VietnamDefence - Hợp tác kỹ thuật quân sự nối lại trong thập niên 1990 giữa Moskva và Bắc Kinh đã nhanh chóng không còn chỉ là “mua bán vũ khí” mà trở thành một thứ công cụ chiến lược.
Nga phải loại trừ khả năng lọt vào tay Bắc Kinh các công nghệ “thiết yếu” của Nga, kể cả công nghệ hiện có lẫn đang được nghiên cứu (Andrei Sedykh) |
Với sự trợ giúp của nó, Nga đã bảo đảm thực hiện được khái niệm thế giới đa cực. Ngày nay, ta hiểu rằng, việc tiếp tục xích lại gần Trung Quốc sẽ chỉ dẫn tới sự trở lại của trạng thái hai cực trên thế giới, nhưng trong đó Nga không được dành cho vai trò một trong các cực đó.
Kỹ thuật hàng không, động cơ và trang thiết bị hàng không trong những năm 1990-2000 là mặt hàng chủ yếu trong hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung. Kém nổi bật hơn về mặt thông tin, song rất lớn là các hợp đồng bán cho Trung Quốc các hệ thống phòng không, cũng như tàu nổi và tàu ngầm. Trong khi đó, hầu như vắng bóng các hợp đồng trong lĩnh vực vũ khí lục quân - ở đây Bắc Kinh lựa chọn dựa vào sức mình và chỉ hạn chế ở việc mua và/hoặc nhập những bộ phận và tổng thành riêng lẻ quan trọng.
Việc sao chép, kể cả là công khai làm nhái trái phép, vẫn là sở trường cầm tay, là đặc điểm nổi bật của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc (cũng như một bộ phận đáng kể các ngành chế tạo máy dân sự Trung Quốc). Đồng thời, danh hiệu “kẻ cướp toàn cầu” đang ngày càng mâu thuẫn với các tham vọng địa-chính trị của Trung Quốc và những hy vọng chủ yếu vào tương lai của họ có liên hệ với việc phát triển độc lập, kể cả trong lĩnh vực sản xuất vũ khí trang bị.
Các đặc điểm Trung Quốc trên nền tảng Xô-viết
Việc nhập các giải pháp thành công nào đó ở nước ngoài và sau đó nhái lại có thể tìm thấy trong lịch sử bất kỳ quốc gia công nghiệp phát triển nào, nhưng “trường hợp Trung Quốc” có hàng loạt những đặc điểm buộc ta phải xem xét nó như một ví dụ riêng biệt với các ví dụ khác, chẳng hạn Liên Xô, mà Trung Quốc rất nhiều khi được so sánh với.
Nét chủ yếu xác định cách tiếp cận đối với việc nhập công nghệ ở Liên Xô, cũng như ở đế quốc Nga trước đây là sao chép các trường phái. Được tái lập hay du nhập từ nước ngoài là các dây chuyền công nghệ trọn vẹn làm việc để sản xuất ra một mẫu sản phẩm cụ thể (mà nhiều khi là cả một họ sản phẩm) kỹ thuật, và đồng thời là còn cả nhiều sản phẩm hữu ích kèm theo nữa. Ở nước ngoài hay tại chỗ, dưới sự lãnh đạo của các chuyên gia nước ngoài, người ta tiến hành đào tạo các cán bộ có khả năng không chỉ triển khai sản xuất các trang bị kỹ thuật tương ứng, mà cả đào tạo ra nhân lực thay thế của mình.
Sau khi tái tạo thành công mẫu sản phẩm nước ngoài, hệ thống bắt đầu tự phát triển. Điều đó một mặt là bảo đảm sự độc lập công nghệ của đất nước trong một lĩnh vực cụ thể, mặt khác là tạo ra khả năng nhập tiếp các giải pháp kỹ thuật thành công mà không phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống, vì cơ sở cần thiết dã có. Sau đó, nhờ việc tập trung nguồn lực và nỗ lực ở một lĩnh vực nào đó, Liên Xô/Nga thường chế tạo được những mẫu vũ khí trang bị hoàn thiện, không thua kém, thậm chí vượt trội các thương hiệu thế giới. Với các ngành dân sự thì tình hình đáng buồn hơn, nhưng ở đây không đề cập đến việc đó.
Cách tiếp cận tương tự là không tránh khỏi đối với cả Trung Quốc, nhất là khi xét đến việc Liên Xô là nước đã khởi đầu việc công nghiệp hóa Trung Quốc trên thực tế vào cuối những năm 1940-đầu những năm 1950 khi mang đến hình thái phát triển kỹ thuật của mình. Trong thập niên 1950, Trung Quốc đã nhận được cả một nền công nghiệp quốc phòng trọn vẹn, như chìa khóa trao tay: ở Trung Quốc đã ra đời hàng chục nhà máy, công xưởng liên kết thành các dây chuyền sản xuất tạo ra ngay sản phẩm cuối cùng: từ khẩu súng AK cho đến máy bay tiêm kích MiG-17. Tuy vậy, sau khi đổ vỡ quan hệ với Liên Xô vào nửa đầu thập niên 1960, “cái cây” công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã không ra “quả”. Tình trạng buồn thảm của không quân Trung Quốc sau khi cãi vã với Moskva đã được nêu trong phần 1 bài báo này cũng giống như những khó khăn hiện nay trong việc sao chép các mẫu vũ khí trang bị của Liên Xô và phương Tây thời những năm 1980-1990. Lúc này chúng ta quan tâm đến những nguyên nhân khiến Trung Quốc thất bại trong việc du nhập kỹ thuật.
Để hiểu được các nguyên nhân đó, cần một lần nữa trở lại với kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Liên Xô/Nga. Khác biệt chính của Nga đối với Trung Quốc là thực tế mặc dù có sự tụt hậu ở những ngành ứng dụng nào đó, Nga từ thời Piotr Đại đế đã dành sự chú ý sát sao nhất cho tình trạng khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ bản. Không sự du nhập giải pháp kỹ thuật nước ngoài nào và thậm chí mua sắm các dây chuyển sản xuất có thể đi quá việc sao chép các sản phẩm sơ khai nếu như trong nước không có một trường phái khoa học có khả năng hiểu được các giải pháp này, “tiêu hóa” và biến thành tiềm lực của mình.
Chính sự phát triển của khoa học cơ bản đã bảo đảm cho sự đột phá công nghệ ấn tượng của Liên Xô, cho phép Liên Xô trở thành quốc gia sở hữu lá chắn tên lửa hạt nhân, thực hiện chuyến bay vào vũ trụ, thiết kế và phóng lên vệ tinh duy nhất của trái đất là mặt trăng phương tiện tự hành mặt trăng. Không có một nền tảng hùng mạnh được xây dựng từ lâu trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917, được củng cố và mở rộng dưới thời Liên Xô sẽ không thể nghĩ đến cuộc tranh đua nhiều năm với Mỹ, quốc gia dẫn đầu khoa học công nghệ đương nhiên của cả thế giới trong thời chiến tranh lạnh. Trên nền tảng tuy cũ nát và rời rã đó, công nghiệp quốc phòng Nga vẫn trụ lại đến nay.
Ở Trung Quốc, có những khó khăn mà đơn giản là tại thời điểm thành lập CHND Trung Hoa năm 1949, khoa học cơ bản không tồn tại. Vào giữa thế kỷ XX, trong khi sẵn lòng đào tạo các kỹ sư và kỹ thuật viên tương lai các ngành ứng dụng của Trung Quốc, Liên Xô đã né tránh giúp đỡ Trung Quốc đào tạo các nhà khoa học có khả năng xây dựng trường phái khoa học riêng. Sau khi đổ vỡ quan hệ với Moskva, tình hình ở Trung Quốc thêm trầm trọng bởi những sai lầm của chính sách đối nội như phong trào đại nhảy vọt, đại cách mạng văn hóa và hậu quả của những thử nghiệm to lớn này của Mao ở dạng nạn đói hàng loạt và những cuộc thanh trừng rộng khắp, vượt xa những “thành tựu” đáng buồn của Liên Xô trong thập niên 1920-1930. Tất cả những cái đó không hề trợ giúp cho sự hưng thịnh của khoa học và các thành tựu kỹ thuật. Nhiều nhà khoa học bị thanh trừng, từ phải đi làm những công việc chân tay cưỡng bức cho đến xử tử, lúc thì theo bản án của tòa, khi thì theo “ý muốn” của đám hồng vệ binh điên rồ.
Không biết công nghiệp quốc phòng và công nghiệp Trung Quốc có thể đạt được gì nếu không có những rối loạn ấy, nhưng chính thời kỳ Mao đã định hình những nét chính của ngành chế tạo máy Trung Quốc, kể cả lĩnh vực chế tạo máy quân sự. Các đặc điểm điển hình của nó là:
1. Sự thiếu vắng trường phái công nghiệp phát triển kỹ thuật, đại đa số các sản phẩm là hàng nhái các mẫu của nước ngoài ở thế hệ 1, tối đa là thế hệ 2. Các nỗ lực tự phát triển kỹ thuật có độ phức tạp lớn thường kết thúc thất bại. Ví dụ như chương trình chế tạo máy bay ném bom chiến thuật JH-7, tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn lớp Hạ và nhiều chương trình khác.
2. Sự lạc hậu so với các sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến chính là về những thông số vốn phụ thuộc trước hết vào sự phát triển của khoa học cơ bản. Việc vượt qua sự lạc hậu đó không thể thực hiện bằng một cú nhảy vọt, kể cả khi có đầu tư cực lớn, chẳng hạn như lĩnh vực chế tạo động cơ. Tuy nhiên, họ có thể giải quyết nhiệm vụ chiến thuật cụ thể, từ chế tạo tiêm kích hay tàu ngầm làm nhái cho đến bay lên quỹ đạo.
3. Luôn cần có sự “hà hơi tiếp sức” từ bên ngoài. Việc duy trì trình độ công nghệ đạt được ở mẫu sao chép cụ thể tự thân nó không bảo đảm sự phát triển tiếp theo, bởi vì để làm thế cần phải liên tục du nhập các hệ thống ngày càng mới. Ví dụ, sau khi sản xuất được động cơ máy bay WS-10 trên cơ sở động cơ AL-31F nhận được vào đầu thập kỷ 1990, Trung Quốc đã không giải quyết được vấn đề xây dựng ngành chế tạo động cơ turbine phản lực hiện đại và lại cần sự sao chép mới, vì thế mà họ rất quan tâm đến động cơ “Izdelie 117” mới đây được Nga đưa vào sản xuất loạt cho tiêm kích Su-35 và Т-50.
Cuộc chạy đua trường kỳ vì tiến bộ
Không thể nói là ban lãnh đạo Trung Quốc không hiểu các khó khăn mà công nghiệp Trung Quốc đang đối mặt. Nên để đánh giá triển vọng công nghệ quân sự của Trung Quốcс, cần phải chú ý đến sự tăng trưởng đột biến của tiềm lực khoa học cơ bản của Trung Quốc trong thập niên gần đây. Một trong những dấu hiệu căn bản của sự tăng trưởng này là sự gia tăng số lượng bài báo khoa học mà tác giả là các nhà khoa học Trung Quốc ở các lĩnh vực tri thức rất khác nhau, được ghi nhận chẳng hạn bởi hệ thống SCOPUS (cơ sở dữ liệu lớn nhất về thư mục, tóm tắt và là công cụ giám sát các bài báo được trích dẫn đăng tải trên các ấn phẩm khoa học).
Nếu xu hướng này tiếp diễn liên tục trong mấy chục năm tới thì trước hết, sự tụt hậu của Trung Quốc ở các bộ môn khoa học cơ bản sẽ được khắc phục và hai là điều kiện để Trung Quốc tự lực phát triển khoa học kỹ thuật sẽ được bảo đảm.
Tuy vậy, tự thân sự tồn tại của các điều kiện đó không phải là sự bảo đảm cho thành công. Điều không kém phần quan trọng là sự tồn tại của một hệ thống hiệu quả áp dụng các thành tựu của các nhà khoa học và công trình sư Trung Quốc vào sản xuất, điều này đặc biệt khó khăn nếu xét đến truyền thống du nhập, sao chép lâu nay. Không phải ngẫu nhiên mà ban lãnh đạo Trung Quốc đã thông qua chương trình hoàn thiện nền kinh tế, trong đó có đặt ra mục tiêu tăng tỷ trọng các nghiên cứu tự lực sử dụng trong ngành công nghiệp từ mức 5% hiện nay lên đến 25-30% trong 30 năm tới.
Hai trong một
Chính vai trò đó của Trung Quốc vào giữa thế kỷ XXI được nhiều nhà dự báo, tác giả các kịch bản địa-chính trị ham sáng tác hiện nay nêu ra. Có thể nói gì ở đây?
Nếu nhân loại phát triển bình thường, không có những thảm họa địa-chính trị lớn lao cỡ Thế chiến I và II, con rồng đỏ vào những năm 2050 sẽ leo lên được những vị thế tương xứng, chuyển từ một quốc gia chuyên tiếp nhận công nghệ hiện đại thành quốc gia đóng góp công nghệ hiện đại. Một phần vai trò này Trung Quốc ngay lúc này đã có đối với nhiều nước thế giới thứ ba, tuy nhiên ở đây là chúng ta đã nói về những khả năng và kết quả hoàn toàn khác.
Nhưng đồng thời cũng có những lý do lớn để nghi ngờ. Vấn đề là ở chỗ, bản thân vai trò đó của Trung Quốc trong tương lai tất yếu kích phát những thay đổi địa-chính trị nghiêm trọng nhất, chỉ có thể so sánh với những thảm họa nêu trên của thế kỷ trước. Bắc Kinh khi đó sẽ hợp nhất một cách kỳ quặc hai vai trò: một mặt là vai trò của một nước Đức đế chế phong kiến từng mưu toan tranh giành quyền bá chủ địa-chính trị của văn minh Anglo-Saxon trong một cuộc ganh đua hòa bình (ban đầu), và mặt khác là vai trò của nước Mỹ hiện nay. Tuy bị ràng buộc với Mỹ bằng các quan hệ kinh tế chặt chẽ nhất, Trung Quốc về kinh tế có khả năng đóng vai trò của chính nước Mỹ đối với đế quốc Anh, khi Mỹ kế thừa từ Mỹ vai trò quốc gia dẫn đầu kinh tế toàn cầu.
Nhưng sự kế thừa đó trong thế kỷ XX là có thể chỉ nhờ sự đồng thuận có được của giới tinh hoa chính trị-tài chính thế giới và được tạo điều kiện nhờ việc Mỹ thuộc về nền văn minh Anglo-Saxon. Sự chuyển giao tương tự về quyền lãnh đạo đối với một cường quốc có nền văn minh xa lạ với nước Mỹ hơn Liên Xô đương thời, xem ra là cực kỳ khó khả năng xảy ra. Ngay hiện nay, khi quan sát cách hành xử của Nhà Trắng, có thể kết luận rằng, dưới tất cả các đời tổng thống, Washington vẫn tiến hành nhất quán chính sách hạn chế sự phát triển của Trung Quốc, bằng cách cố gắng “tách” Bắc Kinh khỏi những nguồn lực và phong tỏa quan hệ của Trung Quốc với những đối tác mạnh nhất (và những đồng minh tiềm năng). Đồng thời, hai bên ráo riết xâm nhập vào sân sau của đối thủ. Ví dụ, Trung Quốc nhất quán mở rộng ảnh hưởng của mình ở Mỹ Latinh, còn Mỹ ráo riết xích lại gần địch thủ địa-chính trị truyền kiếp của Bắc Kinh khi tăng cường hợp tác với Dehli …
Câu đố đối với Moskva
Trong bối cảnh đó, có hai câu hỏi đặt ra với nước Nga: câu hỏi chiến thuật là làm thế nào đối phó với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía Trung Quốc trên các thị trường vũ khí thế giới; và câu hỏi chiến lược phải lựa chọn thế nào trong cuộc chạy đua địa-chính trị đang khai diễn?
Hiện thời, ban lãnh đạo Nga rõ ràng là chưa có sự lựa chọn: một mặt, việc tái khởi động quan hệ với Washington, mở rộng và củng cố quan hệ với NATO là một trong những ưu tiên của chính sách đối ngoại Nga, mặt khác, quan hệ đối tác với Trung Quốc trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, cũng như các tiếp xúc song phương cũng không kém phần quan trọng đối với Moskva.
Đồng thời, có thể hoàn toàn chắc chắn khi nói rằng, trong trường hợp “cả hai đều xấu đi”: cả lựa chọn “Bắc Đại Tây Dương” (Mỹ, NATO) và lựa chọn “Viễn Đông” (Trung Quốc), thì Nga trong tương lai có nguy cơ hứng chịu cả đống vấn đề nghiêm trọng.
Lựa chọn thứ nhất có nghĩa là khả năng đối đầu quân sự gần như chắc chắn với Trung Quốc và không loại trừ là chiến tranh, trong đó Nga sẽ được dành cho vai trò bất lợi của một kẻ đi đầu chịu báng địa-chính trị. Thậm chí nếu giả định rằng, dựa vào ưu thế áp đảo về tiềm lực tên lửa hạt nhân (có những lý do có sức nặng để giả định Nga giữ được ưu thế này), Nga sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này, thì những tổn thất gánh chịu kể cả về người và vật chất cũng sẽ là không thể chấp nhận, đe dọa làm suy thoái chưa từng có đối với nước Nga vốn chưa bình phục sau những chấn động của thế kỷ XX.
Lựa chọn “con đường Trung Quốc” có nghĩa là biến Nga trở thành đối tác đàn em của Bắc Kinh, mất đi vị thế đang giữ được trên thế giới và trong phương án tồi tệ nhất cũng là nguy cơ chiến tranh, nhưng ở đây địch thủ của Nga đã là Mỹ và NATO, mà cuộc chiến tranh đó đã không còn là nguy cơ gây ra suy thoái mà là hủy diệt, tuy là hủy diệt lẫn nhau.
Kết luận từ những điều trình bày ở trên chỉ có thể có một: để giữ vững sự độc lập của mình, Nga trong bất cứ trường hợp nào cũng không được là thành viên của bất kỳ liên minh chiến lược nào mà quốc gia lãnh đạo không phải là chính nước Nga. Về mặt chiến thuật, Nga cần hạn chế tối đa hợp tác kỹ thuật quân sự với Bắc Kinh vì cả những lý do kinh tế lẫn địa-chính trị.
Trong thập niên 1990, khi mà sự hợp tác đó đã là một trong những nhân tố chủ yếu giúp công nghiệp quốc phòng Nga sống sót, thì sự hợp tác ấy dù là không xác đáng, nhưng còn hiểu được. Việc Moskva không có một chính sách rõ ràng (nếu như không kể chính sách “tư nhân hóa” mang tính hủy hoại mà hậu quả của nó đến nay vẫn đang phải khắc phục), ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã tồn tại trong hoàn cảnh “khôn sống, mống chết”, “tự lo lấy thân”.
Ngày nay, khi mà đơn đặt hàng nhà nước tăng hết năm này đến năm khác, còn Trung Quốc từ lâu đã không còn là nước nhập khẩu có tầm quan trọng chiến lược vũ khí Nga, thì cần phải loại trừ chính khả năng lọt vào tay Bắc Kinh các công nghệ “thiết yếu” của Nga, kể cả công nghệ hiện có lẫn đang được nghiên cứu. Đồng thời, có thể bác bỏ ngay những ý kiến phản đối dạng “chúng ta không bán thì người khác cũng sẽ bán” - những kẻ có thể là nguồn tiếp máu công nghệ đối với Trung Quốc ngày nay ngoài Nga chỉ có thể là Mỹ, Eu và phần nào là Nhật Bản (bản thân Nhật cũng đang chịu cảnh “thiếu hụt công nghệ” rõ ràng, nhất là trong lĩnh vực quân sự). Nhưng chính sách của Mỹ và EU (đúng hơn là NATO) về mặt này đã xác định, còn sự hợp tác Trung-Nhật là không thể tưởng tượng trong thực tiễn địa-chính trị hiện nay.
Hãy cứ để Trung Quốc tự bò lên đỉnh cao công nghệ quân sự và phương Tây cũng phải tự lực giải quyết vấn đề Trung Quốc trở nên quá mạnh. Nước Nga, phải nhớ lại châm ngôn cổ của Trung Quốc, nên là “một con khỉ sáng suốt” để mà tọa sơn quan hổ đấu. Năm 1914, Nga đã không thể giữ lập trường đó khi chỉ là một đối tác đàn em trong khối hiệp ước Nga-Anh-Pháp ra đời thời trước Thế chiến I.
Ngày nay, chúng ta với tất cả những khó khăn lại có không gian rộng lớn hơn cho cuộc chơi độc lập và điều chủ yếu là Nga có sự bảo đảm chắc chắn cho sự độc lập đó - đó chính là lực lượng hạt nhân chiến lược.
Kỹ thuật hàng không, động cơ và trang thiết bị hàng không trong những năm 1990-2000 là mặt hàng chủ yếu trong hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung. Kém nổi bật hơn về mặt thông tin, song rất lớn là các hợp đồng bán cho Trung Quốc các hệ thống phòng không, cũng như tàu nổi và tàu ngầm. Trong khi đó, hầu như vắng bóng các hợp đồng trong lĩnh vực vũ khí lục quân - ở đây Bắc Kinh lựa chọn dựa vào sức mình và chỉ hạn chế ở việc mua và/hoặc nhập những bộ phận và tổng thành riêng lẻ quan trọng.
Việc sao chép, kể cả là công khai làm nhái trái phép, vẫn là sở trường cầm tay, là đặc điểm nổi bật của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc (cũng như một bộ phận đáng kể các ngành chế tạo máy dân sự Trung Quốc). Đồng thời, danh hiệu “kẻ cướp toàn cầu” đang ngày càng mâu thuẫn với các tham vọng địa-chính trị của Trung Quốc và những hy vọng chủ yếu vào tương lai của họ có liên hệ với việc phát triển độc lập, kể cả trong lĩnh vực sản xuất vũ khí trang bị.
Các đặc điểm Trung Quốc trên nền tảng Xô-viết
Việc nhập các giải pháp thành công nào đó ở nước ngoài và sau đó nhái lại có thể tìm thấy trong lịch sử bất kỳ quốc gia công nghiệp phát triển nào, nhưng “trường hợp Trung Quốc” có hàng loạt những đặc điểm buộc ta phải xem xét nó như một ví dụ riêng biệt với các ví dụ khác, chẳng hạn Liên Xô, mà Trung Quốc rất nhiều khi được so sánh với.
Nét chủ yếu xác định cách tiếp cận đối với việc nhập công nghệ ở Liên Xô, cũng như ở đế quốc Nga trước đây là sao chép các trường phái. Được tái lập hay du nhập từ nước ngoài là các dây chuyền công nghệ trọn vẹn làm việc để sản xuất ra một mẫu sản phẩm cụ thể (mà nhiều khi là cả một họ sản phẩm) kỹ thuật, và đồng thời là còn cả nhiều sản phẩm hữu ích kèm theo nữa. Ở nước ngoài hay tại chỗ, dưới sự lãnh đạo của các chuyên gia nước ngoài, người ta tiến hành đào tạo các cán bộ có khả năng không chỉ triển khai sản xuất các trang bị kỹ thuật tương ứng, mà cả đào tạo ra nhân lực thay thế của mình.
Sau khi tái tạo thành công mẫu sản phẩm nước ngoài, hệ thống bắt đầu tự phát triển. Điều đó một mặt là bảo đảm sự độc lập công nghệ của đất nước trong một lĩnh vực cụ thể, mặt khác là tạo ra khả năng nhập tiếp các giải pháp kỹ thuật thành công mà không phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống, vì cơ sở cần thiết dã có. Sau đó, nhờ việc tập trung nguồn lực và nỗ lực ở một lĩnh vực nào đó, Liên Xô/Nga thường chế tạo được những mẫu vũ khí trang bị hoàn thiện, không thua kém, thậm chí vượt trội các thương hiệu thế giới. Với các ngành dân sự thì tình hình đáng buồn hơn, nhưng ở đây không đề cập đến việc đó.
Cách tiếp cận tương tự là không tránh khỏi đối với cả Trung Quốc, nhất là khi xét đến việc Liên Xô là nước đã khởi đầu việc công nghiệp hóa Trung Quốc trên thực tế vào cuối những năm 1940-đầu những năm 1950 khi mang đến hình thái phát triển kỹ thuật của mình. Trong thập niên 1950, Trung Quốc đã nhận được cả một nền công nghiệp quốc phòng trọn vẹn, như chìa khóa trao tay: ở Trung Quốc đã ra đời hàng chục nhà máy, công xưởng liên kết thành các dây chuyền sản xuất tạo ra ngay sản phẩm cuối cùng: từ khẩu súng AK cho đến máy bay tiêm kích MiG-17. Tuy vậy, sau khi đổ vỡ quan hệ với Liên Xô vào nửa đầu thập niên 1960, “cái cây” công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã không ra “quả”. Tình trạng buồn thảm của không quân Trung Quốc sau khi cãi vã với Moskva đã được nêu trong phần 1 bài báo này cũng giống như những khó khăn hiện nay trong việc sao chép các mẫu vũ khí trang bị của Liên Xô và phương Tây thời những năm 1980-1990. Lúc này chúng ta quan tâm đến những nguyên nhân khiến Trung Quốc thất bại trong việc du nhập kỹ thuật.
Để hiểu được các nguyên nhân đó, cần một lần nữa trở lại với kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Liên Xô/Nga. Khác biệt chính của Nga đối với Trung Quốc là thực tế mặc dù có sự tụt hậu ở những ngành ứng dụng nào đó, Nga từ thời Piotr Đại đế đã dành sự chú ý sát sao nhất cho tình trạng khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ bản. Không sự du nhập giải pháp kỹ thuật nước ngoài nào và thậm chí mua sắm các dây chuyển sản xuất có thể đi quá việc sao chép các sản phẩm sơ khai nếu như trong nước không có một trường phái khoa học có khả năng hiểu được các giải pháp này, “tiêu hóa” và biến thành tiềm lực của mình.
Chính sự phát triển của khoa học cơ bản đã bảo đảm cho sự đột phá công nghệ ấn tượng của Liên Xô, cho phép Liên Xô trở thành quốc gia sở hữu lá chắn tên lửa hạt nhân, thực hiện chuyến bay vào vũ trụ, thiết kế và phóng lên vệ tinh duy nhất của trái đất là mặt trăng phương tiện tự hành mặt trăng. Không có một nền tảng hùng mạnh được xây dựng từ lâu trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917, được củng cố và mở rộng dưới thời Liên Xô sẽ không thể nghĩ đến cuộc tranh đua nhiều năm với Mỹ, quốc gia dẫn đầu khoa học công nghệ đương nhiên của cả thế giới trong thời chiến tranh lạnh. Trên nền tảng tuy cũ nát và rời rã đó, công nghiệp quốc phòng Nga vẫn trụ lại đến nay.
Ở Trung Quốc, có những khó khăn mà đơn giản là tại thời điểm thành lập CHND Trung Hoa năm 1949, khoa học cơ bản không tồn tại. Vào giữa thế kỷ XX, trong khi sẵn lòng đào tạo các kỹ sư và kỹ thuật viên tương lai các ngành ứng dụng của Trung Quốc, Liên Xô đã né tránh giúp đỡ Trung Quốc đào tạo các nhà khoa học có khả năng xây dựng trường phái khoa học riêng. Sau khi đổ vỡ quan hệ với Moskva, tình hình ở Trung Quốc thêm trầm trọng bởi những sai lầm của chính sách đối nội như phong trào đại nhảy vọt, đại cách mạng văn hóa và hậu quả của những thử nghiệm to lớn này của Mao ở dạng nạn đói hàng loạt và những cuộc thanh trừng rộng khắp, vượt xa những “thành tựu” đáng buồn của Liên Xô trong thập niên 1920-1930. Tất cả những cái đó không hề trợ giúp cho sự hưng thịnh của khoa học và các thành tựu kỹ thuật. Nhiều nhà khoa học bị thanh trừng, từ phải đi làm những công việc chân tay cưỡng bức cho đến xử tử, lúc thì theo bản án của tòa, khi thì theo “ý muốn” của đám hồng vệ binh điên rồ.
Không biết công nghiệp quốc phòng và công nghiệp Trung Quốc có thể đạt được gì nếu không có những rối loạn ấy, nhưng chính thời kỳ Mao đã định hình những nét chính của ngành chế tạo máy Trung Quốc, kể cả lĩnh vực chế tạo máy quân sự. Các đặc điểm điển hình của nó là:
1. Sự thiếu vắng trường phái công nghiệp phát triển kỹ thuật, đại đa số các sản phẩm là hàng nhái các mẫu của nước ngoài ở thế hệ 1, tối đa là thế hệ 2. Các nỗ lực tự phát triển kỹ thuật có độ phức tạp lớn thường kết thúc thất bại. Ví dụ như chương trình chế tạo máy bay ném bom chiến thuật JH-7, tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn lớp Hạ và nhiều chương trình khác.
2. Sự lạc hậu so với các sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến chính là về những thông số vốn phụ thuộc trước hết vào sự phát triển của khoa học cơ bản. Việc vượt qua sự lạc hậu đó không thể thực hiện bằng một cú nhảy vọt, kể cả khi có đầu tư cực lớn, chẳng hạn như lĩnh vực chế tạo động cơ. Tuy nhiên, họ có thể giải quyết nhiệm vụ chiến thuật cụ thể, từ chế tạo tiêm kích hay tàu ngầm làm nhái cho đến bay lên quỹ đạo.
3. Luôn cần có sự “hà hơi tiếp sức” từ bên ngoài. Việc duy trì trình độ công nghệ đạt được ở mẫu sao chép cụ thể tự thân nó không bảo đảm sự phát triển tiếp theo, bởi vì để làm thế cần phải liên tục du nhập các hệ thống ngày càng mới. Ví dụ, sau khi sản xuất được động cơ máy bay WS-10 trên cơ sở động cơ AL-31F nhận được vào đầu thập kỷ 1990, Trung Quốc đã không giải quyết được vấn đề xây dựng ngành chế tạo động cơ turbine phản lực hiện đại và lại cần sự sao chép mới, vì thế mà họ rất quan tâm đến động cơ “Izdelie 117” mới đây được Nga đưa vào sản xuất loạt cho tiêm kích Su-35 và Т-50.
Cuộc chạy đua trường kỳ vì tiến bộ
Không thể nói là ban lãnh đạo Trung Quốc không hiểu các khó khăn mà công nghiệp Trung Quốc đang đối mặt. Nên để đánh giá triển vọng công nghệ quân sự của Trung Quốcс, cần phải chú ý đến sự tăng trưởng đột biến của tiềm lực khoa học cơ bản của Trung Quốc trong thập niên gần đây. Một trong những dấu hiệu căn bản của sự tăng trưởng này là sự gia tăng số lượng bài báo khoa học mà tác giả là các nhà khoa học Trung Quốc ở các lĩnh vực tri thức rất khác nhau, được ghi nhận chẳng hạn bởi hệ thống SCOPUS (cơ sở dữ liệu lớn nhất về thư mục, tóm tắt và là công cụ giám sát các bài báo được trích dẫn đăng tải trên các ấn phẩm khoa học).
Nếu xu hướng này tiếp diễn liên tục trong mấy chục năm tới thì trước hết, sự tụt hậu của Trung Quốc ở các bộ môn khoa học cơ bản sẽ được khắc phục và hai là điều kiện để Trung Quốc tự lực phát triển khoa học kỹ thuật sẽ được bảo đảm.
Tuy vậy, tự thân sự tồn tại của các điều kiện đó không phải là sự bảo đảm cho thành công. Điều không kém phần quan trọng là sự tồn tại của một hệ thống hiệu quả áp dụng các thành tựu của các nhà khoa học và công trình sư Trung Quốc vào sản xuất, điều này đặc biệt khó khăn nếu xét đến truyền thống du nhập, sao chép lâu nay. Không phải ngẫu nhiên mà ban lãnh đạo Trung Quốc đã thông qua chương trình hoàn thiện nền kinh tế, trong đó có đặt ra mục tiêu tăng tỷ trọng các nghiên cứu tự lực sử dụng trong ngành công nghiệp từ mức 5% hiện nay lên đến 25-30% trong 30 năm tới.
Hai trong một
Chính vai trò đó của Trung Quốc vào giữa thế kỷ XXI được nhiều nhà dự báo, tác giả các kịch bản địa-chính trị ham sáng tác hiện nay nêu ra. Có thể nói gì ở đây?
Nếu nhân loại phát triển bình thường, không có những thảm họa địa-chính trị lớn lao cỡ Thế chiến I và II, con rồng đỏ vào những năm 2050 sẽ leo lên được những vị thế tương xứng, chuyển từ một quốc gia chuyên tiếp nhận công nghệ hiện đại thành quốc gia đóng góp công nghệ hiện đại. Một phần vai trò này Trung Quốc ngay lúc này đã có đối với nhiều nước thế giới thứ ba, tuy nhiên ở đây là chúng ta đã nói về những khả năng và kết quả hoàn toàn khác.
Nhưng đồng thời cũng có những lý do lớn để nghi ngờ. Vấn đề là ở chỗ, bản thân vai trò đó của Trung Quốc trong tương lai tất yếu kích phát những thay đổi địa-chính trị nghiêm trọng nhất, chỉ có thể so sánh với những thảm họa nêu trên của thế kỷ trước. Bắc Kinh khi đó sẽ hợp nhất một cách kỳ quặc hai vai trò: một mặt là vai trò của một nước Đức đế chế phong kiến từng mưu toan tranh giành quyền bá chủ địa-chính trị của văn minh Anglo-Saxon trong một cuộc ganh đua hòa bình (ban đầu), và mặt khác là vai trò của nước Mỹ hiện nay. Tuy bị ràng buộc với Mỹ bằng các quan hệ kinh tế chặt chẽ nhất, Trung Quốc về kinh tế có khả năng đóng vai trò của chính nước Mỹ đối với đế quốc Anh, khi Mỹ kế thừa từ Mỹ vai trò quốc gia dẫn đầu kinh tế toàn cầu.
Nhưng sự kế thừa đó trong thế kỷ XX là có thể chỉ nhờ sự đồng thuận có được của giới tinh hoa chính trị-tài chính thế giới và được tạo điều kiện nhờ việc Mỹ thuộc về nền văn minh Anglo-Saxon. Sự chuyển giao tương tự về quyền lãnh đạo đối với một cường quốc có nền văn minh xa lạ với nước Mỹ hơn Liên Xô đương thời, xem ra là cực kỳ khó khả năng xảy ra. Ngay hiện nay, khi quan sát cách hành xử của Nhà Trắng, có thể kết luận rằng, dưới tất cả các đời tổng thống, Washington vẫn tiến hành nhất quán chính sách hạn chế sự phát triển của Trung Quốc, bằng cách cố gắng “tách” Bắc Kinh khỏi những nguồn lực và phong tỏa quan hệ của Trung Quốc với những đối tác mạnh nhất (và những đồng minh tiềm năng). Đồng thời, hai bên ráo riết xâm nhập vào sân sau của đối thủ. Ví dụ, Trung Quốc nhất quán mở rộng ảnh hưởng của mình ở Mỹ Latinh, còn Mỹ ráo riết xích lại gần địch thủ địa-chính trị truyền kiếp của Bắc Kinh khi tăng cường hợp tác với Dehli …
Câu đố đối với Moskva
Trong bối cảnh đó, có hai câu hỏi đặt ra với nước Nga: câu hỏi chiến thuật là làm thế nào đối phó với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía Trung Quốc trên các thị trường vũ khí thế giới; và câu hỏi chiến lược phải lựa chọn thế nào trong cuộc chạy đua địa-chính trị đang khai diễn?
Hiện thời, ban lãnh đạo Nga rõ ràng là chưa có sự lựa chọn: một mặt, việc tái khởi động quan hệ với Washington, mở rộng và củng cố quan hệ với NATO là một trong những ưu tiên của chính sách đối ngoại Nga, mặt khác, quan hệ đối tác với Trung Quốc trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, cũng như các tiếp xúc song phương cũng không kém phần quan trọng đối với Moskva.
Đồng thời, có thể hoàn toàn chắc chắn khi nói rằng, trong trường hợp “cả hai đều xấu đi”: cả lựa chọn “Bắc Đại Tây Dương” (Mỹ, NATO) và lựa chọn “Viễn Đông” (Trung Quốc), thì Nga trong tương lai có nguy cơ hứng chịu cả đống vấn đề nghiêm trọng.
Lựa chọn thứ nhất có nghĩa là khả năng đối đầu quân sự gần như chắc chắn với Trung Quốc và không loại trừ là chiến tranh, trong đó Nga sẽ được dành cho vai trò bất lợi của một kẻ đi đầu chịu báng địa-chính trị. Thậm chí nếu giả định rằng, dựa vào ưu thế áp đảo về tiềm lực tên lửa hạt nhân (có những lý do có sức nặng để giả định Nga giữ được ưu thế này), Nga sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này, thì những tổn thất gánh chịu kể cả về người và vật chất cũng sẽ là không thể chấp nhận, đe dọa làm suy thoái chưa từng có đối với nước Nga vốn chưa bình phục sau những chấn động của thế kỷ XX.
Lựa chọn “con đường Trung Quốc” có nghĩa là biến Nga trở thành đối tác đàn em của Bắc Kinh, mất đi vị thế đang giữ được trên thế giới và trong phương án tồi tệ nhất cũng là nguy cơ chiến tranh, nhưng ở đây địch thủ của Nga đã là Mỹ và NATO, mà cuộc chiến tranh đó đã không còn là nguy cơ gây ra suy thoái mà là hủy diệt, tuy là hủy diệt lẫn nhau.
Kết luận từ những điều trình bày ở trên chỉ có thể có một: để giữ vững sự độc lập của mình, Nga trong bất cứ trường hợp nào cũng không được là thành viên của bất kỳ liên minh chiến lược nào mà quốc gia lãnh đạo không phải là chính nước Nga. Về mặt chiến thuật, Nga cần hạn chế tối đa hợp tác kỹ thuật quân sự với Bắc Kinh vì cả những lý do kinh tế lẫn địa-chính trị.
Trong thập niên 1990, khi mà sự hợp tác đó đã là một trong những nhân tố chủ yếu giúp công nghiệp quốc phòng Nga sống sót, thì sự hợp tác ấy dù là không xác đáng, nhưng còn hiểu được. Việc Moskva không có một chính sách rõ ràng (nếu như không kể chính sách “tư nhân hóa” mang tính hủy hoại mà hậu quả của nó đến nay vẫn đang phải khắc phục), ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã tồn tại trong hoàn cảnh “khôn sống, mống chết”, “tự lo lấy thân”.
Ngày nay, khi mà đơn đặt hàng nhà nước tăng hết năm này đến năm khác, còn Trung Quốc từ lâu đã không còn là nước nhập khẩu có tầm quan trọng chiến lược vũ khí Nga, thì cần phải loại trừ chính khả năng lọt vào tay Bắc Kinh các công nghệ “thiết yếu” của Nga, kể cả công nghệ hiện có lẫn đang được nghiên cứu. Đồng thời, có thể bác bỏ ngay những ý kiến phản đối dạng “chúng ta không bán thì người khác cũng sẽ bán” - những kẻ có thể là nguồn tiếp máu công nghệ đối với Trung Quốc ngày nay ngoài Nga chỉ có thể là Mỹ, Eu và phần nào là Nhật Bản (bản thân Nhật cũng đang chịu cảnh “thiếu hụt công nghệ” rõ ràng, nhất là trong lĩnh vực quân sự). Nhưng chính sách của Mỹ và EU (đúng hơn là NATO) về mặt này đã xác định, còn sự hợp tác Trung-Nhật là không thể tưởng tượng trong thực tiễn địa-chính trị hiện nay.
Hãy cứ để Trung Quốc tự bò lên đỉnh cao công nghệ quân sự và phương Tây cũng phải tự lực giải quyết vấn đề Trung Quốc trở nên quá mạnh. Nước Nga, phải nhớ lại châm ngôn cổ của Trung Quốc, nên là “một con khỉ sáng suốt” để mà tọa sơn quan hổ đấu. Năm 1914, Nga đã không thể giữ lập trường đó khi chỉ là một đối tác đàn em trong khối hiệp ước Nga-Anh-Pháp ra đời thời trước Thế chiến I.
Ngày nay, chúng ta với tất cả những khó khăn lại có không gian rộng lớn hơn cho cuộc chơi độc lập và điều chủ yếu là Nga có sự bảo đảm chắc chắn cho sự độc lập đó - đó chính là lực lượng hạt nhân chiến lược.
- Nguồn: Hợp tác KTQS Nga-Trung: Hợp tác hay tiếp máu? (Phần 2) / Ilya Kramnik // VPKN, N.23 (389), 15.6.2011.