Nguồn gốc và ý nghĩa của yêu sách "đường lưỡi bò” hết sức mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giả Trung Quốc cũng không thống nhất được một sự giải thích hợp lý nào. Thậm chí, có học giả Trung Quốc còn thừa nhận rằng "không có cơ sở nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịch sử đó”. Gần đây, trên các trang mạng của Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều ý kiến của chính người Trung Quốc thắc mắc về việc "tại sao lại vẽ Nam Hải của chúng ta tới tận cửa nhà người ta?”.
Các học giả quốc tế tham dự Hội nghị về Biển Đông |
Theo các học giả Trung Quốc, "đường lưỡi bò” lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ các đảo trong Biển Đông (mà họ gọi là Biển Nam Trung Hoa) được Vụ Địa lý của Bộ Nội vụ Cộng hòa Trung Hoa xuất bản năm 1948. Một số người cố đẩy thời gian xuất hiện của "đường lưỡi bò” xa hơn nhằm mục đích giải thích có lợi cho Trung Quốc. Họ cho rằng "đường lưỡi bò” do một người tên Hu Jinjie vẽ từ năm 1914 và đến tháng 12-1947 một viên chức của Cộng hòa Trung Hoa tên là Bai Meichu vẽ lại đường này trong một bản đồ cá nhân để thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tin Pháp chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa năm 1933. Tuy nhiên họ cũng thừa nhận: "Không rõ khi vẽ đường này Bai Meichu có đủ hiểu biết và kiến thức về luật biển quốc tế đương đại hay không?”. "Đường lưỡi bò” khởi thủy có 11 đoạn vẽ bao gồm các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và bãi ngầm Trung Sa chiếm hầu hết Biển Đông. Tuy nhiên, đến năm 1953, đường 11 đoạn được điều chỉnh lại thành 9 đoạn như ngày nay, bỏ 2 đoạn hết sức vô lý trong Vịnh Bắc Bộ. Đáng lưu ý là đến nay không có bất kỳ tài liệu nào cho biết tọa độ cũng như vị trí chính xác của "đường lưỡi bò”.
Trong bài viết "Đường đứt đoạn trên bản đồ của Trung Quốc về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)” đăng trên Tạp chí Phát triển Đại dương và Luật pháp quốc tế số 34, năm 2003, trang 291, GS. Zhao Lihai thuộc Khoa Luật, Đại học Bắc Kinh cho rằng: "Đường chín đoạn chỉ rõ lãnh thổ trên biển của Trung Quốc và chủ quyền đối với bốn nhóm đảo ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và khẳng định biên giới biển của các đảo ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã được sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc ít nhất từ thế kỷ 12. Tất cả các đảo và các vùng nước kế cận nằm trong đường biên giới này cần được đặt dưới quyền tài phán và kiểm soát của Trung Quốc”. Trong khi đó, GS. Gao Zhiguo, nguyên Giám đốc Viện Chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương Trung Quốc, là một trong nhiều học giả cho rằng "đường lưỡi bò” chỉ là đường thể hiện chủ quyền đối với các đảo nằm trong nó hơn là một đường biên giới biển. Ông này chỉ ra rằng: "Một nghiên cứu thấu đáo đối với các tài liệu Trung Quốc cho thấy rằng Trung Quốc chưa bao giờ yêu sách toàn bộ vùng nước ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), mà chỉ yêu sách các đảo và các vùng nước xung quanh chúng nằm trong đường này”.
Ông Phan Thạch Anh (Pan Shiying), một thành viên cao cấp của nhóm nghiên cứu thuộc Học viện Nghiên cứu công nghệ kinh tế quốc tế tại Bắc Kinh, trong bài phát biểu tại Hội nghị Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) do Viện Hợp tác nghiên cứu Mỹ tổ chức năm 1999 thì coi đường này như là yêu sách về "chủ quyền lịch sử” đối với vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Ông biện hộ rằng đường này dựa trên luật pháp quốc tế hiện hành lúc đó và lưu ý rằng không quốc gia nào phản đối đường này trong những năm sau đó khi đường này xuất hiện và rằng một vài học giả đã in lại đường này. Ông cũng lưu ý rằng "việc áp dụng những đường đứt khúc này chứ không phải đường không đứt khúc sẽ làm cho việc điều chỉnh trong tương lai được tiến hành dễ dàng hơn”. Một học giả Đài Loan, ông Yann Huei Song, cũng tại Hội nghị nói trên có đánh giá rất đáng chú ý về "đường lưỡi bò”: "Đường này (tức đường lưỡi bò) được vẽ một cách tùy tiện và không có toạ độ chính xác. Cho đến nay, nhiều người vẫn không hiểu được các vấn đề liên quan đến cách thể hiện con đường này”.
Có thể khẳng định rằng, các học giả Trung Quốc cho tới nay hầu như không có luận điểm nhất quán về "đường lưỡi bò”, không làm sáng tỏ được bản chất của đường này hoặc chế độ pháp lý của vùng nước nằm trong đường đó. Sự mơ hồ và quá phi lý của "đường lưỡi bò” buộc các học giả quốc tế phải lên tiếng yêu cầu Trung Quốc giải thích. Tại bất kỳ cuộc Hội thảo quốc tế nào về Biển Đông, các học giả Trung Quốc cũng đều bị chất vấn về "đường lưỡi bò”. Tại Hội thảo Vấn đề An ninh ở Biển Đông tổ chức ở Washington tháng 6-2011, khi bị chất vấn, học giả Trung Quốc đã có những phát biểu quanh co, làm những người dự Hội nghị cảm thấy "quá khiên cưỡng”, gây ấn tượng "không trung thực”, cơ sở pháp lý và lịch sử mơ hồ. Cuối cùng họ cũng buộc phải thừa nhận "chuẩn bị chưa đầy đủ” để tranh luận, nhưng với cử tọa đó chính là biểu hiện của sự đuối lý vì thiếu cơ sở khoa học.
TS. Stein Tonnesson, Giám đốc Viện Hòa bình Quốc tế có trụ sở ở Ôxlô (Na-Uy), cho rằng căng thẳng Biển Đông chủ yếu tập trung ở "đường lưỡi bò”, và để giảm bớt căng thẳng, Trung Quốc cần làm rõ lập trường về "đường lưỡi bò” đối với cộng đồng quốc tế cũng như dư luận trong nước đang bấy lâu "lầm tưởng” về yêu sách mà Chính phủ nước này tuyên bố. Cần ghi nhận là những học giả Trung Quốc chân chính cũng phải thừa nhận "trong vấn đề Biển Đông, bản thân Trung Quốc không có lập trường rõ ràng, tiền hậu bất nhất, gây tổn hại nghiêm trọng tới uy tín quốc tế của Trung Quốc”. Học giả Trần Phả trong Tạp chí "Khai Phóng” số tháng 7-2011 của Hồng Kông bình luận: "Câu hỏi đặt ra là liệu việc Trung Quốc vẽ đường phạm vi chủ quyền Biển Đông (đường lưỡi bò) tới "cửa nhà” của các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có hợp tới tình hình khách quan và luật pháp quốc tế hay không? Đối chiếu với các quy định bằng văn bản rõ ràng liên quan tới việc "các nước có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý” trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc đã ký từ năm 1982, Trung Quốc càng khó có thể bào chữa cho kiểu hoạch định này của mình. Trên thực tế, từ việc tự vạch (đường lưỡi bò) cho tới cách nói về "lợi ích cốt lõi” đều là chuyện "mua dây buộc mình” của Trung Quốc”. Người ta cũng tự hỏi liệu Trung Quốc có chấp nhận có người sẽ viện dẫn câu nói quen thuộc "mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh” để đòi hỏi các vùng nước lịch sử của nước Anh trước cửa ngõ nhà Trung Quốc hay không?
Trong bài viết "Đường đứt đoạn trên bản đồ của Trung Quốc về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)” đăng trên Tạp chí Phát triển Đại dương và Luật pháp quốc tế số 34, năm 2003, trang 291, GS. Zhao Lihai thuộc Khoa Luật, Đại học Bắc Kinh cho rằng: "Đường chín đoạn chỉ rõ lãnh thổ trên biển của Trung Quốc và chủ quyền đối với bốn nhóm đảo ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và khẳng định biên giới biển của các đảo ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã được sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc ít nhất từ thế kỷ 12. Tất cả các đảo và các vùng nước kế cận nằm trong đường biên giới này cần được đặt dưới quyền tài phán và kiểm soát của Trung Quốc”. Trong khi đó, GS. Gao Zhiguo, nguyên Giám đốc Viện Chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương Trung Quốc, là một trong nhiều học giả cho rằng "đường lưỡi bò” chỉ là đường thể hiện chủ quyền đối với các đảo nằm trong nó hơn là một đường biên giới biển. Ông này chỉ ra rằng: "Một nghiên cứu thấu đáo đối với các tài liệu Trung Quốc cho thấy rằng Trung Quốc chưa bao giờ yêu sách toàn bộ vùng nước ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), mà chỉ yêu sách các đảo và các vùng nước xung quanh chúng nằm trong đường này”.
Ông Phan Thạch Anh (Pan Shiying), một thành viên cao cấp của nhóm nghiên cứu thuộc Học viện Nghiên cứu công nghệ kinh tế quốc tế tại Bắc Kinh, trong bài phát biểu tại Hội nghị Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) do Viện Hợp tác nghiên cứu Mỹ tổ chức năm 1999 thì coi đường này như là yêu sách về "chủ quyền lịch sử” đối với vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Ông biện hộ rằng đường này dựa trên luật pháp quốc tế hiện hành lúc đó và lưu ý rằng không quốc gia nào phản đối đường này trong những năm sau đó khi đường này xuất hiện và rằng một vài học giả đã in lại đường này. Ông cũng lưu ý rằng "việc áp dụng những đường đứt khúc này chứ không phải đường không đứt khúc sẽ làm cho việc điều chỉnh trong tương lai được tiến hành dễ dàng hơn”. Một học giả Đài Loan, ông Yann Huei Song, cũng tại Hội nghị nói trên có đánh giá rất đáng chú ý về "đường lưỡi bò”: "Đường này (tức đường lưỡi bò) được vẽ một cách tùy tiện và không có toạ độ chính xác. Cho đến nay, nhiều người vẫn không hiểu được các vấn đề liên quan đến cách thể hiện con đường này”.
Có thể khẳng định rằng, các học giả Trung Quốc cho tới nay hầu như không có luận điểm nhất quán về "đường lưỡi bò”, không làm sáng tỏ được bản chất của đường này hoặc chế độ pháp lý của vùng nước nằm trong đường đó. Sự mơ hồ và quá phi lý của "đường lưỡi bò” buộc các học giả quốc tế phải lên tiếng yêu cầu Trung Quốc giải thích. Tại bất kỳ cuộc Hội thảo quốc tế nào về Biển Đông, các học giả Trung Quốc cũng đều bị chất vấn về "đường lưỡi bò”. Tại Hội thảo Vấn đề An ninh ở Biển Đông tổ chức ở Washington tháng 6-2011, khi bị chất vấn, học giả Trung Quốc đã có những phát biểu quanh co, làm những người dự Hội nghị cảm thấy "quá khiên cưỡng”, gây ấn tượng "không trung thực”, cơ sở pháp lý và lịch sử mơ hồ. Cuối cùng họ cũng buộc phải thừa nhận "chuẩn bị chưa đầy đủ” để tranh luận, nhưng với cử tọa đó chính là biểu hiện của sự đuối lý vì thiếu cơ sở khoa học.
TS. Stein Tonnesson, Giám đốc Viện Hòa bình Quốc tế có trụ sở ở Ôxlô (Na-Uy), cho rằng căng thẳng Biển Đông chủ yếu tập trung ở "đường lưỡi bò”, và để giảm bớt căng thẳng, Trung Quốc cần làm rõ lập trường về "đường lưỡi bò” đối với cộng đồng quốc tế cũng như dư luận trong nước đang bấy lâu "lầm tưởng” về yêu sách mà Chính phủ nước này tuyên bố. Cần ghi nhận là những học giả Trung Quốc chân chính cũng phải thừa nhận "trong vấn đề Biển Đông, bản thân Trung Quốc không có lập trường rõ ràng, tiền hậu bất nhất, gây tổn hại nghiêm trọng tới uy tín quốc tế của Trung Quốc”. Học giả Trần Phả trong Tạp chí "Khai Phóng” số tháng 7-2011 của Hồng Kông bình luận: "Câu hỏi đặt ra là liệu việc Trung Quốc vẽ đường phạm vi chủ quyền Biển Đông (đường lưỡi bò) tới "cửa nhà” của các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có hợp tới tình hình khách quan và luật pháp quốc tế hay không? Đối chiếu với các quy định bằng văn bản rõ ràng liên quan tới việc "các nước có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý” trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc đã ký từ năm 1982, Trung Quốc càng khó có thể bào chữa cho kiểu hoạch định này của mình. Trên thực tế, từ việc tự vạch (đường lưỡi bò) cho tới cách nói về "lợi ích cốt lõi” đều là chuyện "mua dây buộc mình” của Trung Quốc”. Người ta cũng tự hỏi liệu Trung Quốc có chấp nhận có người sẽ viện dẫn câu nói quen thuộc "mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh” để đòi hỏi các vùng nước lịch sử của nước Anh trước cửa ngõ nhà Trung Quốc hay không?
Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ III tổ chức ở Hà Nội tháng 11 - 2011 |
Có một sự kiện đáng chú ý, khiến giới khoa học nghi ngờ tính khách quan của một số học giả Trung Quốc khi đưa ra các biện luận về cơ sở lịch sử của "đường lưỡi bò”. Sau khi phát hiện có hai bài báo sử dụng bản đồ Trung Quốc có chèn hình lưỡi bò được đăng trên tạp chí quốc tế Biến đổi khí hậu, TS Bùi Quang Hiển đã viết thư cho Ban Biên tập bao gồm: GS Michael Oppenheimer (Đại học Princetonn, Mỹ) và GS Gary Yohe (Đại học Wesleyan, Mỹ) để yêu cầu tác giả chỉnh sửa bản đồ này. Ban Biên tập đã chuyển thư yêu cầu của TS Hiển tới đại diện các tác giả của các bài báo và đã nhận được câu trả lời của giáo sư Xuemei Shao, hiện đang công tác tại Viện Khoa học Địa lý và Tài nguyên thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Vị giáo sư này đã phản hồi như sau: "Chúng tôi sẽ không chỉnh sửa hình vẽ này”. Lý do họ đưa ra là: "Chúng tôi chèn ô vuông nhỏ (có "đường lưỡi bò”) vào hình vẽ thứ 6 của bài báo là do yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc. Làm ơn hãy báo cho TS Bùi Quang Hiển là hãy liên lạc trực tiếp với Chính phủ Trung Quốc về vấn đề này”. Các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài bình luận về nội dung thông tin này: "Có thể xem câu trả lời của tác giả là vô trách nhiệm với sản phẩm khoa học của mình”. Để cho khách quan về việc này, người ta có thể tham khảo nhận xét của ông Yann Huei Song, một chuyên gia về Biển Đông của Đài Loan: "Đường đứt khúc chín đoạn đã xuất hiện trên các bản đồ xuất bản ở Trung Hoa lục địa từ năm 1949, nhưng chưa bao giờ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa yêu sách chính thức các vùng nước nằm trong đường này như các vùng nước lịch sử (tức là không coi con đường này là đường quốc giới). Đại diện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng đã không tuyên bố như vậy trong Hội nghị Công ước Luật Biển lần III”.
Rõ ràng nguồn gốc và ý nghĩa của "đường lưỡi bò” hoàn toàn mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giả Trung Quốc cũng không thống nhất được một sự giải thích hợp lý nào. Thậm chí, có học giả Trung Quốc còn cho rằng "không có cơ sở nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịch sử đó” (Yann Huei Song). Gần đây, trên các trang mạng của Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều ý kiến của chính người Trung Quốc thắc mắc về việc "tại sao lại vẽ Nam Hải của chúng ta tới tận cửa nhà người ta?”. Theo TS Nguyễn Hồng Thao (Đại học Quốc gia Hà Nội), trên thực tế đến nay không có bất kỳ một tài liệu nào cho biết tọa độ cũng như vị trí chính xác của đường lưỡi bò. Chính quyền Trung Quốc cũng chưa bao giờ đề cập "đường lưỡi bò” như là một ranh giới bất khả xâm phạm đối với chủ quyền Trung Quốc mặc dù các bản đồ biển Nam Trung Hoa đều có thể hiện đường này. Chính vì vậy đã có nhiều bàn luận từ giới học giả Trung Quốc giải thích đầy mâu thuẫn về cơ sở lịch sử cũng như pháp lý của đường này.
Từ bao đời nay, các quốc gia trong khu vực vẫn tiến hành các hoạt động sử dụng biển một cách bình thường trong Biển Đông không có sự ngăn cản nào của Trung Quốc. Đòi hỏi "đường lưỡi bò” như là một đường biên giới quốc gia trên biển và yêu sách hầu hết Biển Đông cùng các đảo, đá trong đó như TS. Daniel Schaeffer – nguyên Tùy viên quân sự Pháp tại Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan – nhận xét, thực chất cố tình làm cho hầu hết người dân Trung Quốc và một số người khác ngộ nhận rằng đây đơn giản là sự khẳng định đối với "việc đã rồi”, Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và 4 quần đảo trong đó là "ao nhà” của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối với những người Trung Quốc đang muốn đất nước mình là một thành viên đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế, của Công ước về Luật Biển 1982 thì việc từ bỏ đường này sẽ khắc phục được tình trạng mập mờ cản trở thực tiễn, tạo niềm tin với các nước hữu quan, làm cho các cuộc đàm phán phân định biển trong khu vực trở nên khách quan hơn, thúc đẩy hợp tác và phát triển. Một cách tự nhiên, Biển Đông là nơi liên kết các nền văn minh kinh tế giữa các nước Đông Nam Á và giữa họ với phần lục địa phía Nam Trung Quốc. Với vị trí địa chính trị, cấu tạo tự nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội liên kết giữa các quốc gia, Biển Đông là ngôi nhà chung của các nước trong khu vực và chứa đựng nhiều quan tâm chung cũng như lợi ích của các nước trong cũng như ngoài khu vực.
Nhóm PV Biển Đông
Rõ ràng nguồn gốc và ý nghĩa của "đường lưỡi bò” hoàn toàn mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giả Trung Quốc cũng không thống nhất được một sự giải thích hợp lý nào. Thậm chí, có học giả Trung Quốc còn cho rằng "không có cơ sở nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịch sử đó” (Yann Huei Song). Gần đây, trên các trang mạng của Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều ý kiến của chính người Trung Quốc thắc mắc về việc "tại sao lại vẽ Nam Hải của chúng ta tới tận cửa nhà người ta?”. Theo TS Nguyễn Hồng Thao (Đại học Quốc gia Hà Nội), trên thực tế đến nay không có bất kỳ một tài liệu nào cho biết tọa độ cũng như vị trí chính xác của đường lưỡi bò. Chính quyền Trung Quốc cũng chưa bao giờ đề cập "đường lưỡi bò” như là một ranh giới bất khả xâm phạm đối với chủ quyền Trung Quốc mặc dù các bản đồ biển Nam Trung Hoa đều có thể hiện đường này. Chính vì vậy đã có nhiều bàn luận từ giới học giả Trung Quốc giải thích đầy mâu thuẫn về cơ sở lịch sử cũng như pháp lý của đường này.
Từ bao đời nay, các quốc gia trong khu vực vẫn tiến hành các hoạt động sử dụng biển một cách bình thường trong Biển Đông không có sự ngăn cản nào của Trung Quốc. Đòi hỏi "đường lưỡi bò” như là một đường biên giới quốc gia trên biển và yêu sách hầu hết Biển Đông cùng các đảo, đá trong đó như TS. Daniel Schaeffer – nguyên Tùy viên quân sự Pháp tại Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan – nhận xét, thực chất cố tình làm cho hầu hết người dân Trung Quốc và một số người khác ngộ nhận rằng đây đơn giản là sự khẳng định đối với "việc đã rồi”, Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và 4 quần đảo trong đó là "ao nhà” của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối với những người Trung Quốc đang muốn đất nước mình là một thành viên đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế, của Công ước về Luật Biển 1982 thì việc từ bỏ đường này sẽ khắc phục được tình trạng mập mờ cản trở thực tiễn, tạo niềm tin với các nước hữu quan, làm cho các cuộc đàm phán phân định biển trong khu vực trở nên khách quan hơn, thúc đẩy hợp tác và phát triển. Một cách tự nhiên, Biển Đông là nơi liên kết các nền văn minh kinh tế giữa các nước Đông Nam Á và giữa họ với phần lục địa phía Nam Trung Quốc. Với vị trí địa chính trị, cấu tạo tự nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội liên kết giữa các quốc gia, Biển Đông là ngôi nhà chung của các nước trong khu vực và chứa đựng nhiều quan tâm chung cũng như lợi ích của các nước trong cũng như ngoài khu vực.
Nhóm PV Biển Đông