Lê Văn - Tác giả Nguyễn Duy Chính với tôi học cùng trường nhưng anh học trước tôi một, hai lớp. Chúng tôi chỉ biết nhau sau này qua một nhóm ái hữu. Quen biết anh, tôi sinh lòng cảm phục khi biết anh đã cặm cụi tự học tiếng Hán và dùng kiến thức đó để nghiên cứu lịch sử Việt qua những tài liệu lấy từ kho tàng sử liệu của Trung Hoa lưu trữ ở Bắc Kinh (Beijing) và Đài Bắc (Taipei).
Tuy chỉ nghiên cứu lịch sử trong những lúc rảnh rỗi, bên cạnh những chuyện sinh kế và gia đình bừa bộn, vài năm qua anh đã cho ra đời những công trình nghiên cứu giá trị, phần lớn liên quan đến giai đoạn nhà Tây Sơn. (Khi chọn thời kỳ này, áng chừng anh muốn gửi gấm một giấc mơ hay lý tưởng nào đó đến người đọc. Giấc mơ đó hẳn phải liên quan đến hình ảnh của người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ.)
Bài viết tôi muốn giới thiệu tới độc giả DCVOnline dưới đây, vốn không phải là một bài viết “thực thụ” mà là một đoạn trích từ “lá thư Xuân” của anh Nguyễn Duy Chính gửi đến bạn bè thân thiết, trong đó anh tóm lược một số vấn đề “nổi cộm” trong quá trình nghiên cứu lịch sử trong năm vừa qua, và còn dự tính tiếp tục đào sâu trong năm tới trong năm tới.
Vốn là một “lá thư”, bài viết rất thoáng, đỡ nặng nề vì nhiều sử liệu hay những con số thống kê. Hy vọng, độc giả sẽ đón nhận bài viết như một món quà Xuân, như tác giả đã đặt tên cho nó.
Tuy chỉ nghiên cứu lịch sử trong những lúc rảnh rỗi, bên cạnh những chuyện sinh kế và gia đình bừa bộn, vài năm qua anh đã cho ra đời những công trình nghiên cứu giá trị, phần lớn liên quan đến giai đoạn nhà Tây Sơn. (Khi chọn thời kỳ này, áng chừng anh muốn gửi gấm một giấc mơ hay lý tưởng nào đó đến người đọc. Giấc mơ đó hẳn phải liên quan đến hình ảnh của người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ.)
Bài viết tôi muốn giới thiệu tới độc giả DCVOnline dưới đây, vốn không phải là một bài viết “thực thụ” mà là một đoạn trích từ “lá thư Xuân” của anh Nguyễn Duy Chính gửi đến bạn bè thân thiết, trong đó anh tóm lược một số vấn đề “nổi cộm” trong quá trình nghiên cứu lịch sử trong năm vừa qua, và còn dự tính tiếp tục đào sâu trong năm tới trong năm tới.
Vốn là một “lá thư”, bài viết rất thoáng, đỡ nặng nề vì nhiều sử liệu hay những con số thống kê. Hy vọng, độc giả sẽ đón nhận bài viết như một món quà Xuân, như tác giả đã đặt tên cho nó.
Nguyễn Duy Chính
Một cơ duyên may mắn hết sức kỳ lạ là tôi mua được trong hàng sách cũ một bộ Encyclopedia Brittannica in lần thứ nhất trùng thời với những kiến thức mà giám mục Pigneau đem về cho chúa Nguyễn. Qua bộ sách ba volumes (tập – DCVOnline) này, tôi đã đào sâu vào những mục xây thành, đúc súng, huấn luyện hải quân … là căn bản văn minh Tây phương mà người ngoại quốc giúp cho chúa Nguyễn khiến thực lực của ông gia tăng vượt trội trong một thời gian ngắn. Đó chính là những cơ sở đáng chú ý nhất trong việc thoát xác đưa Nguyễn Ánh tới thành công.
Trước đây, Bá Đa Lộc(i) vẫn bị nhìn dưới con mắt thiếu thiện cảm vì người ta cho rằng sự tham gia của ông có manh tâm đưa đường cho thực dân vào chiếm nước ta. Bỏ ra ngoài lý do chính trị, những nỗ lực trong vấn đề kiến thiết và giới thiệu đường lối tổ chức theo khuôn mẫu Tây phương còn nhiều điểm phải đào sâu thêm ở những hướng mới. Đó cũng là vấn đề then chốt nếu đưa lên bàn cân một miền Nam (Gia Long) ngả theo cải cách kiểu Tây Phương và miền Bắc (Quang Trung) học đòi theo cách thức của Trung Hoa.
Điều đáng nói là chính triều Nguyễn vì muốn nâng cao “thiên mệnh” cho vua Gia Long nên hầu như không muốn đề cập đến những điểm theo chốt này, coi những người Âu chỉ như một số “lính đánh thuê” chứ không phải như “cố vấn kỹ thuật”. Khi thành công, vua Gia Long chỉ trả ơn họ bằng chức tước bổng lộc chứ không hơn, nếu không nói rằng cố tình giam lỏng họ trong lớp áo lễ nghi phù phiếm của triều đình. Trong một thời gian ngắn, những người Âu bỏ đi gần hết. Do đó chúng ta biết về họ rất ít qua một số tường thuật mặt ngoài.
Cũng trong thời kỳ mà chúa Nguyễn đang nỗ lực canh tân, Nguyễn Quang Bình (Nguyễn Huệ) lại vướng mắc vào cái vòng kim cô của Trung Hoa, từ giải trừ tính chính thống của Lê triều (cuộc chiến Thanh Việt 1788-9, cầu phong năm 1789 đến qua Bắc Kinh dự lễ Bát Tuần Khánh Thọ năm 1790) sang việc làm nhiệm vụ của một phiên thuộc. Sau khi về nước, vua Quang Trung đã mau mắn thi hành những yêu cầu của nhà Thanh (sai Ngô Văn Sở làm thuỷ sư đô đốc tiễu trừ giặc bể) để chứng tỏ khả năng “vỗ an” phương Nam. Trong cùng một lúc, ông tung ra nhiều chiến dịch như đánh sang Lào, dẹp Lê Duy Chỉ, truy sát cướp biển … đồng thời dồn sức xây dựng kinh đô mới như để “khoe võ công” với Trung Hoa như triều Nguyễn nhận xét. Một số sử gia cận đại đã cho rằng Nguyễn Huệ đã làm kiệt tận sức dân trong mấy năm trị vì.(1)
Năm 1792, khi thấy chúa Nguyễn đột nhiên vươn lên thành một địch thủ đáng ngại, nhất là chỉ trong một trận thử lửa đã đốt sạch toàn bộ chiến thuyền của vua Thái Đức ở cửa Thị Nại, Nguyễn Quang Bình mới tỉnh giấc vội vàng quay xuống đối phó với phương Nam. Trận hỏa công kinh hoàng đó đã khiến vua Thái Đức phải viết thư cầu cứu nên vua Quang Trung lập tức gửi hịch cho dân chúng thuộc vùng Quảng Ngãi để trấn an và thông báo việc đem quân chinh thảo.
Tuy nhiên, cơn bệnh thương hàn ngã nước – tái phát hay mới nhiễm sau khi thân chinh đánh sang Lào ?? – đã đưa ông đến cái chết khá mau chóng ở tuổi 39. Người kế vị ông không được như cha, triều đình lại chia ra nhiều phe phái, kẻ ủng Thùng, người ủng Trát(2), đánh giết lẫn nhau. Nhiều công thần lỗi lạc bị loại trừ đưa đến nạn ngoại thích Phạm Văn Hưng, Bùi Đắc Tuyên, Trần (Nguyễn?) Quang Diệu, Bùi Thị Xuân ... thâu tóm quyền hành trong tay.
Tôi tự hỏi, nếu như Nguyễn Huệ nghe lời vua anh chỉ phát triển thực lực để làm chúa phương Nam, không đánh ra Bắc và tập trung nỗ lực vào việc loại trừ dư đảng nhà Nguyễn, thì vương triều kế tiếp sẽ là nhà Nguyễn Tây Sơn chứ không phải là Nguyễn Gia Miêu. Đúng như dự tính của Nguyễn Nhạc, vương triều Tây Sơn sẽ bành trướng thế lực sang Chân Lạp và Xiêm La, hình thành một quốc gia “tròn trịa” hơn, đất đai phì nhiêu hơn đóng vai một cửa ngõ quốc tế và nhất là không tiếp cận với Trung Hoa, tránh được những đe doạ trực tiếp từ phương Bắc.
Một cơ duyên may mắn hết sức kỳ lạ là tôi mua được trong hàng sách cũ một bộ Encyclopedia Brittannica in lần thứ nhất trùng thời với những kiến thức mà giám mục Pigneau đem về cho chúa Nguyễn. Qua bộ sách ba volumes (tập – DCVOnline) này, tôi đã đào sâu vào những mục xây thành, đúc súng, huấn luyện hải quân … là căn bản văn minh Tây phương mà người ngoại quốc giúp cho chúa Nguyễn khiến thực lực của ông gia tăng vượt trội trong một thời gian ngắn. Đó chính là những cơ sở đáng chú ý nhất trong việc thoát xác đưa Nguyễn Ánh tới thành công.
Trước đây, Bá Đa Lộc(i) vẫn bị nhìn dưới con mắt thiếu thiện cảm vì người ta cho rằng sự tham gia của ông có manh tâm đưa đường cho thực dân vào chiếm nước ta. Bỏ ra ngoài lý do chính trị, những nỗ lực trong vấn đề kiến thiết và giới thiệu đường lối tổ chức theo khuôn mẫu Tây phương còn nhiều điểm phải đào sâu thêm ở những hướng mới. Đó cũng là vấn đề then chốt nếu đưa lên bàn cân một miền Nam (Gia Long) ngả theo cải cách kiểu Tây Phương và miền Bắc (Quang Trung) học đòi theo cách thức của Trung Hoa.
Tu sĩ Pierre Joseph Georges Pigneau Nguồn: allposters.com |
Điều đáng nói là chính triều Nguyễn vì muốn nâng cao “thiên mệnh” cho vua Gia Long nên hầu như không muốn đề cập đến những điểm theo chốt này, coi những người Âu chỉ như một số “lính đánh thuê” chứ không phải như “cố vấn kỹ thuật”. Khi thành công, vua Gia Long chỉ trả ơn họ bằng chức tước bổng lộc chứ không hơn, nếu không nói rằng cố tình giam lỏng họ trong lớp áo lễ nghi phù phiếm của triều đình. Trong một thời gian ngắn, những người Âu bỏ đi gần hết. Do đó chúng ta biết về họ rất ít qua một số tường thuật mặt ngoài.
Cũng trong thời kỳ mà chúa Nguyễn đang nỗ lực canh tân, Nguyễn Quang Bình (Nguyễn Huệ) lại vướng mắc vào cái vòng kim cô của Trung Hoa, từ giải trừ tính chính thống của Lê triều (cuộc chiến Thanh Việt 1788-9, cầu phong năm 1789 đến qua Bắc Kinh dự lễ Bát Tuần Khánh Thọ năm 1790) sang việc làm nhiệm vụ của một phiên thuộc. Sau khi về nước, vua Quang Trung đã mau mắn thi hành những yêu cầu của nhà Thanh (sai Ngô Văn Sở làm thuỷ sư đô đốc tiễu trừ giặc bể) để chứng tỏ khả năng “vỗ an” phương Nam. Trong cùng một lúc, ông tung ra nhiều chiến dịch như đánh sang Lào, dẹp Lê Duy Chỉ, truy sát cướp biển … đồng thời dồn sức xây dựng kinh đô mới như để “khoe võ công” với Trung Hoa như triều Nguyễn nhận xét. Một số sử gia cận đại đã cho rằng Nguyễn Huệ đã làm kiệt tận sức dân trong mấy năm trị vì.(1)
Năm 1792, khi thấy chúa Nguyễn đột nhiên vươn lên thành một địch thủ đáng ngại, nhất là chỉ trong một trận thử lửa đã đốt sạch toàn bộ chiến thuyền của vua Thái Đức ở cửa Thị Nại, Nguyễn Quang Bình mới tỉnh giấc vội vàng quay xuống đối phó với phương Nam. Trận hỏa công kinh hoàng đó đã khiến vua Thái Đức phải viết thư cầu cứu nên vua Quang Trung lập tức gửi hịch cho dân chúng thuộc vùng Quảng Ngãi để trấn an và thông báo việc đem quân chinh thảo.
Vua Gia Long Nguồn: wikipedia |
Tôi tự hỏi, nếu như Nguyễn Huệ nghe lời vua anh chỉ phát triển thực lực để làm chúa phương Nam, không đánh ra Bắc và tập trung nỗ lực vào việc loại trừ dư đảng nhà Nguyễn, thì vương triều kế tiếp sẽ là nhà Nguyễn Tây Sơn chứ không phải là Nguyễn Gia Miêu. Đúng như dự tính của Nguyễn Nhạc, vương triều Tây Sơn sẽ bành trướng thế lực sang Chân Lạp và Xiêm La, hình thành một quốc gia “tròn trịa” hơn, đất đai phì nhiêu hơn đóng vai một cửa ngõ quốc tế và nhất là không tiếp cận với Trung Hoa, tránh được những đe doạ trực tiếp từ phương Bắc.
a) Chiến dịch Việt – Thanh, hay đúng hơn trận đánh Tết Kỷ Dậu mà từ trước đến nay vẫn được coi là một chiến công hiển hách cần được xét đến dưới nhiều khía cạnh mới, trong đó sự can thiệp của Thanh đình có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chiến thắng năm ngày đó chỉ là một khúc nhạc dạo (prelude) mở đầu cho tương quan Thanh – Việt khắng khít năm năm kế tiếp cần nghiên cứu kỹ càng hơn.
Từ trước đến nay, việc ca tụng chiến thắng luôn luôn là một đề tài được ưa chuộng. Tuy nhiên, thắng lợi đó chưa hẳn đã mang lại những hậu quả tốt đẹp khi chúng ta lùi ra xa một chút để nhìn vấn đề cho được rộng rãi.
Để được công nhận làm chủ nước Nam, vua Quang Trung phải tuân thủ những yêu cầu của nhà Thanh trong mô hình thiên triều – phiên thuộc. Từng bước một, cái danh vị “An Nam quốc vương” trở thành một hệ lụy nên trong suốt hai năm liền (1789-1790) triều đình Tây Sơn chỉ thuần túy lo việc nghi lễ cho phù hợp với tình hình mới. Mặt ngoài, vua Quang Trung được coi như một phiên thuộc hàng đầu, bản thân Nguyễn Quang Bình thực không khác gì một người con yêu của vua Càn Long với mọi ưu đãi nhưng nhìn vào đại thể, An Nam đã thành một hành tinh quay chung quanh mặt trời và cũng lún theo sự suy bại của Trung Hoa.
Giới nho sĩ miền bắc, trong tâm tư hướng về nhà Thanh như một mẫu mực đã trở thành cuồng nhiệt và hào hứng khi được “du học” Bắc Kinh. Tuy đã bị xoá mờ trong thời nhà Nguyễn, thơ văn về những chuyến “như Thanh” (sang nước Thanh) thời Tây Sơn vẫn chiếm một mực độ phong phú đáng ngạc nhiên so với các thời kỳ khác. Chính số lượng vượt trội về nhân sự và mật độ những chuyến đi trong thời kỳ ngắn ngủi triều Quang Trung khiến chúng ta phải đánh giá lại nhiều vấn đề, kể cả việc “Quang Trung thật, Quang Trung giả”.
Tiền Nhà Tây Sơn Nguồn: TCN-NCT |
b) Về cuộc đời vua Lê Chiêu Thống, ông đại diện cho sự phân hóa và bạc nhược của miền Bắc sau khi hệ thống quyền lực của họ Trịnh tan rã. Lê triều trong khoảng hơn 200 năm sau cùng chỉ là một cây tầm gửi được treo lên để làm cảnh cho xã hội nhưng thực tế không đủ sức tự tồn. Khi đổ tội cho vua Lê làm tay sai, bán nước, người chép sử đã đơn giản hóa quá đáng một tình trạng chính trị phức tạp.
Thực ra, trong khung cảnh và mô hình thiên triều – phiên thuộc, vai trò của nước ta đối với Trung Hoa không chỉ hạn chế vào việc ủng hộ hay giúp đỡ một cá nhân mà dưới quan điểm vĩ mô, lợi và hại. Mục tiêu tối hậu của Thanh triều là một phương nam ổn định làm phên giậu cho họ, thần phục và tuân thủ những gì họ yêu cầu nên dù Lê Duy Kỳ, Nguyễn Quang Bình hay Nguyễn Phúc Ánh thì cũng không có gì khác. Tuy yêu ghét cá nhân có thể ảnh hưởng phần nào nhưng một khi thấy lá bài của mình đã mất hiệu lực thì Trung Hoa sẵn sàng “thay ngựa”.
Năm 1802, khi Nguyễn Ánh đang trên đà thắng thế vua Gia Khánh đã không cho sứ giả của Nguyễn Quang Toản lên Bắc Kinh cầu viện để tránh một tình huống khó xử, cũng chẳng lên tiếng yêu cầu vua Gia Long cho phép thân nhân của Nguyễn Quang Bình được an tháp ở Trung Hoa như vua cha Càn Long từng cứu giúp Lê Duy Kỳ. Nếu vua Càn Long còn sống, có thể anh em vua Cảnh Thịnh cũng sẽ đi vào vết xe của vua Chiêu Thống và triều đại Tây Sơn cũng sẽ bị lên án một cách nghiêm khắc có khi còn tệ hơn cả triều Lê.
Một trong những điều kiện để viết sử cho “thực” là nếu nghiên cứu về một giai đoạn nào mà chúng ta lại có một hoàn cảnh tương đồng với thời đại đó thì cũng dễ thông cảm. Việc thân quyến nhà Lê chạy loạn và bị truy sát thực không khác gì cảnh ngộ của những người bỏ nước ra đi 30 năm trước còn vua Lê và bầy tôi sống lưu vong ở Trung Hoa cũng thật gần với những chính khách miền Nam lưu lạc ở nước ngoài.
Có điều ngày hôm nay, trong khung cảnh mới, những người ra ngoài không đến nỗi phải tủi hổ, nhọc nhằn như cổ nhân vì không phải “gióc tóc, đổi áo” mà vẫn có quyền tự do, muốn làm gì thì làm, nếu không nói rằng cuộc đổi đời xem ra được nhiều, mất ít. Vậy mà sau 36 năm chúng ta vẫn còn nghe tiếng oán hờn thì vua Lê và tòng vong trong khung cảnh đắng cay chắc chắn không thể ít nước mắt. Khi bị truy vấn về việc có liên lạc với trong nước để “phiến loạn”(6) hay không, vua Chiêu Thống đã khai rất mủi lòng:
Duy Kỳ từ khi đến kinh đô, được ơn trời của đại hoàng đế, cho gia nhập vào kỳ binh, cho chức vụ bổng lộc. Duy Kỳ vì nhầm lẫn nghe lời Hoàng Ích Hiểu xin được an tháp ở Cao Bằng, Lạng Sơn các nơi đó đến nỗi bị cách cả chỏm mũ và đai (tức chức tước của nhà Thanh, phân biệt theo chỏm mũ và màu đai) cùng bổng lộc, bị cấm cố không cho đi đâu, do đô thống của chúng tôi (Lê Duy Kỳ bị nhập vào kỳ binh dưới quyền của đô thống) là Kim đại nhân (Kim Giản) quản thúc cực kỳ nghiêm mật.
Những người được trả về An Nam đều khởi hành cách biệt, Duy Kỳ chưa từng được gặp họ bao giờ, cũng chẳng được biết việc họ được trở về An Nam thì làm thế nào mà lén lút dặn dò họ đưa tin về.
Ðến như năm trước Duy Kỳ vì một lúc hồ đồ nghe lời Hoàng Ích Hiểu nên mạo muội trình xin, tới nay hối hận không kịp thì đâu còn dám vọng tưởng gì nữa. Việc Duy Kỳ ám thông tin tức hoàn toàn không có thật, chỉ mong minh sát cho.(7)
Thật đúng là “Chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa” (Kiều). Chính vì thế, khi làm một nghiên cứu nhỏ về những người bị hậu nhân nguyền rủa kia, người viết không thể không nghĩ đến chính mình.
Khi đào sâu vào chi tiết, chúng ta mới thấy rằng quan niệm dễ dãi của người bình dân về tương quan Hoa – Việt trong các truyện tiếu lâm hoàn toàn không sát với thực tế nếu không nói rằng còn có những hệ quả đảo ngược khi những khôi hài vô lối kia sẽ tạo ra một tâm cảm “không biết mình, không biết người” mà hệ lụy sẽ vô cùng to lớn.
Dù ba bài viết đã đưa ra khá nhiều chi tiết, chúng tôi chỉ mới giới thiệu được mảnh vườn trước của căn nhà. Việc giao thiệp với Trung Hoa là những nạn đề lớn mà mỗi khi xích gần lại với họ, dù thật sự môi hở răng lạnh như người ta rêu rao hay chỉ là cái thế chẳng đặng đừng thì hậu quả sau cùng vẫn chưa hẳn đã tốt đẹp như mong đợi.
Khi đào sâu vào chi tiết, chúng ta mới thấy rằng quan niệm dễ dãi của người bình dân về tương quan Hoa – Việt trong các truyện tiếu lâm hoàn toàn không sát với thực tế nếu không nói rằng còn có những hệ quả đảo ngược khi những khôi hài vô lối kia sẽ tạo ra một tâm cảm “không biết mình, không biết người” mà hệ lụy sẽ vô cùng to lớn.
Dù ba bài viết đã đưa ra khá nhiều chi tiết, chúng tôi chỉ mới giới thiệu được mảnh vườn trước của căn nhà. Việc giao thiệp với Trung Hoa là những nạn đề lớn mà mỗi khi xích gần lại với họ, dù thật sự môi hở răng lạnh như người ta rêu rao hay chỉ là cái thế chẳng đặng đừng thì hậu quả sau cùng vẫn chưa hẳn đã tốt đẹp như mong đợi.
Trở lại với việc nghiên cứu về bang giao Thanh – Việt thời Tây Sơn, việc đặt trọng tâm quá cao vào trận đánh ở Thăng Long đã khiến cho sử quan của chúng ta mất quân bình. Cho đến nay, với tất cả những gì tôi đã biết, đã đọc, triều đình Quang Trung cũng phải đi theo những thông lệ mà nước ta phải chấp nhận: thần phục làm phiên thuộc trong khung cảnh “thờ nước lớn” như mọi triều đại khác.
Liệt kê lại diễn tiến tái lập hòa bình, việc bang giao giữa Trung Hoa và Đại Việt sở dĩ được tiến hành sớm sủa và nhanh chóng cũng vì cả hai đều có nhu cầu xích lại gần nhau: vua Quang Trung cần giải quyết vấn đề chính danh để lo nội trị trước khi quay sang đối phó những đe dọa từ phía Tây và phía Nam, Thanh triều trái lại cũng cần có một phiên thuộc gần gũi để đáp ứng được mong đợi trước đây là một phiên vương đích thân sang chúc thọ vua Càn Long năm 80 tuổi.
Chính vì những đồng thuận như thế, khó khăn ban đầu chẳng qua chỉ để “rửa mặt” cho phải phép và một khi vấn đề thể diện đã xong, tốc độ bang giao trở nên phi thường, hơn hẳn những triều đại khác.
Trong khi phái đoàn Nguyễn Quang Hiển lên Bắc Kinh nhận sắc ấn thì sứ thần nhà Thanh thúc giục triều đình Tây Sơn chuẩn bị làm lễ phong vương. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử mà sứ thần Trung Hoa phải chờ ở Nam Quan để nghe ngóng tin tức, lại phải trì hoãn nhiều lần vì Nguyễn Quang Bình bị bệnh bất ngờ không ra kịp đưa đến những câu hỏi còn lưu lại đến ngày nay.
Vua Càn Long Nguồn: chinapage.com/ |
Chính vì những đồng thuận như thế, khó khăn ban đầu chẳng qua chỉ để “rửa mặt” cho phải phép và một khi vấn đề thể diện đã xong, tốc độ bang giao trở nên phi thường, hơn hẳn những triều đại khác.
Trong khi phái đoàn Nguyễn Quang Hiển lên Bắc Kinh nhận sắc ấn thì sứ thần nhà Thanh thúc giục triều đình Tây Sơn chuẩn bị làm lễ phong vương. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử mà sứ thần Trung Hoa phải chờ ở Nam Quan để nghe ngóng tin tức, lại phải trì hoãn nhiều lần vì Nguyễn Quang Bình bị bệnh bất ngờ không ra kịp đưa đến những câu hỏi còn lưu lại đến ngày nay.
DCVOnline - (i) Bá Đa Lộc là phiên âm từ tiếng Hán 百多祿 (Bách Đa Lộc) hay伯多祿 (Bá Đa Lộc) mà người Trung Hoa phiên âm từ “Pedro” (Portugese), Petrus (Latin), Pierre (French) tên của tu sĩ Pháp, Pierre Joseph Georges Pigneau hay Pigneau de Béhaine còn gọi là Cha Cả. (Nguồn: Stochastikon GmbH, Wikipedia).
DCVOnline biên tập, minh hoạ và đề tựa. Chú thích của tác giả.
(1) Nguyễn Huệ theo đề nghị của Ngô Thì Nhậm áp dụng chính sách “hộ khẩu”, bắt dân đeo tín bài. Chính sách này được bãi bỏ khi vua Cảnh Thịnh lên nối ngôi.
(2) Nguyễn Quang Thùy được gọi nôm na là ông hoàng Thùng, Nguyễn Quang Toản là ông hoàng Trát mà có người cho rằng chính là Trớt vì ông ta có môi trề.
(3) Theo nội dung các lá thư của vua Quang Trung thì quả ông có ý nhắm đến một công chúa nhà Thanh nhưng có lẽ ông không biết rằng khi đó vua Càn Long không còn một người con gái nào chưa gả chồng.
(4) Triều Lê, nước ta ba năm một lần triều cống Trung Hoa, sáu năm gộp hai lần làm một cho người đem sang. Từ năm Quang Trung thứ 5, lệ thay đổi thành hai năm một lần, bốn năm sai sứ đem sang.
(5) Theo các văn thư chính thức thì ngày mồng 2 tháng Năm Càn Long 57 (1792), trước khi qua đời chừng vài tháng Nguyễn Quang Bình đã tâu lên xin đổi lệ triều cống. Cống vật của nước ta trước đây là: Lư hương bằng vàng, bình hoa bốn cái tất cả tổng cộng nặng 209 lượng. Vàng vụn 21 thoi (mỗi thoi 10 lượng). Chậu bằng bạc 12 cái, nặng tổng cộng 691 lượng. Bạc vụn 69 thoi (690 lượng). Trầm hương 960 lượng. Tốc hương 2368 lượng. Trong văn thư trả lời chấp thuận, nhà Thanh không nói gì đến việc thay đổi số lượng và tra trong điển lệ đời Nguyễn, danh số mỗi lần triều cống vẫn giữ nguyên.
(6) Phiến loạn (扇亂) nguyên nghĩa là quạt bùng lên để gây rối
(7) An Nam Đáng, tài liệu 3 (bản dịch NDC). Văn Hiến Tùng Biên (Đài Bắc, Quốc Phong, 1964) tr. 412
DCVOnline biên tập, minh hoạ và đề tựa. Chú thích của tác giả.
(1) Nguyễn Huệ theo đề nghị của Ngô Thì Nhậm áp dụng chính sách “hộ khẩu”, bắt dân đeo tín bài. Chính sách này được bãi bỏ khi vua Cảnh Thịnh lên nối ngôi.
(2) Nguyễn Quang Thùy được gọi nôm na là ông hoàng Thùng, Nguyễn Quang Toản là ông hoàng Trát mà có người cho rằng chính là Trớt vì ông ta có môi trề.
(3) Theo nội dung các lá thư của vua Quang Trung thì quả ông có ý nhắm đến một công chúa nhà Thanh nhưng có lẽ ông không biết rằng khi đó vua Càn Long không còn một người con gái nào chưa gả chồng.
(4) Triều Lê, nước ta ba năm một lần triều cống Trung Hoa, sáu năm gộp hai lần làm một cho người đem sang. Từ năm Quang Trung thứ 5, lệ thay đổi thành hai năm một lần, bốn năm sai sứ đem sang.
(5) Theo các văn thư chính thức thì ngày mồng 2 tháng Năm Càn Long 57 (1792), trước khi qua đời chừng vài tháng Nguyễn Quang Bình đã tâu lên xin đổi lệ triều cống. Cống vật của nước ta trước đây là: Lư hương bằng vàng, bình hoa bốn cái tất cả tổng cộng nặng 209 lượng. Vàng vụn 21 thoi (mỗi thoi 10 lượng). Chậu bằng bạc 12 cái, nặng tổng cộng 691 lượng. Bạc vụn 69 thoi (690 lượng). Trầm hương 960 lượng. Tốc hương 2368 lượng. Trong văn thư trả lời chấp thuận, nhà Thanh không nói gì đến việc thay đổi số lượng và tra trong điển lệ đời Nguyễn, danh số mỗi lần triều cống vẫn giữ nguyên.
(6) Phiến loạn (扇亂) nguyên nghĩa là quạt bùng lên để gây rối
(7) An Nam Đáng, tài liệu 3 (bản dịch NDC). Văn Hiến Tùng Biên (Đài Bắc, Quốc Phong, 1964) tr. 412