Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Quyền lực mềm TQ chống lại sức mạnh thông minh Mỹ

Carlyle A. Thayer
Nếu Trung Quốc trong suốt thập niên qua đã thực hiện các hoạt động ở Đông Nam Á trên cơ sở quyền lực mềm, thì xu thế ấy giờ dây dường như đang đảo chiều và Mỹ thì quay trở lại với quyền lực thông minh.
Mỹ đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN; Tổng thống Barack Obama đã tham dự hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo ASEAN - Mỹ đầu tiên (và sẽ chủ trì cuộc họp lần hứ hai tại Mỹ năm nay); Ngoại trưởng Clinton không chỉ thường xuyên có mặt tại các hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN mà còn đưa ra những quan điểm, tuyên bố của Mỹ nhằm góp phần giải quyết những vấn đề an ninh tại Đông Nam Á hay tranh chấp Biển Đông. Về tổng thế, bà Clinton đã trở lại bàn hội đàm đa phương về vấn đề Trung Quốc... Mỹ đã trở lại và tham gia các vấn đề ở Đông Nam Á với sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực.
Sự hiếu chiến và gây căng thẳng ngoại giao của Trung Quốc tiếp tục duy trì có nguy cơ khiến nước này bị cô lập trong ngoại giao và làm xói mòn quyền lực mềm mà họ thiết lập trong thời gian qua. Thời gian có hại cho Trung Quốc khi cấu trúc an ninh khu vực đang tìm kiếm một sức sống mới và mở rộng sang nhiều lĩnh vực hợp tác mới.

Sự kiện đầu tiên là cuộc gặp các bộ trưởng quốc phòng ASEAN và 8 đối tác đối thoại của họ diễn ra ở Hà Nội ngày 12/10. Cuối tháng đó, hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) sẽ nhóm họp với sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Clinton "trong một khả năng phù hợp". Nó sẽ "lát đường" cho Mỹ tham gia nhóm 16 thành viên này, và để Tổng thống Obama tham dự EAS 2011 ở Jakarta.
Sự nổi lên của EAS sẽ nhấn chìm ưu thế của Trung Quốc trong tiến trình ASEAN+3  (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) từng bỏ qua Mỹ.
Ít nhất ba năm qua, Trung Quốc đã ngày càng quả quyết hơn để giành ưu thế trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Họ đã thành công trong việc chia tách ASEAN. Trung Quốc thậm chí còn đe doạ các tập đoàn lớn của Mỹ như ExxonMobile, nếu họ tiếp tục công việc hợp tác khai thác tài nguyên hàng hải ở Biển Đông vì cho rằng lợi ích thương mại của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.
Ảnh minh họa: news.gov.sg
Chính quyền Obama đã trực tiếp đối đầu với Trung Quốc và cách hành xử chèn ép của họ. Tuyên bố của Trung Quốc rằng Mỹ dàn xếp, bố trí các quốc gia trong khu vực chống lại Trung Quốc là không trung thực. Đó là cách Trung Quốc tự ngồi vào ghế nhạc trưởng mà áp dụng các biện pháp ngoại giao sức mạnh để chia rẽ ASEAN và làm suy yếu mạng lưới các liên minh, hiệp ước an ninh của Mỹ.
Các sáng kiến ngoại giao Mỹ cần phải đặt trong một bối cảnh lớn hơn của những cuộc tập trận hải quân Mỹ - Hàn; của sự hiện diện ba tàu ngầm lớp Ohio trang bị tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk tại Vịnh Subic, Busan và Diego Garcia; của những lần viếng thăm tàu sân bay hạt nhân George Washington tới vùng biển châu Á. Quan điểm cho rằng, ưu thế tuyệt đối của Mỹ đã sụt giảm dường như vội vàng.
Ngoại trưởng Clinton đã tuyên bố Biển Đông là một lợi ích quốc gia của Mỹ. Tuyên bố này đối lập với lời khẳng định quả quyết của Trung Quốc khi nói Biển Đông là một lợi ích cốt lõi.
Biển Đông là huyết mạch của thương mại hàng hải toàn cầu bao gồm cả việc vận chuyển dầu và khí tự nhiên. Vì lý do này, không chắc Trung Quốc sẽ cố gắng có bất kỳ hành động nào có thể bị coi là đe doạ tới an toàn hàng hải và vận chuyển qua Biển Đông.
Kể từ cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan 1995 - 1996, Trung Quốc đã tìm cách mở rộng sức mạnh hải quân ở chuỗi đảo đầu tiên ở tây Thái Bình Dương nhằm giữ chân Hải quân Mỹ. Nhờ có sự gây hấn của CHDCND Triều Tiên, Hải quân Mỹ đã trở lại tập trận ở các vùng biển gần kề Trung Quốc, củng cố liên minh Mỹ - Hàn cũng như Mỹ - Nhật.
Các diễn biến ở Đông Bắc Á kết hợp với tính hiếu chiến và cách hành xử ngoại giao gây bất mãn của Trung Quốc ở Đông Nam Á dường như là dấu hiệu của sự suy yếu hơn là sức mạnh.
Carlyle A. Thayer là giáo sư chính trị tại Đại học New South Wales, học viện Quốc phòng Australia ở Canberra
Thuỵ Phương theo pagewash