Tháng Sáu 14, 2011
Trần Khải, Việt Báo: Không ai mong chờ một cuộc chiến ở Biển Đông, đặc biệt là về một cuộc chiến cực kỳ hung hiểm nếu bùng nổ ra giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng nếu VN cứ bị xử ép liên tục, nếu bị lấn biển liên tục, chắc chắn sẽ tới một lúc, sẽ có một mồi lửa phựt lên từ một nơi nàò đó, có thể là do Trung Quốc cố ý dàn cảnh để vu vạ, hay là khi Việt Nam bị ép tới chỗ không thể lui được.Có thể thấy tầm nghiêm trọng của tình hình Biển Đông qua những vụ cắt cáp tàù Bình Minh 2, và rồi cắt cáp tàù Viking 2. Và qua nghị định về miễn nhập ngũ thời chiến đối với 8 thành phần đối tượng, do chính phủ VN đưa ra hôm 13-6-2011. Như thế, cũng có nghĩa là sửa soạn cho thời chiến.
Đặc biệt là nghiêm trọng, khi Việt Nam chính thức kêu gọi Mỹ và quốc tế can thiệp. Khi Lời kêu gọi có vẻ như trống không này đưa ra, có vẻ như đứng giữa trời mà gọi mưa hú gió, có thể cho chúng ta suy đoán là chính phủ Việt Nam đã bí mật tiếp cận với chính phủ Mỹ, nhưng những tiếp cận bị mật đó tất nhiên là không được tiết lộ. Bởi vì, không có ai nói khơi khơi rằng Việt Nam hoan nghênh Mỹ và các nước khác can thiệp. Khi nói như thế, nghĩa là đã phảỉ bàn tới mức độ thế nào mới can thiệp, và can thiệp ở mức độ nào, và can thiệp với điều kiện là gì.
Diễn biến này có thể thấy vào chiều Thứ Hai 13-6-2011, khi Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Jim Webb cho biết là ông sẽ trình một nghị quyết lên Thượng viện vào Thứ Ba để thúc giục Mỹ lến án Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, nếu Mỹ can thiệp thì cũng sẽ không ở mức độ toàn tâm toàn lực, vì kinh tế Mỹ đang còn thê thảm, ngân sách thâm thủng, nợ quốc gia tràn ngập, và 2 cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq đang là gánh nặng quân phí.
Hành động tượng trưng sẽ là một nghị quyết ở Thượng viện Mỹ. Và đặc biệt, cũng tượng trưng nữa là khi có tin hàng không mẫu hạm USS George Washington của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ vừa lên đường để tới khu vực Biển Đông.
Dù sao đi nữa, như thế cũng sẽ làm giảm nhẹ tình hình, sau khi Hải Quân Việt Nam tập trận bắn đạn thật hôm Thứ Hai ngoaì khơi Miền Trung VN, và rồi tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc hăm dọa, rằng như thế là VN khiêu khích.
Thực ra, ởÛ những mặt khác, cuộc chiến đã bùng nổ một cách thầm lặng rồi.
Trước tiên là các dân quân mạng đã tấn công Internet của nhau. Bản tin báo Thanh Niên ngày 10-6-2011 nói rằng, đã khoảng 200 website VN bị tin tặc tấn công, và :
…IP của hệ thống máy tính được sử dụng để tấn công web Bộ NN-PTNT có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Nguồn tin có thẩm quyền từ Bộ Ngoại giao hôm qua xác nhận một website của Trung tâm Biên, phiên dịch thuộc Bộ Ngoại giao bị tấn công và để lại các thông tin bằng tiếng Trung và hình ảnh cờ Trung Quốc. Đến 18 giờ ngày 9.6, website này vẫn không thể truy cập được…
Theo ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận an ninh mạng của Công ty An ninh mạng Bkav, từ khoảng 1 tuần qua đã có hàng trăm website của VN bị tấn công không rõ lý do. Tin tặc thâm nhập vào website của VN, thay đổi giao diện trang chủ và để lại các thông điệp bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh, đi kèm với đó là hình ảnh cờ Trung Quốc…
Cũng cần nhắc rằng, trước đó vài ngày, các dân quân mạng VN đã tấn công một số trang web Trung Quốc, treo cờ đỏ và viết khẩu hiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam lên một số trang web TQ.
Tuy nhiên, dưới mắt một số nhà chiến lược, thì Trung Quốc đã tấn công VN từ lâu rồi, và là tấn công đa diện.
Bài viết nhan đề Chiến Tranh Đa Diện Chống Việt Nam: đăng ngày 4-6-2011 trên blog Trang Ridiculous ghi lời của Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Việt Nam tại Trung Quốc nửa đầu thập niên 1980, cho rằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc và những hành vi gây hấn với Việt Nam thực chất chỉ là bề nổi của một chiến lược gây ảnh hưởng về cả chính trị, kinh tế và văn hóa của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam, đã và đang được họ thi hành từ bấy lâu nay…(hết trích)
Cụ thể, bài viết trên blog Trang Ridiculous ghi lời ông Quách Hải Lượng:
…họ tham gia các dự án đầu tư lớn và các khối thị trường tự do để xâm nhập Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Họ xây dựng hạ tầng cơ sở, làm những con đường chiến lược xuyên Đông Dương, xuyên Á và liên Á, để có thể phát triển ra thế giới bằng đường bộ và đường sắt. Cộng thêm vào biện pháp kinh tế – đầu tư là chính sách di dân của Trung Quốc: Ở tất cả những nơi Trung Quốc đến làm ăn kinh tế, họ đều muốn người của mình ở lại. Như là Nậm Thà ở Lào, họ xin thuê tới 99 năm. Như ở Viên Chăn, họ xin xây một bang người Hoa tới 200.000 người. Trung Quốc từng có đề nghị giúp xây hội trường, nhà thi đấu thể thao cho Lào với điều kiện sau đó những người làm công sẽ ở lại Lào. Bắc Lào hiện nay gần như là của Trung Quốc. Mường Sinh đầy những người Trung Quốc đi làm ngày trước và giờ ở lại cả, không về nước.
Trung Quốc di dân sang cả châu Phi, châu Mỹ Latin. Ở Brazil chẳng hạn, Trung Quốc mua đất, dự định đưa sang đó 5 triệu dân. Năm 2010, họ đã đưa sang đó tới một triệu rưởi người.
Với riêng Việt Nam, thật ra vấn đề nổi cộm giữa ta và Trung Quốc là biển Đông, nhưng để ép ta về vấn đề biển Đông thì Trung Quốc sử dụng nhiều mũi nhọn: kinh tế, đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở, v.v. Cứ nơi nào họ sang làm giúp ta thì họ rào lại, coi như lãnh địa của họ, không ai được vào nữa. Họ nhập hàng hóa, từ đồ ăn thức uống, bát đĩa tới cái hố xí bệt đều là từ Trung Quốc, không dùng hàng Việt Nam. Như thế là Việt Nam bị kìm kẹp rất ghê gớm. Đấy là chưa kể về mặt chính trị, họ can thiệp vào chính trị nội bộ của ta rất sâu. Cho nên, việc Việt Nam xử sự với Trung Quốc ấy, là phải chống lại rất nhiều mũi nhọn chứ không phải chỉ riêng biển Đông.
( ) Trung Quốc là một thứ chủ nghĩa bành trướng hiện đại, chủ nghĩa thực dân mới. Cả thế giới hiện nay, không nước nào đi xâm lược, lấy đất của nước khác. Nói đúng hơn, họ có thể xâm chiếm nước khác bằng kinh tế, văn hóa, như Mỹ chẳng hạn, nhưng không có nhu cầu lấy đất. Còn Trung Quốc thì vừa lấy đất, vừa di dân để chiếm và giữ. Chủ nghĩa thực dân mới là vậy, cần phải hiểu bản chất của nó (hết trích)
Như thế, theo lời ông Quách Hải Lượng, rằng Bắc Lào hiện nay gần như là của Trung Quốc.
Tình hình như thế cực kỳ hung hiểm. Như thế, thấy rõ là Việt Nam đã vì nhu nhược lại cho TQ khai thác thêm Bauxite ở Tây Nguyên, trong lãnh thổ VN, một viễn ảnh y hệt như cấy các bướu ung thư vào thân thể đất nước VN, và cho thuê rừng nguyên sinh ở nhiều tỉnh.
Đặc biệt, trong khi Trung Quốc giáo dục trẻ em về nhữõng cuộc chiến với VN, của những năm 1979 (chiếm, tàn phá sáu tỉnh Bắc VN trước khi rút lui), 1984 (chiếm núi Lão Sơn và nhiều điểm cao ở tỉnh Hà Giang), thì Việt Nam lại ám nhẹm, không dạy cho học trò VN những mưu sâu kế độc của TQ.
Trung Quốc đã dạy và bóp méo lịch sử về các cuộc chiến với VN (mà gọi là Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam), qua lời của nhà nghiên cứu Vương Cẩm Tư người Cát Lâm, nay ở Bắc Kinh. Tốt nghiệp nghiên cứu sinh Đại học Bắc Kinh ngành truyền thông điện ảnh, từng làm nhà báo, ca sĩ. Nay hoạt động tự do. Hội viên Hội Lịch sử Thế chiến II TQ, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế., theo một bài dịch trên thông tấn Vitinfo.
Bài phân tích Cuộc chiến âm thầm Việt Nam – Trung Quốc của đài RFA hôm 9-6-2011 cũng viết:
Sau cuộc chiến 1979 Trung Quốc còn nhiều lần tiến hành cuộc chiến tranh lấn đất về sau. Từ ngày 2-4 đến 28-4-1984, Trung Quốc đã cho quân tập trung pháo binh bắn phá khu vực Vị Xuyên. Trong suốt 26 ngày đêm Trung Quốc đã bắn tổng cộng 30.000 viên đạn pháo cối các loại vào các điểm cao phòng thủ của Việt Nam và lấn sâu vào lãnh thổ VN khoảng 2km.
Cuộc tập kích bất ngờ cao điểm 1509 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Yên Minh, tình Hà Giang có lẽ là dã man nhất của quân đội Trung Quốc. Bất kể công pháp quốc tế về tội ác chiến tranh, lính Trung Quốc giết 3.700 bộ đội Việt Nam, dùng súng phun lửa đốt xác, đốt luôn cả thương binh còn sống vùi xuống mồ tập thể, biến cao điểm này thành địa danh Lão Sơn của họ.
Bất kể công pháp quốc tế về tội ác chiến tranh, lính Trung Quốc giết 3.700 bộ đội Việt Nam, dùng súng phun lửa đốt xác, đốt luôn cả thương binh còn sống vùi xuống mồ tập thể, biến cao điểm này thành địa danh Lão Sơn của họ.
Những khu vực bị Trung Quốc lấn sang biên giới cho tới nay vẫn không thể đòi lại được mặc dù nhiều cuộc đàm phán biên giới kéo dài từ năm 1989 tới nay. Các cột mốc di động vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam khiến toàn bộ Ải Nam Quan và phân nửa thác Bản Giốc biến mất vẫn đang là nỗi nhức nhối của người Việt.
Điều nguy hiểm là kinh tế VN đang quá lệ thuộc vào kinh tế TQ, theo nhận xét của nhà phân tích Kim Hạnh trên báo Thanh Niên qua bài Doanh nhân và lòng tự trọng công dân ngaỳ 11-6-2011 trong đó viết:
…Một con số được tập trung phân tích: trong 4 tháng đầu năm 2011, Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ Trung Quốc hơn 4 tỉ USD. Cơ cấu nhập hàng của Trung Quốc được công bố là: 5% hàng tiêu dùng, 55% nguyên phụ liệu và 25% máy móc thiết bị…(hết trích)
Như thế, Việt Nam phải vùng vẫy để thoát lệ thuộc kinh tế TQ. Không chỉ là mục tiêu ngắn hạn, mà còn là lâu dài. Chỉ có nền kinh tế Mỹ mới đưa VN ra khỏi lệ thuộc kinh tế TQ. Và khi hội nhập với kinh tế Mỹ và thế giới Tây Phương, cũng có nghĩa là chấp nhận kiến trúc của chế độ phải thích ứng: dần dần xóa bỏ chế độ độc đảng. Phải chấp nhận như thế.
Không còn cách nào tối ưu hơn. Đặc biệt, hãy ghi nhớ lời của Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Việt Nam tại Trung Quốc, nêu trên: Mỹ không có nhu cầu lấy đất.