Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

GIÁO SƯ NGUYỄN MINH THUYẾT NÓI VỚI BBC

'Không tỏ thái độ, TQ sẽ lấn tới'

Ảnh chụp Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết trong thời gian còn hoạt động ở Quốc hội

Một cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam nói với BBC rằng theo ông Việt Nam cần "rút kinh nghiệm" sau việc báo chí nhà nước "không đưa tin kịp thời" về những cuộc biểu tình của người dân chống Trung Quốc mấy tuần qua.

Việt Nam-Trung Quốc: Sẽ bùng nổ xung đột vào tháng 7?

Phan Nguyễn Việt Đăng, viết riêng cho RFA từ Saigon: Hạ tuần tháng 7.2011 là thời điểm căng thẳng nhất trong mối quan hệ Việt-Trung, kể từ sau cuộc chiến 1979.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong nghi thức chào đón tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác từ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản tại Hà Nội ngày 12 tháng 10 năm 2010.

Cuộc đối thoại và giằng co về biển Đông đã đến điểm gút cuối cùng, được sự theo dõi của mọi giới từ trong nước đến ngoài nước. Số phận của dân tộc Việt Nam có được một bước ngoặc mới hay không cũng là phụ thuộc vào bàn cờ Việt-Trung lúc này.
Người ta có thể nhìn thấy sự dè dặt của Hà Nội trong cuộc đối thoại này, do Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng chịu trách nhiệm, bằng cách công an, báo chí đã đổi một thái độ khác trước sự giận dữ của người dân Việt Nam về chuyện lấn áp của Trung Quốc trên biển Đông.
Sáng 26 tháng 6.2011, Saigon chịu một áp lực kinh khủng của ngành an ninh. Một nhân viên an ninh giấu tên cho biết rằng “lệnh cấp trên là triệt để không để bất kỳ một người biểu tình nào được xuất hiện, dù là cầm cò đỏ sao vàng hay hình Hồ Chí Minh cũng vậy”.
Ngay tại Hà Nội, áp lực đó đè nặng đến mức chỉ có khoảng trên dưới 50 người đi bộ, mệt mỏi và sợ hãi và kết thúc trong khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, thậm chí cũng đã có thanh niên bị áp giải về đồn khi biểu hiện có vẻ kích động và kêu gọi người khác tham gia tuần hành.

Gửi các chú em giám sát

Nguyễn Quang Thạch

Hôm qua, 26/6, gần như là thường lệ, sau khi xong biểu tình là bố con tôi về quán cà phê Thủy Tạ uống nước và gặp gỡ vài người bạn. Khi ra khỏi quán thấy cô Hương vừa quen Chủ Nhật trước kia (12/6) đang giữ mũ của con trai ngồi bên kia đường với 2 em một nam và một nữ. Nghe cô Hương bảo “2 em này từ nãy đến giờ cứ hỏi thông tin về Thạch”. Tôi bảo, “nếu các em muốn tìm hiểu anh thì cứ lên Chi bộ 18, Cục ngoại giao đoàn, Bộ ngoại giao để điều tra nhé”. Lúc đấy đã hơn 11h, cô Hương và bố con tôi đi ăn trưa.

TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT - BẢN DỊCH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG ĐỨC


BẢN TUYÊN CÁO   VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC LIÊN TỤC CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG CHỦ QUYỀN VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

Vì sao tôi dùng từ điều trần ở tựa bài Bản điều trần cứu nước?

Tống Văn Công
Trước hết tôi xin cám ơn các anh Ban Biên tập Diễn Đàn đã giới thiệu bài viết của tôi, đặt biệt còn có sự góp ý: “Chữ điều trần không chính xác lắm, vì tác giả không chỉ viết và gửi lên các nhà lãnh đạo, mà công bố nó – gửi đến toàn dân. Những lập luận đi vào nhiều vấn đề cốt lõi của bế tắc chính trị hiện nay”.

TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT - BẢN DỊCH TIẾNG NGA



GS.TS Nguyễn Đông Yên (phải) tham gia biểu tình phản đối TQ gây hấn trên Biển  Đông, xâm phạm chủ quyền VN

Hà Sĩ Phu – Tổ Quốc là trên hết

Tự thuật của Hà Sĩ Phu về một cuộc tọa đàm cùng Sứ quán Hoa Kỳ
Đã ba năm nay, mỗi năm Sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ đều có nhã ý đến thăm tôi một lần. Trừ năm 2010 cuộc thăm không thực hiện được vì phía Việt Nam không đồng ý, hai năm 2009 và 2011 tuy có đến thăm nhưng sau đó cũng có tín hiệu dị nghị không vui đến với tôi. Đại loại như: không biết tại sao Phó đại sứ Mỹ lại đến thăm, hay là để cho tiền? (!) (cuối năm 2009 tổ dân phố mời tôi ra kiểm điểm cuối năm vì tôi đã làm cho gia đình không đạt tiêu chuẩn Văn hoá, ảnh hưởng đến thành tích khu phố). Lại có tin nói đến tai tôi rằng cuộc gặp tháng 3 năm 2011 đã được ghi âm lén và băng ghi âm được niêm phong chuyển ra Trung ương! Chà, to chuyện quá, toàn chuyện nực cười.
 

 Từ trái sang phải: Đặng Thanh Biên – Phó đại sứ V. E. Palmer – Hà Sĩ Phu- TLS Lê Thành Ân
(Ảnh chụp lúc 14 giờ ngày 10-3-2011)

TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT - 宣 告 - BẢN DỊCH TIẾNG TRUNG QUỐC



關於中國當局連續啓動肇釁行爲,嚴重侵犯越南在東海的主權和領土完整的
宣告

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Chân dài 'hàng hiệu' xứ bạch dương

Elena Melnik sinh năm 1986 tại Nga, cô gia nhập làng thời trang cách đây 6 năm và hiện đang đầu quân cho Silent models của Paris.
Sở dĩ gọi Elena là chân dài hàng hiệu vì cô có gương mặt sang trọng được rất nhiều thương hiệu lớn tìm kiếm. Ngay show diễn mở màn trong cuộc đời làm mẫu của Elena cũng là với hãng Calvin Klein lừng danh. Sau hơn 6 năm hoạt động trong nghề, mật độ xuất hiện không dày đặc trên các chùm ảnh quảng cáo cũng như tạp chí, nhưng mỗi lần xuất hiện của người đẹp mắt xanh này là một lần hẹn hò với những tên tuổi lớn như Louis Vuitton, Balmain, Diane von Furstenberg, Marchesa, MaxMara, Rodarte, Trovata..

Cô gái có đôi mắt đầy ma lực này cũng từng rất thành công trong vai trò là người mẫu đại diện cho hãng mỹ phẩm Givenchy, nước hoa Vera Wang, Boucheron. Hiện do tính chất công việc nên cô thường xuyên đi lại giữa Paris và New York nhưng Elena cho biết quê hương Ekaterinburg vẫn là mảnh đất đẹp nhất mà cô luôn muốn tìm về mỗi khi có thời gian rảnh rỗi.

Mỹ nhân 'Transformers' đẹp cuốn hút

Trở thành người thay thế Megan Fox trong phần 3 của loạt phim 'Transformers', Rosie Huntington-Whiteley đã không phụ sự tin tưởng của đạo diễn Michael Bay. Trong hàng loạt các buổi công chiếu 'Transformers: Dark of the Moon', người đẹp khiến khán giả trầm trồ bởi vẻ đẹp cuốn hút và sang trọng.


Nhìn Rosie tỏa sáng trên thảm đỏ, cái tên Megan Fox trở nên lu mờ trong tâm trí của những fan phim Transformers.

KÊU GỌI ĐỒNG KHỞI XUỐNG ĐƯỜNG TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC TRÊN TOÀN QUỐC NGÀY 03/07/2011

 KÊU GỌI ĐỒNG KHỞI XUỐNG ĐƯỜNG TUẦN HÀNH ÔN HÒA
PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC TRÊN TOÀN QUỐC NGÀY 03/07/2011

Kính thưa đồng bào yêu nước!

Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, giặc Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1974 chúng chiếm Hòang Sa, năm 1979 xua quân đánh 6 tỉnh biên giới phía Bắc, tiếp sức cho bọn diệt chủng Pôn Pốt đánh vào các tỉnh Tây Nam Việt Nam, năm 1988 đánh chiếm đảo Đá chữ thập và bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chúng ta có chấp nhận được không?

TUYÊN CÁO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--- o0o ---
TUYÊN CÁO
VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC LIÊN TỤC CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN, XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG CHỦ QUYỀN VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

Từ biển Giao Chỉ đến “đường lưỡi bò”

LTS: Bao năm qua, một luồng quan điểm lớn ở Trung Quốc đã cố tình gây ra sự hiểu nhầm khi lợi dụng tên gọi biển Nam Trung Hoa (do người phương Tây gọi) để phán rằng biển của Trung Quốc bao chiếm gần như toàn bộ biển Đông.
Thế nhưng sự thật khoa học cho thấy danh xưng biển Nam Trung Hoa (chỉ biển Đông) mà Trung Quốc lợi dụng để gây ra sự hiểu nhầm ấy chưa thấy xuất hiện ở những bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ từ hàng trăm năm trước.

Bản điều trần cứu nước

Tống Văn Công
imageKính gửi Đồng bào kính yêu và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm 17 tuổi tôi thoát ly gia đình làm nhân viên Ty Giáo dục kháng chiến tỉnh Bến Tre, 19 tuổi vào bộ đôi Cụ Hồ, có tên Vệ quốc đoàn, nghĩa là đoàn giữ nước. Trên con đường ấy, tôi trở thành đảng viên cộng sản, “không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” (Hồ Chí Minh). Tư tưởng “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” đã củng cố niềm tin cho tôi suốt đời. Mang niềm tin ấy, tôi đã xem mọi sai lầm của Đảng, chỉ là do ấu trĩ, rồi sẽ vượt qua trên bước trưởng thành.
Năm 2009, trong tâm trạng vô cùng bức xúc, tôi viết bài “Đổi mới Đảng, tránh nguy cơ sụp đổ”, nhấn mạnh hai hiểm họa trước Tổ quốc: giặc ngoại xâm và giặc nội xâm. Từ đó cho đến Đại hội 11, rất nhiều cán bộ đảng viên, có cả nguyên ủy viên Bộ Chính trị, rất đông đảo trí thức trong và ngoài nước góp nhiều ý kiến sâu sắc để đổi mới toàn diện, đổi mới chính trị tương ứng với đổi mới kinh tế, đổi mới kinh tế không bị kiềm hãm bởi ý thức hệ. Tiếc thay, Đại Hội 11 không tiếp thu xác đáng. Những người góp ý trung thực, thẳng thắn, bị nghi ngờ là có dụng ý xấu, thậm chí là phản động, chống đường lối của Đảng.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Một thiên đường của chúng ta đã mất

(Năm 2007, còn làm ở báo Pháp Luật TP HCM. Bài này viết nhưng Ban Biên tập không đăng).

“Sáng đó (19.1.1974), chúng tôi dậy tập thể dục. Mặt trời lên rất đẹp. Bất ngờ một người nhìn thấy ngoài khơi có rất nhiều tàu bao vây quanh đảo. Mọi người vội vàng chạy vào lấy ống nhòm ra nhìn và biết đó là tàu của Trung Quốc” – ông Tạ Hồng Tân, một trong những người Việt Nam cuối cùng rời khỏi Hoàng Sa nhớ lại như vậy.

TQ cô đơn, VN đơn cử trận Hoàng Sa 1974

 Hội thảo An Ninh Biển Ðông (kỳ chót)

Hà Giang/Người Việt

WASHINGTON (NV) - Dù đã kết thúc từ đầu tuần, âm vang của cuộc hội thảo có tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” vẫn còn rất rõ trong tâm trí cả những diễn giả lẫn cử tọa của buổi họp - căn cứ trên số lượng các bài báo, tường trình, phỏng vấn, chương trình phát thanh, những khúc phim ngắn, và các bài bình luận hiện vẫn còn đang xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng.
 Tiến sĩ Ðặng Ðình Quý, giám đốc Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội chất vấn Giáo sư Su Hao trong phần hỏi đáp của buổi hội thảo “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn ngày 20 tháng Sáu, 2011. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các bản đồ cổ

Để tìm hiểu bờ biển, Biển Đông, và hải đảo Việt Nam, chúng tôi đã thu thập được một số bản đồ và tư liệu văn bản sau đây.
I. Theo tài liệu của các chúa Nguyễn
Trong sách Hồng Đức bản đồ có 3 bản đồ liên quan đến bờ biển, Biển Đông và hải đảo:
1. An Nam quốc vẽ toàn thể lãnh thổ Đại Việt về thời Hồng Đức - 1490.
2. Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư gồm nhiều bản đồ, trong có những bản đồ vẽ đường lối đi từ Thăng Long đến nước Chiêm Thành.
3. Bình Nam đồ do Đoan quận công Bùi Thế Đạt vẽ đường lối đi từ Chiêm Thành đến biên giới Cao Miên (1).

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

BÁO CHÍ NHẬT BẢN ĐƯA TIN VỀ CUỘC BIỂU TÌNH TẠI TOKYO


BÁO CHÍ NHẬT BẢN ĐƯA TIN VỀ CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC TẠI TOKYO NGÀY HÔM NAY

Bản tin của NHK:

在日ベトナム人 中国に抗議デモ

6月25日 18時3分 
 
南シナ海の島々の領有権を巡ってベトナムと中国との対立が深まるなか、25日、都内で、日本に住むベトナム人たちが「中国はベトナムの船の操業を不当に妨害している」などと訴えながら中国に抗議するデモを行いました。

Bà Rịa Vũng Tàu ơi !

La Qua, Quảng Nam (danlambao) - Tôi đang cảm xúc trào dâng, trái tim như quặn thắt lại và nước mắt ứa ra !!!

Trên các diễn đàn tự do lâu nay ít thấy bóng dáng Người Bà Rịa Vũng Tàu(?). Hóa ra họ đã âm thầm chuẩn bị và ngay trong thời điểm "Tổ Quốc Đang Cơn Dầu Sôi Lửa Bỏng".

Du học sinh Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc tại Nhật Bản 24.6.2011


PARIS RỢP TRỜI CỜ ĐỎ BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC


Bản tin của nico.vnweblogs.com

Dưới tháp Effeil hôm nay, cờ đỏ sao vàng chiếm lĩnh quảng trường Trocadéro. Sôi động tiếng hô khẩu hiệu: «Việt Nam - hòa bình! Trung Quốc – hãy để chúng tôi yên! » bằng ba tiếng Việt-Anh-Pháp thu hút sự chú ý của khách thế giới đang mùa du lịch.

«Phản đối trong ôn hòa, tránh mọi kích động, để thế giới nhìn vào sự đúng mực của dân tộc Việt Nam», đó là thông điệp của Hội Việt kiều yêu nước cùng Hội sinh viên Việt Nam gửi qua internet kêu gọi biểu tình.

Gần 400 người Việt tại Pháp, đông đảo sinh viên và bạn bè Pháp tới từ nhiều tỉnh, được sự trợ giúp kín đáo của lực lượng an ninh Pháp, giương cao cờ, hòa giọng quốc ca!.

HÌNH ẢNH NHÂN DÂN BÀ RỊA - VŨNG TÀU BIỂU TÌNH SÁNG NAY

Nhân dân Bà Rịa xuống đường phản đối Trung Quốc

.


Những hình ảnh đầu tiên cho thấy,  nhiều biểu ngữ kêu gọi lòng yêu nước, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đã được công khai  xuất hiện giữa trung tâm thị xã.

Biểu tình và xã hội dân sự

Mai Thái Lĩnh
Những cuộc biểu tình ôn hòa diễn ra tại hai thành phố lớn nhất nước trong những tuần đầu tháng 6 vừa qua là dấu hiệu cho thấy biểu tình đang từng bước trở lại với đời sống chính trị của nước ta. Thế nhưng, chỉ cần lướt qua một loạt các ý kiến khác nhau trên báo chí – nhất là ý kiến của các quan chức – người ta thấy có những ngộ nhận khá trầm trọng về ý nghĩa của hai chữ biểu tình.
Thật ra biểu tình là gì? Là quyền của người dân hay là hoạt động của chính quyền? Biểu tình có thật sự là nguy hiểm đối với trật tự công cộng và an ninh quốc gia hay không?

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Bạn hay Thù

Ngô Nhân Dụng, Người Việt: 
Ðối với mỗi cá nhân, các nền đạo lý đều khuyên chúng ta hãy coi mọi người khác như bạn. “Tứ hải chi nội giai huynh đệ” là lời Khổng Tử nói, hoặc Chúa Giêsu dạy ngay cả những kẻ đã “tát vào một bên má” của mình cũng không nỡ ghét bỏ.
Ðó là những châm ngôn rất đáng theo. Nhưng đối với các dân tộc thì sao? Một quốc gia có thể coi “mọi người như bạn” đối với một nước khác hay không?
Trong việc bang giao, có một quy tắc đã được nhắc tới nhiều lần: Một quốc gia không có kẻ thù và cũng không có bạn; giao thiệp với các nước khác chỉ cần biết đến quyền lợi của mình mà thôi. Các quyền lợi được chia sẻ theo những bản hiệp ước, sòng phẳng giống như các hợp đồng thương mại. Người kinh doanh thương thuyết với nhau về quyền lợi, không cần phải yêu nhau người ta mới ký các hợp đồng; những ai làm trái hợp đồng sẽ bị trừng phạt. Việc bang giao nên làm như theo lối đó.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Hải quân Mỹ sẽ đóng tại Vịnh Cam Ranh?

Bay Vút: Khi lực lượng Hải quân Trung Quốc ngày càng lớn mạnh và vấn đề căng thẳng Biển Đông ngày càng leo thang, liệu tàu chiến của Mỹ, Nga hay nước nào khác sẽ quay lại đóng tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam?
 
[title]
Một cơ sở đóng tàu chiến tại Alabama, Mỹ (ABC News: Sarah Bester).

Không thể ‘chết dưới tay Trung Quốc!’

Tíến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Người Việt:
Một ngày trước ngày Father’s Day 19/6/2011, cũng là ngày cộng đồng mạng Việt Nam chọn làm ngày biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 3 liên tiếp trong mấy tuần qua, báo Tuổi Trẻ đăng bài cuối cùng của loạt phóng sự về tình trạng báo động chảy máu nguyên liệu thô từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Khai thác mủ cao su ở Việt Nam.  Mỗi năm Việt Nam xuất cảng  hàng trăm ngàn tấn mủ cao su với mức thuế bằng 0%, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc. (Hình: TTXVN)

7 nước ASEAN ra lời kêu gọi chung về Biển Đông

Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Philippines và Singapore cùng kêu gọi việc tìm ra giải pháp hòa bình và sử dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.

Sự hung hãn của TQ và thời cơ của VN

Tàu tuần duyên Trung Quốc
Trung Quốc cho hay sẽ tăng cường lực lượng hải quân, tuần duyên và các hoạt động quốc phòng trên Biển Đông.
Các diễn biến dồn dập căng thẳng về tranh chấp biển đảo trên biển Đông, các cuộc biểu dương lực lượng của họ vừa qua, không khỏi làm cho chúng ta suy nghĩ về mối quan hệ thực sự giữa người láng giềng "đồng chí" Trung Quốc với Việt Nam và đồng thời tới cơ hội của đất nước chúng ta.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Thế giới 24h: Nhộn nhịp tàu chiến ở Biển Đông

- Sau Trung Quốc, tới lượt Philippines điều tàu chiến lớn nhất ra Biển Đông, Hàn Quốc bắn nhầm máy bay dân dụng chở hơn 100 người, Nhật Bản ngừng xử lý nước nhiễm xạ... là những tin chính, hấp dẫn nhất trong 24 giờ qua trên thế giới.

Biểu tình lần 3: bẻ gãy cánh tay xâm lược nối dài của thiên triều Đại Hán!

 Hồ học -Trần Trung Luận

Những trí thức tiến bộ, những sinh viên thanh niên dấn thân, những người yêu nước đã là nòng cốt cho các cuộc biểu tình trước đây và tất cả… chúng ta bước tiếp những bước nữa vào lịch sử!… lịch sử dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc.
Cuộc biểu tình lần 3 với sự nhân thức đầy đủ, với những khẩu hiệu mạnh mẽ sẽ bẻ gẫy cánh tay xâm lược được nối dài của thiên triều Đại Hán.
Hỡi những người con yêu quý của Tổ Quốc, đã đến lúc phải đứng lên thể hiện lòng yêu nước của mình.
Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra trong các ngày chủ nhật vừa qua tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn, đã là một sự kiện lớn rung chuyển cả “hệ thống chính trị”. Cùng với những sự kiện lớn khác xẩy ra trong những tháng đầu năm nay như: cuộc bố ráp những người tới tham dự phiên xử sơ thẩm TS Cù Huy Hà Vũ, vụ đàn áp  người thiểu số H’Mông ở  Mường Nhé đòi tự do tôn giáo… đang đặt giới lãnh đạo chóp bu Hà Nội phải đối diện với một tình huống chính trị  phức tạp và cực kỳ nguy hiểm…

“Sự kiên định của chúng ta chính là cứu một tương lai tiêu cực của Trung Quốc”

Trong lúc cả nước hướng về Biển Đông bao la của Tổ quốc, cùng nhau đóng góp sức lực, trí tuệ để bảo vệ chủ quyền dân tộc, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt xung quanh vấn đề nóng bỏng này…

Bối cảnh biển Đông từ thời điểm này

Tàu Haixun 31 của TQ
Tàu tuần duyên của Trung Quốc chuẩn bị đi qua khu vực tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa vào ngày 23 tháng Sáu.
Theo dõi tình hình biển Đông, nhiều người dễ bị cuốn theo các sự kiện như Đài Loan, Philippines, Mỹ, Trung Quốc đưa hạm đội tới vùng tranh chấp hoặc tổ chức tập trận phòng vệ, cũng như sẽ tiếp tục có những diễn đàn ngoại giao bàn về những nguyên tắc ứng xử, những định hướng giữ hoà bình ổn định vùng biển trọng yếu này.

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Thư gửi những bạn trẻ xuống đường phản đối xâm lược

Nguồn: Ba Sàm

Đỗ Trung Quân

Tôi luôn được an ninh nhắc nhở hãy khuyên can các bạn đừng xuống đường.

Câu trả lời của tôi là “Không thể !
Làm sao tôi với tư cách một người lớn tuổi hơn lại làm điều ấy khi các bạn bày tỏ lòng yêu nước của mình ôn hòa, không bạo lực không manh động. Cản trở các bạn, vậy tôi là ai ?

Khi viết huyết thư cùng hàng ngàn người khác đòi ra mặt trận đánh bọn PolPot tràn sang giết đồng bào mình năm 1978, tôi cũng trạc bằng tuổi các bạn bây giờ. Nay thì trước họa nghìn đời: Trung Nam Hải bá quyền gây hấn đe dọa chủ quyền đất nước. Các bạn cũng thế thôi.

Đọc để biết Cù Huy Hà Vũ là ai

Chủ tịch Lê Đức Anh tặng quà cho TS Cù Huy Hà Vũ
NTT: Những ngày tình hình biển Đông căng thẳng bởi Trung Quốc, tôi đọc lại lá thư của Ts. Cù Huy Hà Vũ gửi Đại tướng Lê Đức Anh – cựu Chủ tịch nước – cuối năm 2007. Một lá thư đầy trí tuệ và đầy tâm huyết với đất nước mình. Có ai dùng lá thư này để chống lại CHHV được không? Tôi nghĩ: Không, vạn lần không. À, có chứ, bọn TQ dã tâm bành trướng sẽ chống lại lá thư này – chống lại CHHV - vì họ bị vạch mặt chỉ tên. Và ai nữa? Những ai ủng hộ TQ xâm chiếm Việt Nam sẽ hận thù lá thư của CHHV.
Tôi là một người Việt Nam, tôi đọc, và cảm động đến rơi lệ, vì tôi đã không nghĩ được sâu sắc như anh đã nghĩ trong lá thư cách đây 3 năm trước. Xin đăng lại để thay lời cám ơn anh, và cầu mong anh sớm được trở về tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cùng nhân dân mình:

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Lợi nhuận và lòng yêu nước

Đăng bởi bauxitevn on 17/06/2011
Nguyễn Lê Hiểu Mai
clip_image001  
Hoàng đế Quang Trung
 
Việc đa phương hóa quan hệ đi liền với cơ chế thị trường không chỉ đưa dân tộc đến trước ngưỡng cửa của sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, mà còn tạo điều kiện cho người dân đứng trước nhiều cơ hội để làm giàu. Lợi nhuận là hai chữ đi liền, thậm chí nhiều khi còn là linh hồn của cơ chế thị trường. Trong xã hội Việt Nam, có lẽ chưa bao giờ hai chữ “lợi nhuận” lại trở nên thống thiết và đáng yêu như thời điểm này.
Khi một vấn đề được cực đoan hóa, thì cái mệnh đề đối lập với nó nếu ra đời cũng trở nên cực đoan, hoặc trong người khởi xướng, hoặc trong người tiếp nhận, đó là hiện tượng “đi từ cực đoan này đến cực đoan khác”, hay lấy một cực đoan chống lại một cực đoan. Sự ham hố lợi nhuận, không chỉ là tác động của cơ chế thị trường, mà một mặt, đấy là tác động của sự kìm nén những ham muốn trong giai đoạn trước đó.
Cơ chế mới tác động một cách sâu sắc đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó, rất mạnh mẽ đến một vấn đề hết sức quan trọng, vấn đề bảo đảm một phần rất lớn khả năng tồn tại của một xã hội: vấn đề đạo đức, theo một nội hàm rất rộng, trong đó có trách nhiệm trước đất nước, trước lịch sử.

BỨC TRANH HƠI BỊ... ĐỘC


Mai Thanh Hải Blog - Phần chú thích xin dành cho bạn đọc. Chỉ xin lưu ý, tuần tới đây, Dàn khoan khổng lồ 981 (CNOOC 981) của Trung Quốc sẽ được kéo ra Biển Đông để khoan thăm dò và đi kèm theo đó là lực lượng bảo vệ hùng hậu, không chỉ Hải quân, không quân mà có cả những tàu đánh cá, Hải tuần, Hải giám... Liệu, chủ quyền lãnh thổ trên biển của ta sẽ ra sao?.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

CƯỜI CHÚT CHƠI

/



Ảnh nhặt nhạnh trên mạng.
beo BLOG 

TÀI LIỆU TUYỆT MẬT CỦA KGB CHO THẤY: LENIN LÀ NGƯỜI GỐC DO THÁI

http://phamvietdao2.blogspot.com/


Một trong những tài liệu xếp hạng tuyệt mật của KGB về Vladimir Ilici Lenin: Người sáng lập ra nhà nước Liên Xô, Lenin là người mang dòng máu Do Thái được truyền từ đời ông của mẹ Lenin…

Đào Tuấn - Trả giá

Đào Tuấn
Năm 2009, khi đòi “quật” Bể than Sông Hồng, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã tung ra dư luận dự báo Việt Nam sẽ thiếu than trầm trọng, và sẽ phải nhập than, và nhập ngay từ năm 2013, và nhập đến cả trăm triệu tấn trong tương lai không quá 10 năm. Bấy giờ, dư luận sốc nặng. Một quốc gia mà số lượng mỏ than, thể hiện bằng những chấm vuông màu đen chi chit trên bản đồ khoáng sản, một quốc gia “rừng vàng biển bạc” mà trữ lượng than lên tới 220 tỷ tấn cuối cùng đã “mút đến những ngón tay cuối cùng”. Và bây giờ, khi TKV hân hoan thông báo những tấn than đầu tiên cập cảng (Vâng, chính xác là TKV đã hân hoan. Còn tại sao lại hân hoan thì cứ nhìn sang EVN, nhìn vào những số liệu xủng xoảng bị chi phối bởi “dã tâm thành tích” thì biết), sự trả giá hoá ra đã đến sớm hơn rất nhiều so với lời đe doạ của TKV.

Lãng - Chiến lược nào cho Việt Nam? Chúng ta không còn thời gian nữa

Đến thời điểm này, nhận định của anh Lãng có vẻ đã xác đúng tới 99%. Sự hung hăng gần đây của Trung Quốc ở các vùng biển thuộc phạm vi lãnh hải 200 hải lý của Việt Nam và Phillipin chỉ là một màn hỏa mù che dấu cho ý đồ thực sự: Đưa giàn khoan khổng lồ vào khai thác tại vùng nước tranh chấp ở vùng biển Trường Sa. Vấn đề với các nước có liên quan: Họ sẽ phải cản bước Trung Quốc lại bằng cách nào?
Thực tế cho thấy, với bản chất lật lọng và tráo trở, người Trung Quốc coi mọi thỏa thuận mà họ từng ký chỉ là nắm rác. Trung Quốc chỉ tôn trọng đối phương, khi đối phương đủ mạnh, đủ quan hệ đồng minh để đối chọi lại sức mạnh đang không ngừng gia tăng của cái đất nước hiếu chiến ấy. Quá ngây thơ cho bất cứ ai, tin vào chữ tín hay sự thật lòng của Trung Quốc.

Hội thảo về an ninh Biển Đông

2011-06-15
Hội thảo về an ninh hàng hải ở Biển Đông sẽ diễn ra từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 6 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.

AFP GRAPHIC.
Bản đồ khu vực tranh chấp trên biển Đông. AFP GRAPHIC.
Cuộc hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề Chiến lược và Quốc tế của Hoa Kỳ, gọi là CSIS, tổ chức.

Trong cuộc Hội thảo sẽ có khoảng 20 báo cáo viên trình bày tham luận, tập trung vào 4 vấn đề chính: cập nhật tình hình gần đây của khu vực Biển Đông, đánh giá lợi ích và vị trí của các bên tại khu vực này, cũng như hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế về an ninh hàng hải hiện nay liên quan đến khu vực Biển Đông.
Cuối cùng là đưa ra những chính sách nhằm tăng cường an ninh trong khu vực này.
Tham dự cuộc Hội thảo này, dự kiến sẽ có nhiều quan chức cao cấp, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia nghiên cứu, nhà báo của Mỹ và nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

CÔNG HÀM CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG VÀ QUAN HỆ VIỆT - TRUNG


CÓ PHẢI BỨC CÔNG HÀM CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG 
LÀ LÁ BÀI TẨY TRONG TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT-TRUNG?

Đinh Kim Phúc
 
clip_image004

Tướng Việt Nam phân tích tình hình biển Đông

(GDVN) – “Những hành động gây hấn của tàu Trung Quốc vừa qua đã gây bức xúc cho nhiều anh em tướng lĩnh cấp cao, từng lãnh đạo, tham gia chiến đấu”, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương mở đầu câu chuyện về Biển Đông. 

NẾU TRUNG QUỐC BỊ PHƯƠNG TÂY CẤM VẬN LẦN NỮA?


Việt Nam và ASEAN quyết tâm cắt lưỡi bò Bắc Kinh
Nếu Trung Quốc bị phương Tây cấm vận lần nữa

Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc bị một số nước phương Tây chủ yếu cấm vận về nhiều mặt. Sau một thời gian, hầu hết mọi cấm vận đã được xoá bỏ. Nay, nếu bị cấm vận lần nữa, Trung Quốc sẽ ra sao?

BÀI CỰC HAY: "ĐỪNG NGỘ NHẬN VIỆT NAM LÀ ĐỒNG CHÍ CỦA TRUNG QUỐC!"


VNN - "Công khai thông tin, tuyên truyền thống nhất, sâu rộng, bày tỏ thái độ rõ ràng để tạo sự đồng thuận trong nhân dân là một nhân tố cốt tử để bảo vệ Tổ quốc. Dân phải tin là nhà nước có đủ bản lĩnh, kinh nghiệm và quan hệ quốc tế để bảo vệ giữ gìn chủ quyền đất nước". Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Trọng Ngũ, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội nói về tình hình Biển Đông.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Thách thức Biển Đông và "chiếc nỏ thần" Việt Nam

TS Vũ Minh Khương (ĐHQG Singapore)
imageDân tộc Việt Nam có một vũ khí chiến lược vô song chỉ được dùng đến khi không còn phương cách nào khác. Vũ khí đó có khả năng làm kinh ngạc đối phương và thế giới bằng những nỗ lực phi thường mà trước đó không ai có thể hình dung được.
Những biến động dồn dập gần đây ở Biển Đông với hành động phi đạo lý của Trung Quốc trong xâm phạm chủ quyền của Việt Nam chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm khổng lồ chứa đựng không chỉ tham vọng vô đáy của Trung Quốc trong vùng biển xung yếu này mà cả sự đánh giá rất thấp (nếu không nói là coi thường) khả năng ứng xử chiến lược của nhà nước và sức trỗi dậy của dân tộc Việt Nam.
Đây là một nước cờ sâu và táo bạo. Có lẽ những người đi nước cờ này đã trù tính kỹ tới ba phản ứng sau đây của Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam sẽ không tiếc tiền, vội vã mua sắm vũ khí, tăng cường phòng thủ. Điều này sẽ làm ngân sách quốc gia kiệt quệ, kinh tế vĩ mô chao đảo, kinh tế suy yếu.

Vua Gia Long 3 lần phái quân ra Hoàng Sa

 - Trong 18 năm trị vị đất nước (1802 – 1820), dù có nhiều công việc phải làm để củng cố vương triều mà khó khăn lắm mới gây dựng được, nhưng vua Gia Long cũng không quên việc phái quân ra biển đảo để khẳng định chủ quyền của vương triều đối với các đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa.
TIN LIÊN QUAN

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

GÓC NHÌN CỦA BLOG LÃNG VỀ SỰ VIỆC TRÊN BIỂN ĐÔNG

Tàu Ngư chính Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam
Mai Thanh Hải Blog - "Hỡi các bạn! Đây chính là lúc ai có trí dùng trí, có mưu dùng mưu, không có trí, mưu thì dùng chân, tay, chân giữa…. Chúng ta quyết không để mất vùng biển này vào tay Tàu Khựa thêm một mẩu nào nữa" - Những lời này được đăng trên Blog Lãng với một cách tiếp cận vấn đề rất khác và cung cấp thêm nhiều thông tin về sự việc Trung Quốc liên tiếp gây hấn trên Biển Đông. Cách viết, hành văn và xử lý câu chữ - lời nói cũng không giống với những bài phân tích - bình luận "đao to búa lớn" thường gặp và toát lên vẻ gần gũi, chân thực, bình dân dễ được tiếp nhận.
Xin giới thiệu bài viết và cũng nói rõ: Tình yêu nước, lòng tự tôn dân tộc đang cháy lên trong mọi người Việt và mỗi người, đều góp 1 tiếng nói - cách nói khác nhau... Những ý kiến - thông tin trong bài viết là của riêng tác giả và Mai Thanh Hải Blog rất tôn trọng điều đó.

Bên Bờ Cuộc Chiến

Tháng Sáu 14, 2011
Trần Khải, Việt Báo: Không ai mong chờ một cuộc chiến ở Biển Đông, đặc biệt là về một cuộc chiến cực kỳ hung hiểm nếu bùng nổ ra giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng nếu VN cứ bị xử ép liên tục, nếu bị lấn biển liên tục, chắc chắn sẽ tới một lúc, sẽ có một mồi lửa phựt lên từ  một nơi nàò đó, có thể là do Trung Quốc cố ý dàn cảnh để vu vạ, hay là khi Việt Nam bị ép tới chỗ không thể lui được.
Có thể thấy tầm nghiêm trọng của tình hình Biển Đông qua những vụ cắt cáp tàù Bình Minh 2, và rồi cắt cáp tàù Viking 2. Và qua nghị định về miễn nhập ngũ thời chiến đối với 8 thành phần đối tượng, do chính phủ VN đưa ra hôm 13-6-2011. Như thế, cũng có nghĩa là sửa soạn cho thời chiến.
Đặc biệt là nghiêm trọng, khi Việt Nam chính thức kêu gọi Mỹ và quốc tế can thiệp. Khi Lời kêu gọi có vẻ như trống không này đưa ra, có vẻ như đứng giữa trời mà gọi mưa hú gió, có thể cho chúng ta suy đoán là chính phủ Việt  Nam đã bí mật tiếp cận với chính phủ Mỹ, nhưng những tiếp cận bị mật đó tất nhiên là không được tiết lộ.  Bởi vì, không có ai nói khơi khơi rằng Việt Nam hoan nghênh Mỹ và các nước khác can thiệp. Khi nói như thế, nghĩa là đã phảỉ bàn tới mức độ thế nào mới can thiệp, và  can thiệp ở mức độ nào, và can thiệp với điều kiện là gì.

Việt – Mỹ sẽ luyện tập hải quân chung

Tháng Sáu 14, 2011
HÀ NỘI (NGƯỜI VIỆT, SCMP & AFP) – Hải quân của Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ luyện tập chung vào Tháng Bảy tới đây, một hành động có thể kích thích thêm căng thẳng trong chuyện tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc. 
Trên mẫu hạm USS George Washington. (Hình: AFP/Getty Images)

TRUNG QUỐC CÓ THỂ DÙNG BAO NHIÊU LÍNH ĐÁNH VIỆT NAM?..

Sĩ quan Biên phòng Trung Quốc thăm cột cờ Lũng Cú, Hà Giang
Mai Thanh Hải Blog - "Xét về tố chất, chính sách "mỗi gia đình chỉ có 1 con" trong suốt 30 năm qua, cũng biến vài thế hệ lính Trung Quốc hiện nay thành loại lính diễu binh: Trông rất béo tốt, múa võ rất đẹp, huấn luyện đi rất đều, hò hét rất to, nhưng đều là loại "con 1", công tử bột và không có khả năng chiến đấu, động chảy máu là ngất xỉu; Ngược lại, lính Việt Nam phải đi bộ đội đa phần thuộc những gia đình nghèo, đông con, độ lì và chịu khó chịu khổ cũng không kém là mấy, những thế hệ cha anh từng tham gia chiến tranh 30 năm trước. Đám lính này khi quăng vào thử lửa đích thực, càng đánh sẽ càng lỳ. Chưa kể tới tố chất người Việt hễ nghe nói đến đánh Tàu là đều sôi máu vằn mắt..." - Phân tích rất thực tế và có cơ sở trên Lãng Blog về tình huống chiến tranh Việt - Trung xảy ra trong giai đoạn hiện nay.

Bài viết nêu ý kiến riêng của tác giả và Mai Thanh Hải Blog tôn trọng điều đó.

Nhật tài trợ 41 tỷ yen ODA cho Việt Nam

Nhật Bản tiếp tục tài trợ 41 tỷ yen cho Việt Nam trong kế hoạch duy trì hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Tiến, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Đối ngoại, cho biết tin trên sau chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư đến Nhật Bản vừa qua.
Thông tin từ Bộ này cho biết vào chiều hôm nay (14/6)  công hàm trao đổi khoản tín dụng ưu đãi đợt một, tài khóa 2011 của chính phủ Nhật dành cho Việt Nam, với tổng giá trị khoảng 41 tỷ yen sẽ được ký kết.
Khoản tiền trên sẽ được sử dụng cho các dự án giao thông trọng yếu của Việt Nam.
Được biết, sau khi thảm họa sóng thần xảy ra, Nhật Bản đã có kế hoạch cắt giảm hơn 50 tỷ yen ODA để tái thiết đất nước. Tuy nhiên, nước này không thay đối chính sách ODA đối với Việt Nam.

http://www.rfa.org/

Campuchia trục xuất 186 người Trung Quốc

2011-06-13
Cảnh sát Campuchia đã phá đường dây tống tiền qua mạng Internet của người Trung Quốc và bắt giữ hơn một trăm người trong đó có một phụ nữ Việt Nam liên quan đến đường dây tống tiền nạn nhân ở nước ngoài.
AFP PHOTO
Những công dân Trung Quốc bị cảnh sát Campuchia bắt giữ vì bị cáo buộc tống tiền từ nạn nhân ở nước ngoài sử dụng dịch vụ điện thoại Internet tại Phnom Penh ngày 09 tháng 06 năm 2011.
Sau khi tạm giữ hai ngày, Campuchia quyết định trục xuất băng nhóm này trở về nước. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình.

Bức ảnh 12/06/2011

Phan Nguyên - Tôi Phan Nguyên, là người bị bắt (các bạn có thể nhìn thấy tôi trong bức ảnh nóng nhất ngày 12/06/2011) trông như một con vật giữa thế kỷ 21 này. Vào buổi sáng 12/06 tôi cùng đoàn biểu bình tuần hành qua nha thờ Đức Bà, bên phía công viên đối diện hình như xẩy ra vụ "bắt bớ". Đoàn biểu tình chia làm hai hướng, một hướng về dinh Độc Lập, một hướng vể đường Lê Duẩn, chúng tôi bị kẹt giữa đường, ngay bùng binh nhà thờ Đức Bà.

Manila đổi tên biển Hoa Nam thành « Biển Tây Philippines »

Thanh Hà
Lính tuần duyên Philippines tham gia diễu binh nhân ngày lễ Quốc khánh 12/6/2011.
Lính tuần duyên Philippines tham gia diễu binh nhân ngày lễ Quốc khánh 12/6/2011. Reuters

Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc'

“Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi chúng ta đứng vững thì họ không làm gì được”, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nhận xét.

Một bước chuyển thật chăng?

(Suy nghĩ nhân một bài mới đăng trên báo Đảng)

Hà Sĩ Phu

Biển Đông cuộn sóng, quân xâm lăng truyền kiếp lại đang táo tợn, dồn dập, thách thức sự tồn vong của đất nước và thách thức nhân phẩm mỗi người Việt Nam chúng ta.
Trong không khí vừa sục sôi sục căm giận vừa lo âu của dân chúng, bài báo Những bước đi có tính toán…, (ký tên Tấn Vũ) xuất hiện trên Báo điện tử của ĐCSVN có thể xem là một bước ngoặt rất mới, rất có ý nghĩa trong quan điểm và thái độ của Đảng đối với sự xâm lấn của Trung Quốc và với toàn bộ mối quan hệ Việt-Trung.

NẾU (xin được nhấn mạnh chữ nếu) những lời này là nhận thức và quyết tâm thật sự của Đảng để biến thành hành động trong thời gian tới thì biết đâu đây chẳng là một tín hiệu đáng mừng về một sự chuyển đổi, cho thấy khả năng hồi sinh hiếm thấy của Đảng trong cuộc hồi sinh của Dân tộc, sẽ kết lại thành dinh lũy phòng thủ kiên cường khi Dân tộc đã đứng bên bờ vực.
Tại sao việc nói đúng sự thật và có dũng khí của một bài báo thôi lại đáng quan tâm đặc biệt như thế? Vì đó là báo Đảng, một Đảng mà cách xử sự trước họa xâm lăng từ phương Bắc lâu nay cứ mềm yếu triền miên, bưng bít sự thật, tôn kẻ xâm lăng làm láng giềng tốt, đồng thời đã có những bằng chứng về sự không song hành, không đồng bộ giữa lợi ích của Đảng và lợi ích Dân tộc. Tình hình đã đến nước khẩn trương như hiện nay thì thiết tưởng không gì tốt hơn là phải nói thẳng, nói thật với nhau mong góp phần làm sáng tỏ nhận thức chung trước những thời cơ và hiểm họa của đất nước.

“Chỉ sợ lòng dân không theo”

Lê Hữu Minh Tuấn
Là một sinh viên tại Đà Nẵng, chưa có cơ hội để tham gia vào hai cuộc biểu tình chống sự bành trướng trên biển của bọn bá quyền Bắc Kinh, nhưng thông qua những thông tin, hình ảnh trên boxitvn, các trang mạng trong và ngoài nước em cảm nhận được nhiều sức nóng.
Có thể nói, Trung Quốc với hai vụ việc (một cắt cáp biển của tàu Bình Minh 2, một áp sát tàu Viking II) đã là một bước đi lộ rõ mưu đồ.
Dân đã thấy, người nào cũng thấy, nhưng liệu họ có bịt tai, bịt mồm lại trước sự việc đó không?
Qua những luồng tin, thời gian qua, em cảm giác như là “Đảng và nhà nước ta đang tìm cách độc quyền lòng yêu nước” khi tìm cách hạn chế (5/6) đến ngăn cản (12/6 – TP HCM) lòng yêu nước. Những hành động đó được báo trước từ sau khi cuộc biểu tình thứ nhất, khi Tướng Nguyễn Chí Vịnh cảnh báo "Người dân phải tin rằng Nhà nước sẽ có giải pháp, có đủ trách nhiệm để vừa giữ chủ quyền lãnh thổ, vừa duy trì hòa khí và quan hệ với Trung Quốc".

Viết thay TTXVN bản tin: Lại biểu tình chống Trung Quốc xâm lược!

Tống Văn Công

Trong bài “Trước họa xâm lăng, làm gì để Chính phủ và nhân dân cùng một ý chí”, tôi có phê phán bản tin của TTXVN viết về cuộc biểu tình sáng Chủ Nhật ngày 5-6-2011. Sáng nay, 13-6-2011, tôi nóng lòng tìm xem bản tin mới của TTXVN và các báo Việt Nam đưa tin về hai cuộc biểu tình ở Thủ Đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sáng 12-6-2011 với hy vọng sẽ thấy sự thay đổi tích cực. Lạ quá! TTXVN và tất cả các báo Việt Nam không có một dòng nào cho sự kiện đáng trân trọng và ghi nhớ này! Tôi nhớ có một ông thầy dạy rằng, báo chí ngoài việc thông tin kip thời còn có giá tri một biên niên sử. E rằng thế hệ mai sau đọc lại báo nước nhà sẽ lầm tưởng rằng vụ Trung Quốc gây hấn tàu Viking 2, cả Việt Nam không có cuộc biểu tình nào như lần chúng cắt cáp Bình Mình 2. Lại nhớ những ông thầy dạy các nhà báo hiện đại rằng dù có hiện đại đến đâu thì có những điều từ truyền thống vẫn không bao giờ được thay đổi: đưa sự thật một cách chính xác, công bằng và khách quan. Báo chí Việt Nam là một biệt lệ chăng khi tất cả im phăng phắc trước một sự thật không lồ có quan hệ đến tồn vong của đất nước? Vì lý do gì vậy? Vì không dám nhìn chính xác sự thật? Vì không biết ủng hộ biểu tình hay chống lại biểu tình là công bằng? Vì không thể tường thuật sự thật một cách khách quan?

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Thư “đáp lễ” quân Thanh của một lãnh binh nhà Nguyễn

Nước ta ở một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng nên trong lịch sử luôn bị các thế lực ngoại bang nhòm ngó. Trước những mưu đồ thôn tính, xâm lược, cha ông ta đã vận dụng sách lược ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên định, cương quyết, không chỉ nhằm bảo toàn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền mà còn khiến ngoại bang phải chùn bước, nể sợ.
Câu chuyện dưới đây là một minh chứng thể hiện sách lược đó.
 Năm Tân Mão (1831) đời Minh Mạng nhà Nguyễn, ở Hưng Hóa (1) có một thổ tù là Đèo Văn An, vì phạm lỗi nên đã bỏ trốn sang Vân Nam nước Thanh. Bọn quan quân ở đây nhân muốn xâm lấn lãnh thổ nước ta liền viện cớ tra xét sự việc, cứu giúp người bị oan rồi hội binh áp sát biên giới.
 Nghe tin cấp báo, viên lãnh binh Thắng trông coi việc quân ở Hưng Hóa được lệnh dẫn binh đi đối phó. Để khiêu khích, quân Thanh gửi sang một bức thư dọa nạt, lời văn ngạo mạn, hống hách. Trước sự việc đó, lãnh binh Thắng một mặt cho quân lính tích cực chuẩn bị, sẵn sàng ứng chiến, mặt khác viết thư trả lời nêu rõ tội trạng của Đèo Văn Anh. Trong bức thư trả lời của lãnh binh Thắng, đề ngày 26 tháng 7 năm Tân Mão (1831) có đoạn:

Báo chí Nhật cổ vũ hợp tác với Đông Nam Á cảnh giới Trung Quốc

(VTC News) - Mấy ngày nay, truyền thông Nhật Bản đã lên cơn sốt về thông tin “hải quân Trung Quốc hướng về Thái Bình Dương”. Cùng với việc lên án về các hoạt động huấn luyện hải quân của Trung Quốc, báo chí Nhật Bản đã kêu gọi chính phủ Nhật Bản hợp tác với Mỹ và một số nước Đông Nam Á gặp phải vấn đề tương tự cùng duy trì cảnh giới và giám sát đối với Trung Quốc.

Ba đợt “sóng” địa chính trị trên biển Đông

Hai năm qua, một cuộc tranh cãi không ồn ào đã diễn ra ở biển Đông - khu vực biển có tầm quan trọng chiến lược lớn, nơi 1/3 thương mại biển của thế giới được vận chuyển qua vùng biển này, và một số người còn cho rằng nó đang chứa dưới lòng mình những mỏ dầu và khí tự nhiên có thể khiến vùng biển này trở thành một vịnh Persic thứ hai.

Mỹ Tiếp Viện CS Hà Nội ?

Thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng gửi ông Đinh Thế Huynh

Đăng bởi bauxitevn on 13/06/2011
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP.HCM ngày 12 tháng 6 năm 2011,
Kính gửi: Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
Thưa ông,
Tôi là LÊ HIẾU ĐẰNG, nguyên là Phó Tổng thư ký Hội Sinh viên Sài Gòn nhiệm kỳ 1966-1967, nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ, là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong 20 năm (từ 1989-2009), là đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa IV và khóa V. Sở dĩ tôi giới thiệu hơi dài dòng với ông như vậy để ông thấy rằng là lá thư này gởi ông không phải là của một kẻ xấu, càng không phải là của một kẻ phản động như bộ máy tuyên truyền thường hay hô hoán, mà là của một người có đầy đủ tư cách để viết lá thư này cho ông.

Trung Quốc cắt cáp: một lần thì còn là sự cố, hai lần là hành động có hệ thống

Đăng bởi bauxitevn on 13/06/2011

Carlyle A. Thayer

09-06-2011
Hỏi:  Phản ứng của ông về việc sách nhiễu liên tục của Trung Quốc trong vấn đề này là gì, đặc biệt chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lương Quang Liệt, cam kết sẽ duy trì hòa bình trên Biển Đông tại đối thoại Shangri-La?

HÀNH ĐỘNG VÀ PHÁT NGÔN CỦA LÃNH ĐẠO VÀ CẢM HỨNG CÔNG DÂN


Nguyễn Quang Thạch trong cuộc biểu tình sáng 12.6
Nguyễn Quang Thạch

Được sinh ra sau chiến tranh và rất xa năm 1945 nhưng tôi được nghe rất nhiều những câu chuyện trong Phong trào “hũ gạo cứu đói” do Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phát động toàn dân tham gia diệt giặc đói vào năm Ất Dậu. Trong hầu hết các câu chuyện được nghe đều nhắc đến hành động mỗi tuần Bác Hồ báo cho bộ phận hậu cần cắt khẩu phần ăn để Bác nhịn ăn lấy gạo góp vào hũ gạo cứu đói.

Việt Nam không thể đặt tình hữu nghị với Trung Quốc lên trên chủ quyền quốc gia

BÀI TRẢ LỜI PV ĐANH THÉP CỦA HỌC GIẢ ĐINH KIM PHÚC


Một nhóm biểu tình chống lại hành động vi phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam của các tàu hải giám Trung Quốc, Hà Nội 12/6/2011.
Một nhóm biểu tình chống lại hành động vi phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam của các tàu hải giám Trung Quốc, Hà Nội 12/6/2011.
REUTERS/Kham
Trọng Thành
 
Ngày hôm nay, tại Hà Nội và Sài Gòn, nhiều người lại tiếp tục xuống đường biểu tình để bày tỏ thái độ chống lại các hành động xâm phạm lãnh hải Việt Nam của tàu thuyền Trung Quốc và đặc biệt là việc tàu Trung Quốc liên tục cắt dây cáp các tàu thăm dò dầu khí trong khu vực, được coi là thuộc chủ quyền của Việt Nam. RFI phỏng vấn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, một chuyên gia về Biển Đông. Ông cũng là một trong những người tham gia tích cực trong cuộc tuần hành hôm nay. Từ Sài Gòn, ông Đinh Kim Phúc cho biết ý kiến.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Đài Loan chuẩn bị triển khai vũ khí hạng nặng đến quần đảo Trường Sa

Tàu Kang Ding của Hải quân Đài Loan, một trong sáu chiếc tàu chiến do Pháp sản xuất.
Tàu Kang Ding của Hải quân Đài Loan, một trong sáu chiếc tàu chiến do Pháp sản xuất.
Nguồn: www.wikipedia.org
Thanh Hà
Một phát ngôn viên của bộ Quốc phòng Đài Loan, ông David Lo hôm nay cho biết : Đài Bắc đang hướng tới kế hoạch triển khai tàu có trang bị ngư lôi đến khu vực biển Đông, đưa xe thiết giáp đến khu vực Trường Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam.
Bộ Quốc phòng Đài Loan lo ngại lính tuần duyên đồn trú tại tại Trường Sa và Đông Sa quần đảo « chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ » và không đủ sức đối phó trong trường hợp xảy ra xung đột.

Bộ Quốc phòng Nhật: Trung Quốc hãy xử sự như nước lớn!

ASEAN PHẢI NGĂN CHẶN BIỂN ĐÔNG TRỞ THÀNH BIỂN NHÀ CỦA TRUNG QUỐC
Bộ Quốc phòng Nhật: Trung Quốc hãy xử sự như nước lớn!
(PL)- Báo Yomiuri Shimbun (Nhật) ngày 10-6 có bài bình luận với tựa đề Bắc Kinh phải biết tự kiềm chế trên vùng biển.
Bài viết nêu lại vụ tàu hải giám Trung Quốc phá cáp khảo sát của tàu dầu khí Việt Nam thuộc vùng biển Việt Nam và vụ tàu Trung Quốc dựng cột, đặt phao gần khu vực Iroquois Bank (Đá Khúc Giác thuộc đảo Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa), khu vực tranh chấp mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

HUY ĐỨC: CHẢY NƯỚC MẮT KHI THẤY DÂN MÌNH ĐƠN ĐỘC!


Huy Đức
 
Người dân ở Hà Nội và Sài Gòn đã lại xuống đường. Mặc dù mục tiêu của những cuộc tuần hành sáng 12-6-2011 vẫn là Trung Quốc, chính quyền đã cứng rắn hơn. Có lẽ, họ đã quên mất, mỗi khi đất nước có hiểm họa xâm lăng thì mục tiêu của dân chúng là những kẻ đang rập rình ngoài bờ cõi. Người dân vẫn còn nhớ, đất đai của tiền nhân thường hay bị mất mỗi khi “ở trong tường vách, da thịt tàn nhau”.

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC: TẠI SAO TA LẠI NGẠI CHỮ "BIỀU TÌNH"!


Biển Đông và lòng yêu nước của người Việt

10/06/2011 10:05 

(VTC News) - Vấn đề Biển Đông gắn với ý thức công dân về lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, đó là điều thiêng liêng và cũng là thử thách quan trọng nhất của mỗi công dân trước nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

Những Việt kiều ăn xin trên vùng Biển Hồ Tonlé Sap – Khúc ruột ngàn dặm bị bỏ quên

Trịnh Thanh Thủy


clip_image002Khái niệm của một Việt Kiều sống ở nước ngoài không phải là một tổng thể thuần nhất mà nó rất phức tạp và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Những khác biệt, địa lý, kinh tế, tài chánh, văn hoá, tình trạng hội nhập đã tạo nên nét đặc thù riêng của từng nhóm Việt Kiều của từng quốc gia, từng nơi chốn mà họ chọn định cư. Giai đoạn họ đi ra khỏi nước cũng làm nên sự khác biệt nàỵ. Thí dụ người đi khoảng thời gian trước 1975, khác với người đi sau. Người đi vào năm 1975 khác với thuyền nhân hay đường bộ và không giống những người đi theo diện HO hay đoàn tụ gia đình. Cái khác biệt nhất là tình trạng sống và mức sống kinh tế của họ.
Cũng là người Việt mà Việt Kiều ở Úc, ở Mỹ, Âu châu, Đông Âu hay Đài Loan lại hoàn toàn khác với một người Việt ở Campuchia. Ít nhất là vấn đề mức sống và như vậy khi nhìn về Việt Kiều, chúng ta cần có một cái nhìn đa diện cũng như một phong cách đối xử cho vừa công bằng vừa rõ ràng trên nhiều mặt kinh tế, xã hội, giáo dục.
Hôm nay tôi xin bàn tới những Việt kiều ở Campuchia. Dĩ nhiên những người này rất khác với những người ở phương Tây và thậm chí khác cả những người ở Đông nam Á như Hàn quốc, Đài Loan. Việt kiều ở Campuchia cũng có cái khác biệt rõ rệt giữa những người qua lâu đời từ trước năm 75 và người qua sau thời gian này. Nơi chốn định cư của họ ở đó, cũng khác như nguồn gốc của những người Việt đi từ Quảng Ninh, Mống Cái hay từ Sài Gòn hoặc miền Tây. Những người qua theo từng đợt, từng làng vì điều kiện kinh tế khác với những người phụ nữ tình nguyện hay bị bắt qua đó làm nô lệ tình dục, kể cả các em bé bị đưa sang vì tệ nạn ấu dâm.

TIN KHẨN CẤP: TÀU HẢI GIÁM TQ ĐANG BÁM TÀU BÌNH MINH 02

Tàu Hải giám Trung Quốc đang bám theo tàu Bình Minh 02

Một lần nữa, tàu Bình Minh 02 lại bị tàu Hải giám Trung Quốc bám theo khi đang làm nhiệm vụ thăm dò trong lãnh hải Việt Nam.



Tàu Hải giám Trung Quốc phá hoại tàu Bình Minh 02 trong vụ việc ngày 26/05



Cập nhật 12h10 ngày 11/06:

Theo nguồn tin riêng của Báo Năng lượng Mới:
Vào lúc 11h24 sáng nay, 11/06/2011, tàu Bình Minh 02 khi đang làm nhiệm vụ thăm dò ở tọa độ 12052’34’’ độ vĩ Bắc – 111052’34’’ độ kinh Đông, nằm trong vùng lãnh hải Việt Nam đã bị tàu Hải giám của Trung Quốc bám theo. Tàu Hải giám Trung Quốc có biểu hiện quấy rối, ngăn cản hoạt động của tàu Bình Minh 02.

Cập nhật 13h15 ngày 11/06:
Lúc 12h, tàu Hải giám Trung Quốc đã tạm thời ngừng đeo bám tàu Bình Minh 02 và đi ra khỏi khu vực hoạt động của tàu Bình Minh 02.

Petrotimes sẽ tiếp tục cập nhật đến bạn đọc thông tin về diễn biến vụ việc…


Bản tin trên Tuổi Trẻ Online:
Tin tặc nước ngoài tấn công trang web Petrotimes.vn

TT - HÀ NỘI - Trang điện tử Petrotimes.vn của báo Năng Lượng Mới đã bị tin tặc tấn công từ chối dịch vụ trong khoảng 30 phút - trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 10-6, tổng biên tập báo Năng Lượng Mới Nguyễn Như Phong cho biết như vậy. Theo ông Phong, bộ phận kỹ thuật của báo xác định hướng tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) chủ yếu từ nước ngoài.

Trước đó, khoảng 20g30-21g tối 9-6, trang Petrotimes.vn đã bị tin tặc tấn công. Vào thời điểm này, khi truy cập vào website luôn nhận được các thông báo lỗi không thể truy cập được hoặc báo không có dữ liệu. Đến ngày 10-6, trang web này vẫn còn phải chỉnh sửa nhưng không bị mất dữ liệu, cơ bản đảm bảo thông tin đến bạn đọc.

Trang điện tử Petrotimes.vn của báo Năng Lượng Mới (thuộc Hội Dầu khí VN) là nơi đăng tải bài viết, hình ảnh và clip về việc tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Viking 2 vào ngày 9-6. Những hình ảnh đăng tải trên Petrotimes.vn cho thấy tàu Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của VN và cắt cáp của tàu Viking 2, là những bằng chứng sống động về hành vi phá hoại này.

MINH QUANG

Thông tấn xã Việt Nam: vừa lùi vừa lậy

Lê Vĩnh
Biểu tình là một khái niệm rất quen thuộc ở các nước tự do dân chủ. Nhưng dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam thì chỉ có những cuộc biểu tình được nhà nước tổ chức để tung hô hay đả đảo những gì đảng CS muốn. Còn đối với người dân, biểu tình lại là một cái gì ghê gớm, ít ai dám nhắc đến, và những người dây dưa vào có thể mang họa vào thân. Bởi vậy, những cuộc biểu tình tự phát của thanh niên, sinh viên và đồng bào tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn hôm chủ nhật, 5 tháng 6 vừa qua nhằm phản đối sự xâm lược của Trung Quốc là một biến cố vô cùng lớn lao và đặc biệt, nếu không muốn nói là “một cuộc cách mạng trong thái độ của quần chúng” — như một vài nhà dân báo mô tả.
Điểm lạ là đối với nhà nước Cộng Sản Việt Nam dường như những cuộc biểu tình trên không hề xẩy ra. Hơn 700 tờ báo, hàng chục đài phát thanh, truyền hình của nhà nước im lặng như tờ về việc này. Dù rằng sự kiện hàng ngàn người xuống đường hôm 5/6 đã được ghi nhận và liên tục phát tán trên mạng internet hàng giờ hàng phút qua vô số phim ảnh, âm thanh tường thuật; cũng như được các hãng thông tấn quốc tế loan tải rộng khắp.