francisco. Hiệp ước được ký vào thời điểm Chiến tranh Lạnh sắp bắt đầu, khi Mỹ và các đồng minh còn đang bị kẹt trong cuộc chiến tranh đẫm máu chống hồng quân Trung Hoa ở Triều Tiên. Sự kiện trong tuần ở San Francisco này là một nỗ lực đổi mới hiệp ước quân sự nói trên, trong bối cảnh Trung Quốc đang là bóng ma ám ảnh hội nghị.

Xích lại gần nhau vì biển Đông

 
ASEAN và các quốc gia phụ thuộc nhiều vào tuyến đường biển đi qua Đông Nam Á đang đến gần nhau vì mối lo chung trước các hành động của Trung Quốc trên biển Đông.
Nhà quan sát quân sự Michael Richardson viết trên báo Straits Times (Singapore) hôm 19.9 rằng: “Để bảo vệ quyền lợi của mình trong vùng biển rộng 3,5 triệu km2 bao gồm tuyến hải hành quốc tế quan trọng, vùng trời rộng lớn và hệ thống cáp viễn thông huyết mạch, các quốc gia bên ngoài khu vực đã đồng thuận với nhau về sự cần thiết phải duy trì hòa bình và quyền tự do đi lại trên biển, mà không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp biển Đông”. Và, “Đối mặt với những tuyên bố xâm lấn và ngày càng hung hăng, đòi kiểm soát đến 80% biển Đông của Trung Quốc, các nước ASEAN và các quốc gia phụ thuộc nhiều vào lưu thông đường biển đang xích lại gần nhau”, ông Richardson viết.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Một di sản của Phạm Văn Ðồng

Ngô Nhân Dụng

Hôm nay đánh dấu ngày ông Phạm Văn Ðồng ký một bức thư năm 1958 gửi ông Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Cộng.
Trong lá thư đó ông Phạm Văn Ðồng đã nhân danh chính phủ của một nước Việt Nam chính thức đồng ý với bản tuyên bố mươi ngày trước đó của chính phủ Trung Quốc về hải phận. Mà trong bản tuyên bố này Trung Quốc xác nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của họ, giống như Ðài Loan, Bành Hồ. Bức công hàm ngày 14 tháng 9 để lại một di sản nặng nề mà ngày nay người Việt Nam còn chịu hậu quả. Những hậu quả chính trị, ngoại giao nhiều người đã biết; trong bài này sẽ nêu lên một trong những hậu quả về kinh tế. Chữ ký của Phạm Văn Ðồng đã ngăn cản việc khai thác tài nguyên và phát triển đất nước Việt Nam.
Từ năm 1958 tới nay, Bắc Kinh luôn luôn vin vào lá thư của ông Phạm Văn Ðồng để nói rằng chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã công nhận họ là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa. Họ đã dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng kháng cự với bao chiến sĩ đã hy sinh. Hành động cướp đất thô bạo này, diễn ra trong thời gian mới cách đây 37 năm, là một bằng chứng cụ thể chứng tỏ là Hoàng Sa vốn là của Việt Nam, đã bị Trung Cộng cưỡng chiếm. Với bằng cớ hiển nhiên đó bất cứ chính quyền Việt Nam nào cũng có thể đưa ra tòa án quốc tế để đòi xét xử và lấy lại. Nhưng vì lá thư Phạm Văn Ðồng chính quyền Hà Nội há miệng mắc quai. Ngược lại, khi nói ra còn bị Bắc Kinh tố cáo là “vô ơn” và “lật lọng”.

Ý nghĩa lịch sử của Thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam về hiểm họa ngoại bang và sức mạnh dân tộc

Hồ Bạch Thảo
Ðọc sử Việt Nam, chúng ta không khỏi có những lúc hồi hộp lo âu, vì vận nước hiểm nguy tưởng chừng không có phương cứu vãn; nhưng rồi như có một phép lạ, quân dân ta vùng lên với tinh thần bất khuất, một lòng đoàn kết keo sơn, tạo nên sức mạnh dị thường, đánh tan kẻ thù lớn hơn ta hàng chục lần:
Cuối đời nhà Ðinh (980) quân Tống trên đường xâm lăng nước ta. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân, thì Ðại tướng Phạm Cự Lạng cùng các tướng quân mặc áo trận đi thẳng vào nội phủ tuyên bố nội dung vua còn nhỏ, không đủ sức coi việc nước, xin tôn lập Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua. Quân sĩ nhiệt liệt ủng hộ, đồng loạt tung hô “vạn tuế”. Thái hậu nhà Ðinh thấy được chúng tâm hướng về Lê Hoàn, bèn lấy áo Long Cổn khoác lên mình, rồi tôn lên ngôi Hoàng đế hiệu là Lê Ðại Hành. Quyết định của Thái hậu giải quyết được cuộc khủng hoảng chính trị, khiến lòng quân dân nô nức; nên chưa đầy 1 năm sau, quân ta đánh bại quân Tống, chém tướng chỉ huy là Hầu Nhân Bảo, khiến nhà Tống phải giảng hòa.

“Chủ lực quân cách mạng” đang yếu thế nhất!

Tống văn Công
Đó là nhận định của Giáo sư nông học Đào Thế Tuấn khi trả lời nhà báo Hàm Châu trên báo Nông nghiệp Việt Nam xuân Tân Mão 2011. Giáo sư nói: “Nghịch cảnh thay, nông dân từng là “chủ lực quân của cách mạng giải phóng dân tộc”, cũng là người lặng lẽ âm thầm khởi xướng công cuộc đổi mới, nhưng lại ít được hưởng lợị nhất từ đổi mới… Đáng lo thay, nông dân là bộ phận yếu thế nhất trong nhân dân… Quyền lợi của nông dân không được bảo vệ. Nông dân thiếu chủ quyền về đất đai, mất đất mà không có ai bênh vực”!
Càng đáng lo thay, khi nhìn lại lịch sử, nông dân từng hăm hở đi theo Đảng bởi khẩu hiệu “Người cày có ruộng!”; và hai nhà lãnh đạo nổi tiếng của Đảng là Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp cùng viết chung quyển sách lớn đầu tiên là Vấn đế dân cày!
Hằng chục năm nay, nông dân rỉ tai nhau về những “nỗi kinh hoàng”. Trước Đổi mới, NỖI KINH HOÀNG có tên là “VÀO HỢP TÁC XÔ! Sau Đổi mới, NỖI KINH HOÀNG được đổi tên là “GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG”!

Ấn Độ bác bỏ phản đối của TQ về việc thăm dò dầu khí ngoài khơi VN

Giàn khoan Bạch Hổ ngoài khơi Vũng Tàu (ảnh tư liệu)
Giàn khoan Bạch Hổ ngoài khơi Vũng Tàu (ảnh tư liệu)

Thế liên hoàn Mỹ - Úc - Ấn - Nhật chống Trung Quốc

Trọng Nghĩa
Vào cuối năm nay, Hoa Kỳ và Úc sẽ tăng cường đáng kể quan hệ quân sự; Ấn Độ và Mỹ cũng rốt ráo thúc đẩy một cơ chế đối thoại an ninh tay ba bao gồm cả Nhật Bản; tân lãnh đạo chính quyền Tokyo cũng sẽ công du New Delhi để thắt chặt thêm quan hệ Nhật Ấn.Một thế liên hoàn đang dần hình thành để đối phó với tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.

Theo các nhà quan sát, chính các hành động gần đây của Trung Quốc là nguyên nhân thúc đẩy 4 cường quốc châu Á Thái Bình Dương nói trên xích lại gần nhau hơn, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.
Cụ thể nhất là xu hướng củng cố thêm liên minh quân sự Mỹ - Úc. Vào hôm nay, cả ngoại trưởng lẫn bộ trưởng quốc phòng hai nước gặp nhau tại San Francisco để đúc kết nhiều thỏa thuận quan trọng về phương diện quốc phòng, từng được đánh giá là một bước tiến lớn nhất trong quan hệ quân sự Mỹ Úc từ 30 năm nay.
Các thỏa thuận này sẽ mở đường cho quân đội Mỹ quyền tự do tiếp cận các căn cứ tại Úc, cung cấp cho Hoa Kỳ với một chỗ đứng vững chãi nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Giải pháp để Trung Quốc trả nhãn Cà phê Buôn Ma Thuột

Một doanh nghiệp ở Quảng Đông Trung Quốc đã đăng ký độc quyền trong 10 năm 2 nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, mặc dầu đây là chỉ dẫn địa lý mà Tỉnh Đắc Lắc được bảo hộ quốc gia từ năm 2005.
Nam Nguyên phỏng vấn Luật sư Lê Quang Vinh, chuyên gia Công ty Cổ phần Sở hữu Trí tuệ Bross và Cộng sự trụ sở ở Hà Nội, là nơi phát hiện và công bố sự kiện này. Mời quí vị theo dõi.

Hành vi không trung thực

Nam Nguyên: Thưa Luật sư, Tỉnh Đắc Lắc là địa phương được bảo hộ quốc gia về chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, sự bảo hộ này có giá trị quốc tế hay không?
Vấn đề ở đây là hành vi đăng ký như thế dưới góc độ thương mại mà nói thì đấy là hành vi xấu người ta hay gọi là “Bad faith” (Không trung thực, gian trá).
LS Lê Quang Vinh
LS Lê Quang Vinh: Không có giá trị quốc tế, đấy là câu trả lời. Bởi vì chỉ dẫn địa lý cũng giống như các quyền sở hữu công nghiệp khác, giống như đối với nhãn hiệu hay thương hiệu, nó chỉ được bảo hộ độc quyền ở lãnh thổ nào mà nó đăng ký, chứ không có giá trị mặc nhiên là giá trị mở rộng ra các lãnh thổ khác. Đó là nguyên tắc căn bản của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam.

57 khoa học gia và trí thức gởi thư cảnh báo bản đồ lưỡi bò của TQ

Trong thời gian qua nhóm 57 vị trí thức và khoa học gia Việt Nam trên khắp thế giới đã gởi thư cảnh báo về việc các học giả Trung Quốc sử dụng bản đồ lưỡi bò như một phần lãnh thổ của họ trong các bài viết của mình.
Source UNCLOS
Bản đồ ghi lại "Vùng lưỡi bò" theo như Trung quốc công bố chủ quyền trên biển Đông.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Trung Quốc có thể bảo vệ được “lợi ích cốt lõi” tại Biển Đông hay không?

Toshi Yoshihara & James R. Holmes
Đặt giả thuyết rằng Trung Quốc thực sự coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, bài viết của Toshi Yoshihara và James R. Holmes, Đại học Hải chiến Mỹ, phân tích khả năng thành công của Trung Quốc trong việc bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của mình tại Biển Đông. Khía cạnh mà tác giả tập trung phân tích chủ yếu nhằm vào năng lực quốc phòng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Có cảm giác quanh các báo cáo rằng Trung Quốc đã tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của quốc gia. Các quan chức cao cấp của Trung Quốc được cho là đã đưa ra khái niệm này trong một cuộc gặp kín vào tháng 3 năm 2010 với hai chức sắc của Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James B. Steinberg và ông Jeffrey Bader, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ.[1] Tiếp đó, trong bài phỏng vấn với Tạp chí “The Australian”, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tiết lộ rằng đoàn đại biểu Trung Quốc đã tái khẳng định tuyên bố của Bắc Kinh trong Đối Thoại Chiến Lược và Kinh Tế Mỹ-Trung lần thứ 2 được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 5 năm 2010.[2] Từ đó xuất hiện rất nhiều các tranh cãi về của ngữ cảnh cũng như nội dung chính xác của các phát biểu tại các cuộc họp đó.[3] Từ đó, các quan chức Trung Quốc đã kiềm chế công khai mô tả Biển Đông theo thuật ngữ chính thức và cứng nhắc đó.

Dăk Lăk đã biết công ty Trung Quốc lấy tên “Buôn Ma Thuột” từ lâu

SGTT.VN - Việc một doanh nghiệp ở Quảng Đông, Trung Quốc lấy tên “Buôn Ma Thuột” để làm thương hiệu cà phê của mình đã được một số quan chức tỉnh Dăk Lăk biết từ lâu, nhưng tỉnh đã không triển khai những việc cần làm để ngăn chặn họ tiến tới đăng ký bảo hộ độc quyền, gây nhầm lẫn về nguồn gốc địa lý của hàng hóa và còn có thể ngăn chặn việc xuất khẩu cà phê Buôn Ma Thuột vào Trung Quốc. 
Việc doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu độc quyền chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột sẽ ngăn chặn việc xuất khẩu cà phê Buôn Ma Thuột vào Trung Quốc.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

TQ muốn có bạn thì 'đừng ngạo mạn'

Nhà báo kỳ cựu Frank Ching đăng bài ở Hong Kong nói thái độ kiêu ngạo sẽ không giúp Trung Quốc tăng cường bang giao khu vực.
Hai ngoại trưởng Takeaki Matsumot và Dương Khiết Trì
Hai ngoại trưởng Nhật và Trung Quốc tại Bắc Kinh tháng 4/2011: quan hệ hai nước lớn nhất Đông Á vẫn còn nhiều khúc mắc
Bài trên tạp chí Kinh tế Hong Kong ngày 8/9 vừa qua có tựa đề "Kiên nhẫn, không kiêu căng, sẽ giúp Trung Quốc có bạn châu Á", và nhắc lại lịch sử để cảnh báo Bắc Kinh.
Theo ông Frank Ching, Nhật Bản hồi thế kỷ 19, giống như Trung Quốc ngày nay, đã chịu sức ép từ các nước Phương Tây.

Không thể nói chuyện Trung Quốc trên quê hương mình

Cu Làng Cát
Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa, và gây ra cái chết của 64 liệt sĩ Việt Nam năm 1988 trong một trận chiến không cân sức ở Trường Sa. Và một thời gian dài, chúng ta không được nhắc đến sự kiện đó qua cần cổ một cách đường hoàng chính đáng. Cảm giác nói đến chuyện đó như lén lút.
Và khi những người trẻ tổ chức vòng tròn bất tử ở Đà Nẵng, tưởng niệm những anh hùng liệt sĩ có mời Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa đến dự. Theo thông tin, thì vị Chủ tịch này đã nhận lời mời, nhưng sau đó không đến, và không có giải thích. Hành vi không đến dự một cuộc hẹn quan trọng khi đã nhận giấy mời ít nhất về mặt hành chính, có đầy đủ ban bệ văn thư, Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa cần gọi điện nói rõ lý do việc này với ban tổ chức.

Khúc ballade cho Hoàng Sa

Khi nào thành “ phiên bang “ mới thôi…

Đỗ Trung Quân
Phòng học trên lầu 8 của Đại học Hoa Sen [ 9-9-2011] không đủ chỗ ngồi cho buổi tọa đàm về cuốn sách “ Nước Đại Nam đối diện với Pháp & Trung Hoa 1847 – 1885” . Ts Bùi Trần Phượng, Hiệu trưởng Nhà trường, đành thú nhận “Không ngờ đề tài khô khan này lại thu hút người nghe hơn dự định” .
Tác giả cuốn sách Gs Yoshiharu Tsuboi trình bày những nhận định của ông không chỉ về cuốn sách mà còn liên hệ đến bối cảnh hôm nay của Việt Nam . Ông cho rằng dường như lịch sử Việt Nam hôm nay đang lặp lại như thời Tự Đức thế kỷ 19 . Tự Đức là ông vua  không gặp  may , lên ngôi trong hoàn cảnh tao loạn , người dân không tin vào triều đình còn triều đình cũng nhiều phe nhóm với mục đích và tham vọng cá nhân. Đất nước sau đó rơi vào tay người Pháp mở đầu cuộc thực dân nô lệ kéo dài trăm năm. Gs Tsuboi nhấn mạnh đất nước nào cũng thế , rất cần những người cầm quyền thật sự đặt  lợi ích quốc gia cao hơn lợi ích cá nhân . Bàn đến Trung Quốc, ông Tsuboi chỉ ra một điều không bất ngờ nhưng lại ít được Việt Nam chú ý : Ông thấy rằng Trung Quốc thường xuyên  nghiên cứu về Việt Nam và nghiên cứu bằng  một chiến lược lâu dài . Đúng như ông nhận định , việc nghiên cứu ấy sẽ còn không chỉ hôm nay mà cho đến ngày tham vọng biến được Việt Nam thành “ phiên bang “ của họ [ ý của người viết ] .

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

TIN KHẨN CẤP: LÍNH TRUNG QUỐC ĐÃ ĐƯỢC CẢI TRANG THÀNH CÔNG NHÂN ĐƯA VÀO VIỆT NAM ?

Còn Tàu còn nhiễu Tam Giang, Tàu về Bắc quốc mo nang che lồn!

Đó là câu ca của ông bà mình ngày xưa , không phải của tui. Thuở nhỏ tui đã nghe câu ca ni rồi. Mạ tui không biết chữ nhưng thuộc cả ngàn câu ca dao. Mạ tui hát ru em rất hay. Ngày mạ tui còn sống, mỗi lần mạ tui hát ru em, ru mấy đứa cháu nội, thằng cu Vinh nằm nhà ngoài hí húi chép lại tất cả các câu rát ru của mạ tui, trong đó có câu ni.
Câu ca dao hay rứa mà tui quên. Bữa ni vô nhà bác Đỗ Đức, đọc bài Nghĩ trong ngày nghĩ 2, một bài rất hay, nhưng tui sợ không dám đăng, tui mới thấy lại câu ni, mừng hết lớn. Bác Đỗ Đức giải thích câu ca ni cũng rất hay:Hết chỗ ăn theo thì tơ hơ ra. Câu ca dao trong dân gian để lại không biết từ bao giờ cảnh cáo bọn tay sai ngoại bang, chưa bao giờ mất trong đời sống dân gian”

VN: 1 trong 3 nước vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới

Hình: ASSOCIATED PRESS