Trong thời gian qua nhóm 57 vị trí thức và khoa học gia Việt Nam trên khắp thế giới đã gởi thư cảnh báo về việc các học giả Trung Quốc sử dụng bản đồ lưỡi bò như một phần lãnh thổ của họ trong các bài viết của mình.
Các bức thư này được gởi đến các đến các tạp chí khoa học và cơ quan truyền thông trên thế giới. Hôm thứ Tư, nhóm các vị trí thức này đã nhận được một lá thư phản hồi từ tờ tạp chí European Scientific Journal, một tạp chí khoa học ở Châu Âu, mời các vị học giả Việt Nam và Trung Quốc viết về vấn đề Biển Đông. Quỳnh Chi phỏng vấn GS-TS Nguyễn Đăng Hưng, một trong 57 vị trí thức ký vào bức thư cảnh báo gởi cho các cơ quan quốc tế.
Chứng minh sự sai lầm của tạp chí Science
Quỳnh Chi: Thưa GS, trong các cơ quan quốc tế mà 57 vị gởi thư đến, tạp chí European Scientific Journal có gởi thư phản hồi và mời các ông viết bài về Biển Đông để đăng trên tạp chí của họ. GS đánh giá tầm quan trọng của việc này ra sao thưa ông?
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Lá thư này được anh Nguyễn Hùng gởi cho chúng tôi từ sáng thứ Tư và tôi đã chuyển cho khoảng 50 bè bạn khác. Tôi nghĩ đây là một dịp để Việt Nam quảng bá lập trường của mình về vấn đề Biển Đông, đặc biệt về vấn đề lưỡi bò. Nếu có một cơ quan báo chí quốc tế có thể chuyển đạt các bài viết này đến tay bạn bè thế giới, đặc biệt là các nhà khoa học Trung Quốc thì đó là một điều nên được tận dụng. Chúng tôi là người Việt Nam, bảo vệ lợi ích của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng bảo vệ tính trung thực của khoa học. Chính vì thế, chúng tôi sẵn sàng đối chất với các nhà khoa học Trung Quốc, mà trong đó phải lấy căn bản khoa học và tính trung thực làm đầu.
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Lá thư này được anh Nguyễn Hùng gởi cho chúng tôi từ sáng thứ Tư và tôi đã chuyển cho khoảng 50 bè bạn khác. Tôi nghĩ đây là một dịp để Việt Nam quảng bá lập trường của mình về vấn đề Biển Đông, đặc biệt về vấn đề lưỡi bò. Nếu có một cơ quan báo chí quốc tế có thể chuyển đạt các bài viết này đến tay bạn bè thế giới, đặc biệt là các nhà khoa học Trung Quốc thì đó là một điều nên được tận dụng. Chúng tôi là người Việt Nam, bảo vệ lợi ích của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng bảo vệ tính trung thực của khoa học. Chính vì thế, chúng tôi sẵn sàng đối chất với các nhà khoa học Trung Quốc, mà trong đó phải lấy căn bản khoa học và tính trung thực làm đầu.
Chúng tôi là người Việt Nam, bảo vệ lợi ích của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng bảo vệ tính trung thực của khoa học. Chính vì thế, chúng tôi sẵn sàng đối chất với các nhà khoa học Trung Quốc, mà trong đó phải lấy căn bản khoa học và tính trung thực làm đầuQuỳnh Chi: Theo chúng tôi được biết, cho đến bây giờ, các ông vẫn chưa nhận được phản hồi từ tạp chí
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng
Science, tạp chí đã đăng bài của giáo sư Trung Quốc Xizhe Peng với bản đồ hình lưỡi bò, ông có nhận xét gì về phản ứng này?
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi nghĩ đây là một sai lầm của tạp chí Science, xuất phát từ đâu thì chưa rõ, khâu thẫm định hay khâu chủ trương. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ chúng ta cần nhiều thời gian hơn để thuyết phục họ trước khi họ có những phản ứng đúng mức cho những việc như thế này.
Quỳnh Chi: Trước đây không lâu, tờ Journal of Waste Waste Management của Italy cũng đăng một bài của học giả Trung Quốc, kèm theo bản đồ hình lưỡi bò. Sau khi được một số học giả Việt Nam phản ánh, ông Cossu, tổng biên tập của tạp chí này đã báo là sẽ hiệu đính lại. Ông có nhận xét gì về phản ứng ấy với phản ứng của tạp chí Science lần này?
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Tờ Journal of Waste Waste Management đã có những phản ứng khá chính xác và đúng mực của một tổng biên tập, còn phản ứng của tạp chí Science lại dè dặt hơn. Tôi nghĩ chúng ta cần cung cấp cho báo chí và cho tờ báo này nhiều thông tin hơn nữa để họ có thể có những nhận định rõ ràng hơn. Tôi cho rằng việc họ có những nhận định rõ ràng hơn chỉ là vấn đề thời gian.
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi nghĩ đây là một sai lầm của tạp chí Science, xuất phát từ đâu thì chưa rõ, khâu thẫm định hay khâu chủ trương. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ chúng ta cần nhiều thời gian hơn để thuyết phục họ trước khi họ có những phản ứng đúng mức cho những việc như thế này.
Quỳnh Chi: Trước đây không lâu, tờ Journal of Waste Waste Management của Italy cũng đăng một bài của học giả Trung Quốc, kèm theo bản đồ hình lưỡi bò. Sau khi được một số học giả Việt Nam phản ánh, ông Cossu, tổng biên tập của tạp chí này đã báo là sẽ hiệu đính lại. Ông có nhận xét gì về phản ứng ấy với phản ứng của tạp chí Science lần này?
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Tờ Journal of Waste Waste Management đã có những phản ứng khá chính xác và đúng mực của một tổng biên tập, còn phản ứng của tạp chí Science lại dè dặt hơn. Tôi nghĩ chúng ta cần cung cấp cho báo chí và cho tờ báo này nhiều thông tin hơn nữa để họ có thể có những nhận định rõ ràng hơn. Tôi cho rằng việc họ có những nhận định rõ ràng hơn chỉ là vấn đề thời gian.
Chưa một quốc gia nào ủng hộ “đường lưỡi bò”
Quỳnh Chi: GS có thể nói rõ hơn không?
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Trên thế giới, chưa có một nước nào hay nhà khoa học nào ủng hộ đường lưỡi bò cả, bằng chứng là trong cuộc hội thảo Biển Đông tại Washington vừa qua, đại diện Trung Quốc bị chỉ trích. Thật tình tôi thấy tội cho ông Xizhe Peng vì với tư cách là nhà khoa học thì ông không thể bảo vệ đường lưỡi bò được.
Tôi nghĩ rằng đường lưỡi bò là một lỗi lầm về chính trị rất lớn của Trung Quốc. Nếu quốc gia nào cũng làm như Trung Quốc thì làm sao thế giới có trật tự được? Gỉa sử Mexico lấy vịnh Mexico làm vùng biển riêng của mình; hay Ấn Độ lấy Ấn Độ Dương làm vùng biển riêng của họ thì làm sao thế giới có hòa bình và trật tự được? Ngay cả thời thượng cổ, Đế quốc La Mã dù thống trị Địa Trung Hải nhưng không hề tuyên bố biển Địa Trung Hải là biển riêng của họ. Trung Quốc đang làm một việc chưa từng có từ cổ chí kim.
Việc Trung Quốc “giành” Biển Đông cho mình không khác gì hình ảnh Hitler, trước chiến tranh thế giới thứ II đã muốn có một vùng Âu Châu làm lãnh thổ của mình. Trước ý đồ này, tôi nghĩ thế giới sẽ hợp tác lại, “mời” Trung Quốc trở về vị trí của mình. Bởi nếu Trung Quốc tiếp tục những việc mình đang làm thì đó chính là đường dẫn đến chiến tranh.
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi nghĩ rằng khi có cơ hội đưa ra công luận quốc tế về vấn đề này thì nó sẽ có lợi cho Việt Nam. Theo tôi, trong việc tranh chấp tại Biển Đông, Việt Nam có chính nghĩa cho nên càng có nhiều dư luận quốc tế quan tâm thì càng có cơ hội chặn đứng những cách giải quyết tranh chấp không minh bạch. Dĩ nhiên là chúng ta phải ưu tiên cho những tờ báo có nhiều ảnh hưởng quốc tế.
Quỳnh Chi: Khả năng để các vị học giả Việt Nam tham gia là như thế nào thưa ông?
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi nghĩ Việt Nam không thiếu người làm được điều đó. Nếu muốn, chúng tôi có thể hỗ trợ dịch sang tiếng Anh hay tiếng Pháp, tiếng Hoa…và còn các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài nữa. Đó là về phía của các cá nhân. Về phía chính quyền, tôi rất mong mỏi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) sẽ có phản ứng. Chính tôi cũng đã gởi thư ngỏ cho cơ quan này nhưng chưa được phúc đáp.
Quỳnh Chi: Cho đến bây giờ, quý vị có nhận được phản ứng nào từ phía học giả Trung Quốc không?
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi nghĩ phía Trung Quốc cũng chưa có phản ứng nào. Nhưng có một vị giáo sư người Trung Quốc đã nói rằng chính phủ Trung Quốc đã áp đặt cho họ để khi vẽ bản đồ Trung Quốc thì phải vẽ theo đường lưỡi bò. Đây là một sự thú nhận trước mặt thế giới rằng chính phủ Trung Quốc có chủ trương dùng “quyền lực mềm” (theo cách họ nói) để áp đặt cho thế giới những ý đồ chính trị của mình.
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Đó là một vị giáo sư Trung Quốc, cũng là tác giả của một bài báo. Xin nêu rõ ra đây, đó chính là giáo sư Xuemei Shao, công tác tại Viện khoa học địa lý và tài nguyên thiên nhiên, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc (Institute of Geographic Sciences and Natural Resources research, Chinese Academy of Sciences), theo thư điện tử của ông cho TS Bùi Quang Hiển (Canada).
Quỳnh Chi: Trong thời gian chờ đợi phản ứng từ tạp chí Science thì quí vị sẽ có hành động nào không?
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi sẽ cổ võ cho bạn bè cùng nhau viết bài, bản thân tôi cũng sẽ làm một việc gì đó. Tôi mong mỏi các vị trí thức trong và ngoài nước đoàn kết để vì tiền đồ đất nước. Biển Đông là một buồn phổi của dân tộc, nếu bị cưỡng bức thì Việt Nam sẽ nghẹt thở. Tôi nghĩ người Việt quan tâm đến tiền đồ dân tộc sẽ phản ứng bằng trí tuệ của mình để bảo vệ vùng trời vùng biển của cha ông. Đây là quyền lợi tối thượng và thiêng liêng của dân tộc.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn GS-TS Nguyễn Đăng Hưng đã giành thời gian cho đài Á Châu Tự Do.
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Xin cám ơn quý đài và cho phép tôi gởi lời thăm hỏi đến quý khán thính giả của đài RFA.
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Trên thế giới, chưa có một nước nào hay nhà khoa học nào ủng hộ đường lưỡi bò cả, bằng chứng là trong cuộc hội thảo Biển Đông tại Washington vừa qua, đại diện Trung Quốc bị chỉ trích. Thật tình tôi thấy tội cho ông Xizhe Peng vì với tư cách là nhà khoa học thì ông không thể bảo vệ đường lưỡi bò được.
Tôi nghĩ rằng đường lưỡi bò là một lỗi lầm về chính trị rất lớn của Trung Quốc. Nếu quốc gia nào cũng làm như Trung Quốc thì làm sao thế giới có trật tự được? Gỉa sử Mexico lấy vịnh Mexico làm vùng biển riêng của mình; hay Ấn Độ lấy Ấn Độ Dương làm vùng biển riêng của họ thì làm sao thế giới có hòa bình và trật tự được? Ngay cả thời thượng cổ, Đế quốc La Mã dù thống trị Địa Trung Hải nhưng không hề tuyên bố biển Địa Trung Hải là biển riêng của họ. Trung Quốc đang làm một việc chưa từng có từ cổ chí kim.
Việc Trung Quốc “giành” Biển Đông cho mình không khác gì hình ảnh Hitler, trước chiến tranh thế giới thứ II đã muốn có một vùng Âu Châu làm lãnh thổ của mình. Trước ý đồ này, tôi nghĩ thế giới sẽ hợp tác lại, “mời” Trung Quốc trở về vị trí của mình. Bởi nếu Trung Quốc tiếp tục những việc mình đang làm thì đó chính là đường dẫn đến chiến tranh.
Trên thế giới, chưa có một nước nào hay nhà khoa học nào ủng hộ đường lưỡi bò cả, bằng chứng là trong cuộc hội thảo Biển Đông tại Washington vừa qua, đại diện Trung Quốc bị chỉ trích.Quỳnh Chi: Vâng, tờ European Scientific Journal có ý mời các học giả Việt Nam viết bài về Biển Đông nhưng mức ảnh hưởng của tờ tạp chí này không lớn, ông có nghĩ việc viết cho họ là một việc nên làm?
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi nghĩ rằng khi có cơ hội đưa ra công luận quốc tế về vấn đề này thì nó sẽ có lợi cho Việt Nam. Theo tôi, trong việc tranh chấp tại Biển Đông, Việt Nam có chính nghĩa cho nên càng có nhiều dư luận quốc tế quan tâm thì càng có cơ hội chặn đứng những cách giải quyết tranh chấp không minh bạch. Dĩ nhiên là chúng ta phải ưu tiên cho những tờ báo có nhiều ảnh hưởng quốc tế.
Quỳnh Chi: Khả năng để các vị học giả Việt Nam tham gia là như thế nào thưa ông?
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi nghĩ Việt Nam không thiếu người làm được điều đó. Nếu muốn, chúng tôi có thể hỗ trợ dịch sang tiếng Anh hay tiếng Pháp, tiếng Hoa…và còn các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài nữa. Đó là về phía của các cá nhân. Về phía chính quyền, tôi rất mong mỏi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) sẽ có phản ứng. Chính tôi cũng đã gởi thư ngỏ cho cơ quan này nhưng chưa được phúc đáp.
Quỳnh Chi: Cho đến bây giờ, quý vị có nhận được phản ứng nào từ phía học giả Trung Quốc không?
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi nghĩ phía Trung Quốc cũng chưa có phản ứng nào. Nhưng có một vị giáo sư người Trung Quốc đã nói rằng chính phủ Trung Quốc đã áp đặt cho họ để khi vẽ bản đồ Trung Quốc thì phải vẽ theo đường lưỡi bò. Đây là một sự thú nhận trước mặt thế giới rằng chính phủ Trung Quốc có chủ trương dùng “quyền lực mềm” (theo cách họ nói) để áp đặt cho thế giới những ý đồ chính trị của mình.
Tôi mong mỏi các vị trí thức trong và ngoài nước đoàn kết để vì tiền đồ đất nước. Biển Đông là một buồn phổi của dân tộc, nếu bị cưỡng bức thì Việt Nam sẽ nghẹt thở.Quỳnh Chi: Ông có thể cho chúng tôi biết thêm về vị giáo sư Trung Quốc này?
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Đó là một vị giáo sư Trung Quốc, cũng là tác giả của một bài báo. Xin nêu rõ ra đây, đó chính là giáo sư Xuemei Shao, công tác tại Viện khoa học địa lý và tài nguyên thiên nhiên, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc (Institute of Geographic Sciences and Natural Resources research, Chinese Academy of Sciences), theo thư điện tử của ông cho TS Bùi Quang Hiển (Canada).
Quỳnh Chi: Trong thời gian chờ đợi phản ứng từ tạp chí Science thì quí vị sẽ có hành động nào không?
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi sẽ cổ võ cho bạn bè cùng nhau viết bài, bản thân tôi cũng sẽ làm một việc gì đó. Tôi mong mỏi các vị trí thức trong và ngoài nước đoàn kết để vì tiền đồ đất nước. Biển Đông là một buồn phổi của dân tộc, nếu bị cưỡng bức thì Việt Nam sẽ nghẹt thở. Tôi nghĩ người Việt quan tâm đến tiền đồ dân tộc sẽ phản ứng bằng trí tuệ của mình để bảo vệ vùng trời vùng biển của cha ông. Đây là quyền lợi tối thượng và thiêng liêng của dân tộc.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn GS-TS Nguyễn Đăng Hưng đã giành thời gian cho đài Á Châu Tự Do.
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Xin cám ơn quý đài và cho phép tôi gởi lời thăm hỏi đến quý khán thính giả của đài RFA.