Sĩ quan Biên phòng Trung Quốc thăm cột cờ Lũng Cú, Hà Giang |
Bài viết nêu ý kiến riêng của tác giả và Mai Thanh Hải Blog tôn trọng điều đó.
TRUNG QUỐC CÓ THỂ DÙNG BAO NHIÊU LÍNH ĐÁNH VIỆT NAM?
Khi mối nguy về một cuộc đụng độ quân sự Việt - Trung ngày một hiện hữu, tỷ lệ thuận với sự hung hăng và dã tâm bành trướng Trung Hoa, đã đến lúc chúng ta ngồi đánh giá một cách khách quan, xem thực sự Trung Quốc có thể dùng bao nhiêu triệu lính tấn công Việt Nam, và xác suất thành công của 2 phía ở mức nào.
Dân số Trung Quốc rất đông |
Theo số liệu thống kê gần nhất, dân số Trung Quốc hiện có 1,33 tỷ người. Cơ cấu dân số đang già hóa với tốc độ ngày một cao. Số người trên 60 tuổi hiện chiếm xấp xỉ 17% dân số và ngày một tăng nhanh theo thời gian. Suất sinh do chính sách dân số ngặt nghèo suốt 3 thập niên, luôn dưới 1, và đang có xu hướng giảm. Số người dưới 17 tuổi của Trung Quốc cũng chỉ chiếm trên 16%. Dân số phân bố không đồng đều, khá thưa thớt ở lãnh thổ Tây Tạng (cũ) mà Trung Quốc xâm lược trái phép năm 1958 và vùng Nội mông cướp đọat của người Mông Cổ. Ngược lại, tập trung đông cao độ tại các trung tâm kinh tế ven biển và phía Nam.
Đứng về mặt số học mà nói, nếu tổng động viên, Trung Quốc có thể huy động không dưới 20 triệu lính. Hiện tại quân đội Trung Quốc cũng đang có số lượng đứng đầu thế giới với hơn 2 triệu lính thường trực.
Đối mặt với họ, Việt Nam có một đội quân thường trực hơn 400.000 người, cộng với một lực lượng dự bị có thể tái tổ chức trong thời gian ngắn khoảng 3 triệu người.
Một cuộc chiến tổng lực nổ ra giữa 2 bên, Việt Nam có trụ được trước biển người của Trung Quốc?.
Dân số Trung Quốc đang có xu hướng già đi |
Nhìn vào lịch sử mà nói, trong các cuộc chiến tranh giữa 2 bên, lần nào ưu thế số lượng cũng nghiêng lệch tuyệt đối về Trung Quốc. Theo sử liệu ghi nhận, thời Trần, Trung Quốc huy động 60 vạn quân xâm lược Việt Nam, đối địch lại, Hưng Đạo Vương có trong tay 20 vạn quân; Thời Minh, Trung Quốc mang sang 30 vạn quân (gồm cả các đạo quân tiếp viện đến sau), Lê Lợi vào lúc mạnh nhất có trong tay không quá 5 vạn lính; Thời nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị xua 20 vạn quân tiến chiếm Thăng Long, Nguyễn Huê mang 10 vạn tân binh mới tuyển ở Phú Xuân ra cự địch...
Nếu nhìn xa hơn nữa vào các cuộc chiến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, tương ứng với nhà Hán, Đường, Tống, Minh của Trung Quốc, tương quan quân sự trong các cuộc chiến cũng hoàn toàn giống thế. Tuy nhiên, phần thắng cuối cùng luôn thuộc về Việt Nam.
Gần như tuyệt đại bộ phận chiến cuộc, Việt Nam luôn dựa vào cuộc chiến nhân dân, dàn trải trường kỳ, phối hợp cường công chính diện khi thời cơ đến để giành phần thắng. Ngoại trừ duy nhất vị tướng tài ba lỗi lạc Quang Trung, khi tiến công thần tốc vỗ mặt, đánh tan đạo quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị trong thời gian ngắn. Nhiều chuyên gia quân sự sau này nghiên cứu đều thấy sự giống nhau đáng ngạc nhiên về triết lý điều binh giữa Nguyễn Huệ và Napoleon, với lối tiến công quyết liệt, biết sử dụng hỏa lực một cách cực kỳ hợp lý và tài điều phối quân chuẩn xác trong các diễn biến chiến tranh.
Các lực lượng ô hợp của Trung Quốc tấn công Việt Nam, 2/1979 |
Trở lại câu chuyện thực tại, sau 30 năm hòa bình, dân số Việt Nam tăng rất nhanh, gần như phủ kín mọi m2 lãnh thổ. Người Việt Nam cũng đã hòan thành chỉ tiêu... phá rừng trước thời hạn dự kiến 30 năm. Mật độ các thành phố mới tăng rất nhanh, đặc biệt là vùng Bắc Bộ (dự kiến sẽ là chiến trường chính một khi chiến tranh Việt - Trung nổ ra). Có thể nói, trong thời hiện đại ngày nay, với lãnh thổ đã được văn minh hóa nhiều của Việt Nam, không còn ưu thế để ẩn núp ngụy trang như thời chiến tranh với người Mỹ và người Pháp.
Năng lực vũ khí và khí tài quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay có chênh lệch, nhưng không có khoảng cách về thế hệ. Trung Quốc có vũ khí hạt nhân, nhưng không thể sử dụng (lý do, anh Lãng đã phân tích ở một bài viết trước, không thèm gõ lại vào đây cho mỏi tay).
Đối chiếu kinh nghiệm chiến cuộc thời 1979, Việt Nam sử dụng 20 vạn lính "ô hợp", chủ yếu là dân quân, du kích, tự vệ và một số đơn vị chính quy, đã chặn đứng và đánh quỵ đạo quân xâm lược 60 vạn của Đặng Tiểu Bình trong cuộc chiến chớp nhoáng Việt -Trung lần 1. Đây là một thành tích đáng nể, nhưng lúc đó Việt Nam đang sở hữu một thế hệ cả dân lẫn lính thiện chiến, khi kinh qua 30 năm chiến tranh ác liệt, còn Trung Quốc lúc đó chỉ có một đám lính man rợ, có thừa mà năng lực tác chiến thì gần bằng không. Hiện nay, sau một thời gian dài, lính tráng 2 bên đều không trải qua thực chiến. Cái gọi là kinh nghiệm chỉ còn là quá khứ, và chúng ta phải căn cứ vào thực tế trước mắt để ước đoán.
Sĩ quan và chiến sĩ thuộc quân đội Trung Quốc |
Một cuộc chiến tổng lực xảy ra, Miền Bắc Việt Nam sẽ rơi vào hỗn loạn. Sẽ có một cuộc "đại di tản" về phía Nam, trong lúc các lực lượng chiến đấu lo phòng giữ lãnh thổ. Việt Nam có thể vận dụng cấp thời ít nhất 20 vạn quân, trong lúc Trung Quốc, với năng lực cơ động hiện có, cũng chỉ có thể đưa tối đa 60 vạn quân vào tham chiến bước 1. Mấu chốt thành bại nằm ở chỗ Việt Nam có chặn TQ lại được ở vùng biên giới phía Bắc như năm 1979 hay không, nếu thành công, Trung Quốc sẽ sa lầy và chắc chắn thất bại.
Đây là một điều khá khó ước đoán, trong những năm vừa qua, do giàu có hơn và quản trị tốt, lính Trung Quốc được huấn luyện rất chu đáo, nhất là những thành phần thuộc các đơn vị đặc biệt. Lính Việt Nam được gọi nhập ngũ đều đặn hàng năm, nhưng chắc chắn không huấn luyện tốt như lính Trung Quốc.
Tuy nhiên, xét về tố chất, chính sách "mỗi gia đình chỉ có 1 con" trong suốt 30 năm qua, cũng biến vài thế hệ lính Trung Quốc hiện nay thành loại lính diễu binh: Trông rất béo tốt, múa võ rất đẹp, huấn luyện đi rất đều, hò hét rất to, nhưng đều là loại "con 1", công tử bột và không có khả năng chiến đấu, động chảy máu là ngất xỉu.
Hô rất to |
Ngược lại, lính Việt Nam phải đi bộ đội đa phần thuộc những gia đình nghèo, đông con, độ lì và chịu khó chịu khổ cũng không kém là mấy, những thế hệ cha anh từng tham gia chiến tranh 30 năm trước. Đám lính này khi quăng vào thử lửa đích thực, càng đánh sẽ càng lỳ. Chưa kể tới tố chất người Việt hễ nghe nói đến đánh Tàu là đều sôi máu vằn mắt.
Trung Quốc có hỏa lực vượt trội xét về số tăng, pháo, oanh tạc cơ và tên lửa đất đối đất. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế về địa lợi khi chiến đấu chỉ với mục đích phòng thủ và có kinh nghiệm chiến tranh nóng hổi hơn. Trên thực tế, chênh lệch hỏa lực hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc còn chưa bằng một phần nhỏ chênh lệch hỏa lực giữa Việt Nam và Mỹ trước đây (Mỹ từng giộng xuống Việt Nam ngót 7 triệu tấn bom, ném mãi, sau chán đành bỏ cuộc rút quân về nước).
Khi xảy ra một cuộc chiến tổng lực, Trung Quốc không thể huy động quá một lực lượng 15 triệu lính tiến đánh Việt Nam, trong đó giao chiến trực tiếp không quá 1 triệu do giới hạn chiều dài chiến trường. Trung Quốc rất dễ lâm vào nội loạn một khi số lính huy động cho chiến tranh quá lớn. Trong khi đó, Việt Nam có thể huy động không ít hơn 10 triệu lính tình nguyện khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, bởi nhắc đến đánh nhau với Tàu Khựa, mọi bất đồng về ý thức hệ, giai cấp, đẳng cấp giữa người Việt đều gần như được xóa bỏ toàn bộ.
Bộ binh Trung Quốc tấn công Việt Nam, tháng 2/1979 |
Việt Nam có lợi thế lớn vì chắc chắn sẽ nhận được nguồn viện trợ vũ khí vô điều kiện từ Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Nga ..,. (giống như Trung Quocs đang tuồn vũ khí vào Libi hiện nay cho Kadafi). Bọn này không yêu Việt Nam, nhưng rất thích thú nếu Trung Quocs sa lầy, và người Việt, thì một khi đã phải đánh nhau với Tàu thì không còn lựa chọn nào khác, phải bằng mọi giá kiếm lấy mọi nguồn hỗ trợ.
Miền Bắc Việt Nam gồm Hà Nội nhiều khả năng sẽ bị tàn phá nặng nề, chiến tranh càng kéo dài, tổn tất càng lớn. Chiến lược của Việt Nam ở phía Bắc chỉ có thể thiên về phòng thủ, kéo Trung Quocs vào trận thế sa lầy. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế rõ rệt để tấn công ở phía Nam. Đến đây "bọn chã" sẽ thắc mắc: Trung Quốc nào ở phía Nam mà đòi tấn công phía Nam?..
Quân Trung Quốc chiếm Lạng Sơn, 2/1979 |
Trung Quốc không ở phía Nam, nhưng "miếng ăn miếng uống" của nó đều từ phía Nam mà về. Eo Mallaca là một tử huyệt của Trung Quốc. Chẳng hạn, để thay thế một chiếc tàu dầu tải trọng 100 nghìn tấn chạy qua eo Mallaca, Trung Quốc phải dùng khoảng 30.000 xe téc chở dầu (mỗi xe chở được khoảng 3 tấn), chạy quãng đường gần 1.000 km qua ngả Mianma - Điều này đương nhiên là bất khả thi. Thậm chí kể cả Trung Quốc có xây xong hệ thống ống dẫn dầu qua ngả Mianma và phía Trung Á, cũng không thay thế được đường vận tải qua Mallaca. Vì nguồn dầu chính của thế giới là Trung Đông, chỉ có thể về Trung Quốc qua Ấn Độ Dương và xuyên qua Mallaca.
Trong điều kiện chiến tranh tổng lực, Việt Nam cần dồn lực lượng Không quân lui sâu về phía Nam và đánh đắm mọi tàu vận tải của Trung Quốc lưu thông qua eo biển. Xác định đâu là tàu Trung Quốc chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật, còn kiếm 1 cái cớ để đánh tàu thương mại trong chiến tranh cũng chẳng khó khăn gì, khi chúng ta liệt dầu vào "1 loại nhiên liệu quốc phòng thiết yếu". Khi đó Việt Nam sẽ bị Trung Quốc gây thiệt hại nặng phía Bắc, nhưng ngược lại, người Việt có khả năng bóp nghẹt cổ Trung Quốc ở phía Nam.
Lính Trung Quốc vượt sông, tấn công Việt Nam, tháng 2/1979 |
Trong vòng 6 tháng, cả 2 phía sẽ phải xuống thang đàm phán, kèm theo sự nghi kỵ nặng nề, mà hậu quả lâu dài Trung Quốc cũng rất khó khắc phục vì hoạt động thương mại của nó sẽ không thể bình thường trong ít nhất 20 năm. Thời gian đó đủ dài để Ấn Độ trèo lên đầu Trung Quốc và Mỹ đủ thời gian xác lập lại trật tự mới cho khu vực.
Nói chung nhìn ngược nhìn xuôi, tính kiểu gì anh cũng thấy chiến tranh tổng lực do đó không có thể xảy ra. Mặc dù vậy, anh phát rờn người khi cách đây 2 hôm, ngồi trong quán nhậu máy lạnh mát rượi gặm chân Ba ba, mấy thằng bụng bự ngồi cạnh anh gãi bụng nói văng miệng: "Tàu Khựa sợ đéo gì, nó choảng nhau là các anh đi vác súng ngay!"...
Anh Lãng thế này chẳng lẽ lại thua mấy thằng chúng nó?. Khựa mà vào, anh tham chiến ngay, anh làm công tác tổ chức hậu cần, ngoại giao, lo vận động viện trợ của bạn bè quốc tế... cho các chú yên tâm cầm súng bắn nhau. Việc lớn đã có anh lo, đèo mẹ!..
http://maithanhhaiddk.blogspot.com/