Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Âm mưu Hán hóa - Sửa lịch sử để kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh cùng ngày Quốc Khánh Trung Quốc

Dân Làm Báo Dư luận nóng lên về chuyện đèn lồng Trung Quốc bởi vì nó sờ sờ ra trước mặt... những cái đèn lồng. Dư luận cũng nguội xuống bởi đèn lồng được lệnh gỡ bỏ. Nhưng những việc làm thay đổi lịch sử để Lào Cai, một tỉnh giáp giới Trung Quốc, tưng bừng ăn mừng kỷ niệm đúng vào ngày hội lớn của Trung Quốc là một âm mưu thâm độc của những kẻ bán nước lẫn cướp nước. Những hình ảnh người dân Lào Cai "ăn mừng" sẽ được khai thác dưới những hình thức, chiêu bài khác nhau, nằm trong chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc, từng bước thống trị Việt Nam. Vì thế...

Vào lúc giữa khuya bước sang ngày 28 tháng 9, họ đã âm thầm vào sửa dữ kiện trên trang web chính phủ của Lào Cai để xóa chứng tích đánh tráo lịch sử.
*
Những gì đã xảy ra 
Lồng đèn Trung Quốc
Ngày 15/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã có công văn gửi UBND TP về việc phối hợp triển khai thực hiện chỉnh trang đô thị trên địa bàn nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (1/10/1991 - 1/10/2011), đề nghị chỉ đạo nhân dân không trang trí, treo đèn lồng Trung Quốc trên các tuyến phố [1]
Hơn 1 tuần sau, trước những phản đối rộng rãi của dư luận, ngày 23/09 Sở VH-TT&DL tỉnh Lào Cai đã đề nghị với UBND TP chỉ đạo dừng ngay việc treo đèn lồng trên các tuyến phố, phối hợp với các ngành để chỉ đạo tốt việc trang trí, chỉnh trang đô thị nhân kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh [2]
Dư luận có thể dừng lại ở việc treo đèn lồng Trung Quốc, lên án việc đó là không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và sau đó hoan nghênh tinh thần biết lắng nghe của lãnh đạo Lào Cai. Tuy nhiên, nhiều sự kiện khác cho thấy những dấu hiệu đã và đang có một âm mưu đen tối từng bước kéo Việt Nam rơi vào quỹ đạo nô lệ Trung Quốc. 
Sang đến ngày tái lập tỉnh của Lào Cai 

Trong bài viết "1 tháng 10: Dấu ấn ngày tháng của thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ 5?", blogger Vũ Đông Hà đã dẫn dắt những dữ kiện thông tin từ chính trang web Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, trong đó có 2 dữ kiện quan trọng về lịch sử Lào Cai: 

Ngày thành lập tỉnh của Lào Cai là 12 tháng 7 năm 1907 (Theo Wikipedia) 
Ngày tái lập tỉnh của Lào Cai là 10 tháng 10 năm 1991 (theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII) 

Blogger Vũ Đông Hà đã đưa ra 2 câu hỏi: 

Tại sao lãnh đạo Lào Cai đã quyết định không chọn ngày thành lập tỉnh 12 tháng 7 làm ngày kỷ niệm, thay vào đó họ lại dùng ngày tái lập tỉnh để tổ chức kỷ niệm 20 năm?. 

Và câu hỏi thứ 2 quan trọng hơn, dẫn đến mấu chốt của vấn đề về một âm mưu từng bước Hán hóa Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung: 

Từ đâu xuất hiện ngày 1 tháng 10 là ngày tái lập tỉnh Lào Cai? Tại sao không phải là ngày 10 tháng 10 theo quyết định của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII vào năm 1991? 

Vũ Đông Hà cũng nhắc lại sự kiện ngày 1 tháng 10 cũng được chọn là ngày khai mạc Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long năm 2010, và ngày 1 tháng 10 cũng là ngày Quốc Khánh của Trung Quốc. 

Những gì vừa mới xảy ra: 

Vào khoảng 0 giờ sáng 28 tháng 9, dữ kiện ngày tái lập tỉnh 10 tháng 10 đăng trên trang web chính phủ của tỉnh Lào Cai đã được sửa lại là ngày 01 tháng 10. Các bạn có thể vào Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai kiểm tra là đủ. Nếu các bạn muốn biết chi tiết những gì xảy ra thì xin mời bạn đọc tiếp sau đây: 
Vào tối 27 tháng 9, nhà báo Phạm Trần gửi email cho Dân Làm Báo hỏi về nguồn dẫn đề cập đến dữ kiện ngày 10 tháng 10 là ngày tái lập tỉnh của Lào Cai. Dân Làm Báo đã gửi cho nhà báo Phạm Trần nguồn dẫn của Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai đã được trích trong bài viết của Vũ Đông Hà (nhưng không vào đọc lại và kiểm tra nội dung của nguồn dẫn vì nghĩ vẫn như cũ). Ngay sau đó, nhà báo Phạm Trần đã trả lời: không thấy ở đâu ghi là ngày 10 tháng 10, chỉ có ngày 01 tháng 10!!! 
Vào lúc 0 giờ 06 phút sáng ngày 28 tháng 9, Dân Làm Báo vào lại nguồn dẫn
http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/default.aspx
thì đã không truy cập được, google gửi lại màn hình như sau: 

Vào lại thẳng từ trang chủ của cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai thì thấy bài viết Lịch sử Lào Cai (11/12/2008 4:17 SA ) vẫn "còn nguyên" đó. Xin lưu ý ngày giờ của entry vẫn ghi là 11 tháng 12 năm 2008 lúc 4:17 
Tuy nhiên nếu nhìn vào nguồn dẫn (URL) thì lại là: 
http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/634046195224064190.aspx 
chứ không còn là: 
http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/default.aspx 
Điều này có nghĩa đây là 1 ENTRY MỚI (nhưng vẫn giữ ngày giờ của năm 2008). Bài cũ ở http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/default.aspx đã bị TẠM THỜI khóa vào lúc khoảng 0 giờ bởi quản trị trang web trong lúc sửa entry (đây là 1 trường hợp thật ngẫu nhiên, Dân Làm Báo truy cập trong khi người ta đang... dọn phòng!). 
Trong "entry mới" này, ngày tái lập tỉnh Lào Cai đã được sửa từ 10 tháng 10 năm 1991 thành 01 tháng 10 năm 1991.
Bây giờ "khóa" đã mở, nếu bạn vào: 
(nguồn của bài với ngày tái lập tỉnh là 10 tháng 10
nó sẽ TỰ ĐỘNG chuyển qua 
(dành cho bài mới với ngày tái lập tỉnh là 01 tháng 10
Nếu ai không để ý việc "tự động tráo link" này, vào nguồn trong bài viết của Vũ Đông Hà dẫn trước đây sẽ thấy ngày tái lập tỉnh là 01 tháng 10 và blogger Vũ Đông Hà sẽ bị cho là đã bịa đặt dữ kiện và vu khống lãnh đạo Lào Cai. Trong bài viết của tác giả Vũ Đông Hà:
Khi di chuyển chuột vào đoạn "Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai", trình duyệt sẽ hiện ra đường link là (góc trái, cuối màn hình) :


Tuy nhiên, khi click vào, trang Web http://laocai.gov.vn sẽ tự động chuyển sang một địa hoàn toàn khác với đường link ban đầu:

Đây là kỹ thuật đánh tráo nguồn để lừa dư luận.


*
Như vậy là từ việc không chọn ngày thành lập tỉnh 12 tháng 7 làm ngày kỷ niệm sang đến việc chọn ngày tái lập tỉnh để kỷ niệm, Lãnh đạo Lào Cai (với sự đồng ý hay chỉ đạo của TW?) đã "tỉnh bơ" tung ra ngày tái lập tỉnh "rơi"đúng vào ngày Quốc khánh của Trung Quốc là 1 tháng 10 và tưởng rằng không ai để ý đến ngày tháng.


Sau khi sự việc được đưa ra dư luận trên trang Danlambao, lãnh đạo Lào Cai đã ÂM THẦM thay đổi ngày tái lập tỉnh ngay trên trang web chính thức của tỉnh. Nghị quyết của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII coi như bị đánh tráo ngày tháng. 
Lãnh đạo tỉnh Lào Cai nghĩ rằng chỉ cần vào đó sửa ngày, xóa bỏ chứng cứ thì không ai còn cơ sở nào để nói rằng có chuyện thay đổi lịch sử đã xảy ra, tất cả đều là vu cáo hay tệ hơn là "âm mưu của các thế lực thù địch".  Họ sẽ nói "sự thật" là đây - bài Lịch Sử Lào Cai trên trang Cổng thông tin điện tử Tỉnh Lào Cai đây này, ngày 1 tháng 1 năm 1991 rõ ràng là ngày tái lập tỉnh: 

Bài "cũ" sau khi đánh tráo với dữ kiện ngày tháng "mới"

Tuy nhiên, "ngụy tạo" chỗ này thì vẫn còn sót chỗ khác. Tại đường link này:
vẫn còn "dấu vết cũ" của ngày 10 tháng 10 chưa kịp đổi thành 01 tháng 10. Dân Làm Báo chụp lại để lưu giữ vì trước sau gì chứng cứ lịch sử cũng sẽ bị người ta đục bỏ.


Bài "cũ" ở chỗ khác (cũng cùng trong trang web Cổng thông tin điện tử Lào Cai) nhưng  không nhớ để xóa dấu tích.


Hơn thế nữa, cho dù có cố gắng đến bao nhiêu thì không ai có thể xóa mọi dấu vết và đánh tráo sự thật ở thời đại thông tin tin học. Lịch sử Lào Cai đăng trên trang web chính phủ của tỉnh đã được đăng lại ở nhiều nơi, từ Cổng thông tin điện tử Tỉnh Yên Bái, trang thông tin du lịch, trang kiến thức cho đến diễn đàn thảo luận... Cho dù lãnh đạo Lào Cai có tìm mọi cách dọn sạch Cổng thông tin của Lào Cai thì vẫn còn đó chứng tích ngày 10 tháng 10 là ngày tái lập tỉnh Lào Cai ở những nơi khác: 
...

Điều cần lưu ý là nguồn dẫn ở cuối bài hay "tác giả"của bài Lịch Sử Lào Cai - trước lẫn sau khi đánh tráo - là "Lịch sử Đảng bộ Lào Cai". Đến đây thì mọi việc tương đối ... sáng. Lịch sử Tỉnh do Đảng bộ viết. Thế thì việc đánh tráo cũng do cùng một "tác giả". 
*
Dư luận nóng lên về chuyện đèn lồng Trung Quốc bởi vì nó sờ sờ ra trước mặt những cái đèn lồng. 
Dư luận cũng nguội xuống bởi những cái đèn lồng được gỡ bỏ. 
Nhưng hành động cố tình đánh tráo lịch sử của một thiểu số người để tạo hình ảnh nhân dân cả tỉnh Lào Cai, một tỉnh giáp giới Trung Quốc tưng bừng ăn mừng kỷ niệm đúng vào ngày hội lớn của Trung Quốc là một âm mưu thâm độc bởi những kẻ bán nước lẫn cướp nước. 
Những hình ảnh người dân Lào Cai "ăn mừng" sẽ được khai thác dưới những hình thức, chiêu bài khác nhau, nằm trong chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc, từng bước thống trị Việt Nam. 
Điều đáng nói là đổi ngày sửa tháng chỉ là một trong những mánh khoé của chiến lược tằm ăn dâu, biến Việt Nam thành một Tây Tạng, Tân Cương thứ hai của Trung Quốc. Điều đáng lo là đây không phải là một mánh khóe duy nhất. Lo hơn nữa là chiến lược này này được thực hiện từng bước với sự tiếp tay đắc lực bởi những con người mang thẻ đỏ và vẫn còn mang nhãn hiệu, quốc tịch Việt Nam.




PS.

Bạn đọc Danlambao gửi thêm 1 nguồn dẫn từ trang web Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai - Sở Giao thông vận tải: http://www.laocai.gov.vn/sites/sogtvt/Tintucsukien/tinnoibo/Trang/20110706080337.aspx 
Trong đó, bài Báo cáo thành tích của ông Nguyễn Ngọc Dũng giám đốc sở GTVT Lào Cai tại lễ đón nhận huân chương lao động hạng nhất do Chủ Tịch Nước trao tặng (06/07/2011 ) có đoạn: 
- Những đặc điểm chính của địa phương và hạ tầng giao thông: Ngay từ những ngày đầu thành lập Nhà nước phong kiến Việt Nam, địa bàn Lào Cai ngày nay đã là một điểm thông thương quan trọng với Nhà nước phong kiến Trung Hoa, qua cửa khẩu Thủy Vĩ (Cửa khẩu Lào Cai ngày nay). Từ kinh thành Thăng Long lên Lào Cai có đường thủy và đường bộ theo hữu ngạn sông Hồng. Đến năm 1907 tỉnh Lào Cai chính thức được thành lập, trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa đanh hành chính tỉnh Lào Cai cũng có nhiều thay đổi qua các lần tách nhập. Ngày 27/3/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn; Ngày 12/8/1991 kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Và đến ngày 10/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn và Than Uyên.

Chú thích: