Tại trung tâm nghiên cứu chế tạo tàu lặn Giao Long, Trung Quốc ChinaFotoPress/Getty Images |
Ngày 19/07/2011, Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế Liên Hiệp Quốc – International Seabed Authority – ISA, có trụ sở tại Jamaica đã đồng ý cho phép Trung Quốc được quyền thăm dò và khai thác khoáng sản ở khu vực đáy biển phía tây nam Ấn Độ Dương, thuộc vùng biển quốc tế, nằm giữa châu Phi và Nam cực.
Cơ quan Tình báo Hải quân Ấn Độ - DNI – cảnh báo là sự kiện này có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng đối với Ấn Độ, bởi vì « Trung Quốc có thể đưa ra những lý do để duy trì sự hiện diện liên tục trong vùng đại dương này ».
Vẫn theo DNI, « điều này sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc thu thập các dữ liệu hải dương học và thủy học một cách hợp pháp. Hơn nữa, nó có thể tạo cớ cho Trung Quốc triển khai tàu chiến trong khu vực ».
Cơ quan tình báo của hải quân Ấn Độ nhấn mạnh, mặc dù Trung Quốc nói rằng công việc này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của họ về khoáng sản, nhưng chắc chắn là hải quân Trung Quốc sẽ can dự vào những hoạt động thăm dò tìm kiếm và hải quân Ấn Độ cần phải theo dõi sát sao các động thái này.
Ban Đông Á của bộ Đối ngoại Ấn Độ có cùng nhận định và cho rằng cần phải có những giải pháp pháp lý để ngăn ngừa các nguy cơ nói trên.
Thế nhưng, theo giới phân tích, về mặt pháp lý, khả năng hành động của Ấn Độ bị hạn chế bởi vì phía Trung Quốc xin được tiến hành các thăm dò khoáng sản ở đáy vùng biển quốc tế, nằm ngoài phạm vi quản lý của mọi quốc gia.
Một ngày sau khi Trung Quốc được Liên Hiệp Quốc cho phép thăm dò khoáng sản ở đáy biển phía tây nam Ấn Độ Dương, một cơ quan liên bộ của Ấn Độ đã quyết định là New Dew Dehli phải tiếp cận với bộ phận pháp lý của Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế để bảo đảm là biện pháp an ninh phù hợp phải được ghi trong giấy phép cấp cho Trung Quốc và các hoạt động của Bắc Kinh phải tuân thủ những quy định trong thỏa thuận ký với Liên Hiệp Quốc.
Vào tháng Năm 2010, Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Tài nguyên Khoáng sản biển Trung Quốc đã đệ đơn xin được tiến hành thăm dò các mỏ đa kim sulfures ở đáy phía tây nam Đại Tây Dương. Sau khi đơn xin được chấp thuận, Bắc Kinh sẽ phải ký một thỏa thuận với ISA, theo đó, Trung Quốc được quyền thăm dò trong một khu vực rộng 10 ngàn km vuông trong vòng 15 năm và phải tuân thủ các quy định của Liên Hiệp Quốc về việc thăm dò đa kim sulfures.
Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và đồng thời là thành viên Cơ quan Quản lý Đáy Biển Quốc tế. Để thực hiện tham vọng khai thác khoáng sản đáy biển, từ năm 2002, Bắc Kinh đã tiến hành một chương trình nghiên cứu chế tạo tàu lặn. Trong những ngày qua, báo chí Trung Quốc cho biết tàu lặn Giao Long đã xuống được độ sâu 5000 mét. Mục tiêu của giới chuyên gia Trung Quốc là tàu Giao Long có thể lặn ở độ sâu 7000 mét.
Hiện nay, tàu lặn Giao Long đang hoạt động tại vùng đáy biển quốc tế, nằm giữa Hawaii và Hoa Kỳ, nơi mà Trung Quốc đã được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản từ năm 2001.
Cho dù Bắc Kinh tuyên bố là tàu lặn Giao Long chỉ hoạt động vì mục đích dân sự, nhưng theo các chuyên gia quân sự nước ngoài thì loại tàu này có thể được dùng vào việc can thiệp hoặc cắt cáp truyền thông dưới đáy biển, truy tìm vũ khí của nước ngoài hoặc sửa chữa, cứu hộ tàu ngầm.
Cũng xin nhắc lại là năm ngoái, 2010, tàu Giao Long đã cắm cờ Trung Quốc dưới đáy Biển Đông, nơi đang có những tranh chấp về chủ quyền giữa Bắc Kinh và một số nước Đông Nam Á.
Cơ quan Tình báo Hải quân Ấn Độ - DNI – cảnh báo là sự kiện này có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng đối với Ấn Độ, bởi vì « Trung Quốc có thể đưa ra những lý do để duy trì sự hiện diện liên tục trong vùng đại dương này ».
Vẫn theo DNI, « điều này sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc thu thập các dữ liệu hải dương học và thủy học một cách hợp pháp. Hơn nữa, nó có thể tạo cớ cho Trung Quốc triển khai tàu chiến trong khu vực ».
Cơ quan tình báo của hải quân Ấn Độ nhấn mạnh, mặc dù Trung Quốc nói rằng công việc này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của họ về khoáng sản, nhưng chắc chắn là hải quân Trung Quốc sẽ can dự vào những hoạt động thăm dò tìm kiếm và hải quân Ấn Độ cần phải theo dõi sát sao các động thái này.
Ban Đông Á của bộ Đối ngoại Ấn Độ có cùng nhận định và cho rằng cần phải có những giải pháp pháp lý để ngăn ngừa các nguy cơ nói trên.
Thế nhưng, theo giới phân tích, về mặt pháp lý, khả năng hành động của Ấn Độ bị hạn chế bởi vì phía Trung Quốc xin được tiến hành các thăm dò khoáng sản ở đáy vùng biển quốc tế, nằm ngoài phạm vi quản lý của mọi quốc gia.
Một ngày sau khi Trung Quốc được Liên Hiệp Quốc cho phép thăm dò khoáng sản ở đáy biển phía tây nam Ấn Độ Dương, một cơ quan liên bộ của Ấn Độ đã quyết định là New Dew Dehli phải tiếp cận với bộ phận pháp lý của Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế để bảo đảm là biện pháp an ninh phù hợp phải được ghi trong giấy phép cấp cho Trung Quốc và các hoạt động của Bắc Kinh phải tuân thủ những quy định trong thỏa thuận ký với Liên Hiệp Quốc.
Vào tháng Năm 2010, Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Tài nguyên Khoáng sản biển Trung Quốc đã đệ đơn xin được tiến hành thăm dò các mỏ đa kim sulfures ở đáy phía tây nam Đại Tây Dương. Sau khi đơn xin được chấp thuận, Bắc Kinh sẽ phải ký một thỏa thuận với ISA, theo đó, Trung Quốc được quyền thăm dò trong một khu vực rộng 10 ngàn km vuông trong vòng 15 năm và phải tuân thủ các quy định của Liên Hiệp Quốc về việc thăm dò đa kim sulfures.
Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và đồng thời là thành viên Cơ quan Quản lý Đáy Biển Quốc tế. Để thực hiện tham vọng khai thác khoáng sản đáy biển, từ năm 2002, Bắc Kinh đã tiến hành một chương trình nghiên cứu chế tạo tàu lặn. Trong những ngày qua, báo chí Trung Quốc cho biết tàu lặn Giao Long đã xuống được độ sâu 5000 mét. Mục tiêu của giới chuyên gia Trung Quốc là tàu Giao Long có thể lặn ở độ sâu 7000 mét.
Hiện nay, tàu lặn Giao Long đang hoạt động tại vùng đáy biển quốc tế, nằm giữa Hawaii và Hoa Kỳ, nơi mà Trung Quốc đã được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản từ năm 2001.
Cho dù Bắc Kinh tuyên bố là tàu lặn Giao Long chỉ hoạt động vì mục đích dân sự, nhưng theo các chuyên gia quân sự nước ngoài thì loại tàu này có thể được dùng vào việc can thiệp hoặc cắt cáp truyền thông dưới đáy biển, truy tìm vũ khí của nước ngoài hoặc sửa chữa, cứu hộ tàu ngầm.
Cũng xin nhắc lại là năm ngoái, 2010, tàu Giao Long đã cắm cờ Trung Quốc dưới đáy Biển Đông, nơi đang có những tranh chấp về chủ quyền giữa Bắc Kinh và một số nước Đông Nam Á.