Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012
Xin đừng quăng quật
Mùa xuân năm 1974, khi tấm giấy báo tử này bi tráng được ký, tôi vẫn
còn là một chú nhỏ ngày hai buổi đến trường. Tuy bao nhiêu năm tháng đã
trôi qua, tôi vẫn chưa quên những âm thanh hừng hực ngày ấy. Từ chiếc
radio Zenith cũ kỹ của gia đình, đài phát thanh Sài gòn đã liên tục phát
đi những bản hùng ca “Hội nghị Diên Hồng”, “Chi Lăng”, “Hận Nam quan”,…
Nghe nói ông Hoàng Đức Nhã, tổng trưởng dân vận hồi đó đã huy động
những nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng của Sài gòn ngay trong đêm để cùng lên
đài phát thanh, cùng hợp ca những bản nhạc hùng bất hủ ấy.
Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012
‘Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc’
(ĐVO)
Đưa tàu trở lại bãi cạn Scarborough, mời thầu dầu khí ở ngay trong thềm
lục địa Việt Nam… cung cách ứng xử của Trung Quốc đang ngày càng nguy
hiểm và ngạo mạn.
Bài viết “Sự ngạo mạn nguy hiểm
của Trung Quốc” (China’s Dangerous Arrogance) đăng trên The Diplomat cho
rằng việc Trung Quốc tìm cách độc chiếm vùng biển châu Á và đe dọa
quyền tự do hàng hải quốc tế đang trở thành vấn đề không chỉ đối với các
nước láng giềng.
HOÀNG SA NỘ KHÍ PHÚ
Trong mấy ngày gần đây,truyền thông đưa tin
Trung Cộng quyết định thành lập thành phố Tam Sa (Hoàng Sa và Trường
Sa) thể hiện tham
vọng Đại Hán bá quyền,người VN chúng ta,dù ở bất cứ nơi nào,...bằng
mọi cách bão vệ non sông cẩm tú.Sau đây,tôi xin giới thiệu bài phú
'Hoàng Sa nộ khí phú' của Kha Tiệm Ly,một người bạn ở miền Nam,
bài phú quá hay ,hào sảng,khí tiết...như một lời đại hịch kêu gọi toàn dân tiếp
tục theo dấu chân của Hai Bà Trưng,Lê Lợi,Trần Hưng Đạo,Quang Trung...giết
giặc.Bài phú được luật sư Lê Quốc Quân cảm khái nói rằng:
Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012
CON ĐƯỜNG CỦA CHÚNG TA
Huỳnh Ngọc Chênh
Con đường của chúng ta không phải do một
cá nhân nào đó hay một nhóm nào đó, qua một đêm trở dạ đẻ ra. Ấy là con
đường mà dân tộc ta đã đổ biết bao máu xương trong hơn 100 năm qua để
vạch nên.
Con đường ấy bắt đầu hình thành khi người dân thấy rằng bên cạnh cái ách áp bức đã quen chấp nhận của chủ nghĩa độc tài phong kiến lại xuất hiện thêm một ách áp bức khốc liệt hơn nữa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Quyền làm người của người dân Việt Nam dưới chế độ độc tài phong kiến vốn đã bị tước đoạt lại bị tước đoạt đến không còn gì khi phải tròng lên đầu một ách thống trị nữa.
Con đường ấy bắt đầu hình thành khi người dân thấy rằng bên cạnh cái ách áp bức đã quen chấp nhận của chủ nghĩa độc tài phong kiến lại xuất hiện thêm một ách áp bức khốc liệt hơn nữa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Quyền làm người của người dân Việt Nam dưới chế độ độc tài phong kiến vốn đã bị tước đoạt lại bị tước đoạt đến không còn gì khi phải tròng lên đầu một ách thống trị nữa.
"Thông qua Luật Biển là một hoạt động lập pháp bình thường"
Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012
Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam
NDĐT – Luật Biển Việt Nam đã được 495/496 đại biểu Quốc hội
nhất trí thông qua. Đây là luật có tỷ lệ số đại biểu tán thành cao nhất
trong số năm dự thảo luật và nghị quyết được Quốc hội biểu quyết sáng
21-6.
Thể hiện chủ quyền của Việt Nam về biển
Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho biết, ngày 15-6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật biển Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đóng góp thêm ý kiến về một số vấn đề cụ thể. Nhiều ý kiến bổ sung của đại biểu đã làm tăng thêm tính mạnh mẽ của các điều luật nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển.
Một số đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ "toàn vẹn và đầy đủ" khi quy định về chủ quyền của Việt Nam đối với lãnh hải, vùng trời, vùng nước và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (khoản 1 Điều 12).
Phượng Hoàng Trung đô và khát vọng dang dở của Quang Trung
- Phượng Hoàng Trung đô, kinh đô đang được xây dựng thời Tây Sơn. Tuy
nhiên, cũng giống như sự nghiệp của Quang Trung, kinh đô này cũng chịu
cảnh dang dở do sự ra đi đột ngột của vị hoàng đế tài ba này.
Những kinh đô trong lịch sử dân tộc
Trong lịch sử dựng nước lâu dài của dân tộc ta, có những vùng đất do đặc điểm đặc biệt của nó đã vinh dự được các triều đại chọn làm kinh đô. Đầu tiên, vào thời kỳ đất nước Việt Thường, kinh đô đóng ở vùng Ngàn Hống (nay thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) mà chúng tôi đã có lần giới thiệu. Đến thời đất nước Văn Lang, kinh đô đóng ở Văn Lang, còn gọi là Phong Châu (nay là TP Việt Trì, Phú Thọ).
Những kinh đô trong lịch sử dân tộc
Trong lịch sử dựng nước lâu dài của dân tộc ta, có những vùng đất do đặc điểm đặc biệt của nó đã vinh dự được các triều đại chọn làm kinh đô. Đầu tiên, vào thời kỳ đất nước Việt Thường, kinh đô đóng ở vùng Ngàn Hống (nay thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) mà chúng tôi đã có lần giới thiệu. Đến thời đất nước Văn Lang, kinh đô đóng ở Văn Lang, còn gọi là Phong Châu (nay là TP Việt Trì, Phú Thọ).
Con voi thương lái Trung Quốc chui lọt lỗ kim!
Tống Văn Công
Mấy tháng nay, thương lái Trung Quốc thao túng, lừa đảo, gây rối
loạn thị trường khắp nơi. Họ tung hoành từ vùng duyên hải, đồng bằng
, đến các vùng rừng núi xa xôi.
Họ không chỉ làm chủ khâu mua bán mà còn tác động đến sản xuất kinh
doanh của nhiều địa phương: Thúc đẩy người dân Bến Tre lập cơ sở chế
biến thạch dừa; kích thích nông dân Vĩnh Long bỏ lúa trồng khoai
lang; làm cho nông dân nhiều tỉnh bỏ lúa thơm trồng lúa thường;
Tranh mua trái cây làm cho nhà máy chế biến hoa quả Tiền Giang ngừng
hoạt động…Họ sử dụng điêu luyện những chiêu thức: Đầu tiên là trả
giá cao, kêu gọi bà con ta “ luôn luôn lấy chữ tín làm đầu”; Họ ứng
tiền trước mà tỏ ra không hề sợ mất; Cuối cùng là một cú lừa gom
sạch cả vốn, cả lời của bà con ta, làm hằng chục cơ sở sản xuất phá
sản, hàng ngàn ha khoai không nơi tiêu thụ…
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012
ĐOAN NGỌ LÀ TẾT TA HAY TẾT TÀU ?
Cần xóa bỏ quan niệm cho rằng Tết Đoan Ngọ của Việt Nam có nguồn gốc từ Tết Đoan Ngọ của Tàu.
Ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết
Đoan Ngọ - còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Đoan Dương, Trùng Ngũ, Tết
giết sâu bọ, Tết giữa năm, Tết mồng năm … Đây là một trong những ngày Tết
truyền thống tại một số nước châu Á như Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc. Tuy
nhiên nguồn gốc, ý nghĩa thực của ngày tết này không phải ai cũng rõ .
Theo phong tục cổ truyền
Việt Nam,
tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 là một trong những ngày lễ tưởng nhớ tới tổ
tiên do
đó trong số các vật phẩm dâng cúng không thể thiếu bánh tổ (tổ tiên) và
nhiều loại bánh trái khác làm bằng các thứ gạo nếp. Đặc biệt,
đây còn là ngày lễ thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam, đó là ngày
giỗ Quốc mẫu Âu Cơ.
ĐẠI TÁ QUÁCH HẢI LƯỢNG: TỪ NĂM 1979 TRUNG QUỐC ĐÃ PHÂN HÓA ĐƯỢC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CAO CẤP CỦA VIỆT NAM
Đại tá Quách Hải Lượng.
Nguyên Trưởng Phòng tác chiến quân chủng Phòng không
Nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh 1981-1986
Bài học thứ nhất: Bằng thông tin và chiến tranh tâm lý,
Trung Quốc đã làm cho chúng ta bị tê liệt trước khi nó đánh thật, đó là bài học đau nhất;
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012
Cùng tắc biến, Đảng sẽ phải dựa vào dân
Tiến sỹ Vũ Duy Phú
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội
Grabiel Kolko
khá khách quan khi phân tích vấn đề. Chỉ có một điều là ông chưa làm rõ
những sự rối rắm do mọi sự kiện trên thế giới là kết quả lồng ghép,
chồng lấn của nhiều hiện tượng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
cùng một lúc.
Mâu thuẫn lý thuyết và thực tế ở Việt Nam ngày càng lớn |
Đểu có hệ thống
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Không phải
đợi tới bấy giờ người VN mới biết những trò đểu của những anh con buôn láng
giềng Trung Quốc (TQ). Những chuyện như mua móng bò với giá tưởng như không bao
giờ có khiến người nông dân vùng biên giới điêu đứng vì làm thịt hết bò, không
còn phương tiện để cày cấy sinh nhai. Chuyện lấy cớ này cớ kia để làm hàng đoàn
xe vận tải chở dưa hấu, rau quả sang TQ bán, nằm la liệt ở cửa khẩu làm mọi thứ
thối rữa chỉ còn nước đổ đi. Và đầy rẫy những chuyện như thế đã từng xảy ra. Ở
đây, tôi tạm thời tổng kết lại những trò lừa đảo trên toàn lãnh thổ VN, mỗi nơi
một khác.
Vượt lên nỗi sợ
(Viết theo những tài liệu
và thông tin sưu tầm được)
Nguyễn Trung
Chú giải:
“Hòa bình trên thế giới không thể chia
cắt được. Bất kỳ ở đâu nếu các thế lực tiêu cực mạnh
hơn lực lượng tích cực, tất cả chúng ta đều bị đe dọa.
Sẽ có câu hỏi: Liệu có thể loại bỏ hết các thế lực tiêu
cực được không? Câu trả lời đơn giản là “Không!” Vì bản
chất con người bao hàm cả 2 thành tố tiêu cực và tích
cực. Tuy nhiên con người hoàn toàn có khả năng phấn đấu
để tăng cường cái tích cực và giảm thiểu hay vô hiệu hóa
cái tiêu cực…. Cho dù chúng ta không thể giành được hòa
bình hoàn hảo trên trái đất này, nhưng đấy là mục tiêu
chúng ta phải luôn luôn hướng tới… Những nỗ lực của
chúng ta cùng nhau giành lấy hòa bình sẽ đoàn kết từng
con người chúng ta và tất cả các quốc gia trong sự tin
cậy lẫn nhau và trong tình hữu nghị, và điều này sẽ làm
cho cộng đồng nhân loại của chúng ta an toàn hơn tốt đẹp
hơn…”
Trong diễn văn đọc ngày 16-06-2012 tại
Hội đồng giải thưởng Nobel, Oslo, Na-uy, Bà Aung
San Suu Kyi đã phát biểu như vậy. Đấy cũng là bài diễn
văn đầu tiên của Bà với tính cách là người tự do và là
lãnh tụ của
Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ ở Myanmar trước
cộng đồng thế giới sau hơn 20 năm bị giam tại nhà riêng.
Ý chí đấu tranh bất khuất của Bà cho hòa bình, tự do,
dân chủ và hạnh phúc của nhân dân Myanmar cũng như cho
hòa giải dân tộc vì sự phát triển phồn vinh của quốc gia
này, là một cống hiến quan trọng đã góp phần vào việc
tạo ra bước ngoặt phát triển được cộng đồng thế giới
nhiệt liệt hoan nghênh của Myanmar ngày nay.
Để chia sẻ với bạn đọc đôi điều về nhân
vật trọng yếu này của Myanmar, nhân dịp này xin đăng lại
bài “Vượt lên nỗi sợ” được viết tháng 1-2012 và đã được
đăng trong
Văn hóa Phật giáo số mùa hạ 2012, TPHCM.
Xin trân trọng giới thiệu.
Nguyễn Trung
Thông qua đập Xayaburi, Trung Quốc tìm cách cô lập Việt Nam
Hiện
nay, có kế hoạch xây 11 đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông
Mekong, trong đó có đập thủy điện Xayaburi ở vùng thượng Lào. Đề án này
đã được đem ra thảo luận giữa các quốc gia thành viên của Ủy hội Sông
Mekong từ tháng 9/2010.
Đến tháng 12/2011, Hội đồng Bộ trưởng của bốn quốc gia thành
viên thuộc Ủy hội Sông Mekong đã đồng ý đình hoãn kế họach xây đập thủy
điện này, để nghiên cứu bổ sung, nhằm tìm hiểu thêm về những tác động
tiêu cực mà chuỗi các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong có
thể gây ra trên môi trường và những ảnh hưởng trên sản xuất nông ngư
nghiệp và cuộc sống của người dân trong lưu vực.
Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây có những chuyển biến bất thường từ
phía Thái Lan, cho thấy là họ vẫn thúc đẩy Lào thực hiện dự án thủy
điện Xayaburi. Đó là những hành động gì, tiến sĩ Huỳnh Long Vân, thuộc
nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu ( NCVHĐNCL ) cho biết :
TBT LÊ DUẨN:CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI 1,5 TRIỆU QUÂN XÂM LƯỢC; TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG VĂN TIẾN DŨNG: SAO LẠI KHÔNG NGHĨ TRUNG QUỐC SẼ TỐT VỚI TA ?
Đại tá Quách Hải Lượng
Nguyên Trưởng phòng tác chiến Quân chủng phòng không
Nguyên tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh.
Quách Hải Lượng Nguyên Trưởng phòng tác chiến-Quân chủng Phòng không Nguyên Tùy viên Quân sự-Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh 1981-1986 Điều đầu tiên tôi thấy cần cảm ơn TBT Lê Duẩn là con người sắc sảo, phát hiện sớm nhất, vào khoảng tháng 8/1978, lúc đó tôi đã là Trưởng phòng tác chiến Quân chủng phòng không được mời lên nghe ở Học viện quân sự cấp cao, lúc đó tôi mang quân hàm Trung tá, lên nghe đồng chí Lê Duẩn nói chuyện. Lúc đó bế mạc lớp đào tạo cán bộ quân sự cao cấp. Đến nơi, đồng chí Lê Duẩn bắt đóng tất cả các cửa sổ, tất cả mọi thứ không được để trên mặt bàn, không được ai ghi âm...Đồng chí Lê Duẩn cầm một tập giấy và nói: Tôi rất buồn vì phải trả lời các đồng chí đây, tại sao các đồng chí là cán bộ quân sự mà không đồng chí nào hỏi tôi về vấn đề quân sự, toàn hỏi tôi về vấn đề kinh tế; Đành rằng các đồng chí có quyền góp ý kiến cho TBT về vấn đề kinh tế; là cán bộ quân sự phải hỏi về vấn đề quân sự, nhung không có. Hôm nay tôi không trả lời về các vấn đề trong tập giấy này...Nói xong ông vứt
tập giấy sang một bên...
GIAN NAN VỚI CHÚ "BA TÀU"
Việt
Nam vẫn chưa thoát khỏi bàn tay quậy phá của Trung Quốc, tuy rằng luôn
luôn nhường nhịn, hy vọng sẽ có lúc đàn anh mở lòng từ bi.
Thực
tế, lẽ ra Trung Quốc phải nhìn VN như là đồng minh xã hội chủ nghĩa,
thay vì nhìn nhau như là chư hầu phương Nam, không đẹp tí nào.
Thế
cho nên, anh Tàu không ưa khi anh Mỹ bước vào Biển Đông, bất kể rằng TQ
vẫn ngang ngược không chỉ với VN, mà ngang cả với Phi Luật Tân. Trong
khi Việt Nam lăng ba chi bộ, đánh võng giữa Biển Đông, thì lặng lẽ anh
Tàu đưa dân tràn ngập, mở mặt trận biển người ở Hải Phòng, cấy du kích
biển ở ven cảng Cam Ranh, cửa biển Vũng Rô, hay vùng Côn Đảo... Anh Tàu
muốn gì? Có phải muốn VN tung hô vạn tuế Bắc Vương? Thì đã tung hô rồi.
XÁC ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TÌM NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT
Hà Văn
Thùy
Tìm
nguồn gốc dân tộc là khát vọng truyền đời của người dân Việt. Một nhu cầu đặc
biệt bức thúc, nảy sinh trong hoàn cảnh bị áp lực nặng nề do ý niệm không biết có
từ bao giờ lưu truyền rằng, dân tộc Việt bị người Hoa đồng hóa không những về
văn hóa mà ngay cả huyết thống. Không chỉ nhằm đáp ứng đòi hỏi tâm linh “chim
có tổ, người có tông” mà một cội nguồn đích thực còn có thể là bằng chứng về sự
độc lập của dân tộc, một hy vọng vượt thoát khỏi cái bóng của người láng giềng
khổng lồ phương bắc, giúp người Việt ngửng đầu…Vì vậy, từ thời Trần - Lê, các
sử gia dựa trên truyền thuyết trong dân
gian Việt kết hợp với cổ thư Trung Hoa đã đưa vào chính sử vị tổ Thần Nông Viêm
đế và thời điểm năm Nhâm Tuất 2879 TCN lập nước Xích Quỷ.
Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012
Đại địa mạch quốc gia
Chuyện 700 năm trước
Trong trận đánh Nguyên Mông lần thứ 3 năm 1288,
có hai người “phạm lỗi” với Triều đình nhà Trần, nhưng đều đã lập nên
chiến công lớn, góp phần không nhỏ vào việc đuổi giặc Nguyên Mông. Đó là
Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, con nuôi của vua Trần Thánh Tông và Hưng
Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ 3 của Quốc công tiết chế Hưng
Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Sách cũ kể rằng Trần Khánh Dư là người rất có tài,
nhưng ăn nói thì quá mạnh bạo mà sinh hoạt thì hơi phóng túng, nên bị
nhà Vua tước hết quan chức, bổng lộc và ông buộc phải về quê ở Chí Linh
làm nghề bán than kiếm sống.
Viết lại tên Bách Việt
Đây là tên của một bài viết của tác giả Nguyễn Đại Việt đăng tại Nguyễn Thái Học Foundation http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/viet-lai-ten-Bach-Viet.htm
Nhận thấy
bài viết đề cập cùng chủ đề của blog Bách Việt và tập trung vào hai vấn
đề lịch sử có nhiều khuất tất nhất và dường như đang bị "quên lãng" bởi chính người Việt Nam, đó là a)
nguồn gốc và mối quan hệ giữa dân tộc Việt Nam và Bách Việt nói chung
(?); b) người Việt có chữ viết riêng hay không và tiếng Việt vay mượn
tiếng Hán hay ngược lại (?), chủ blog tôi xin giới thiệu để cung cấp
thêm tài liệu tham khảo cho bạn đọc. Hy vọng tài liệu này sẽ góp phần
trả lời một số thắc mắc đồng thời thúc đẩy hơn nữa công tác nghiên cứu
lịch sử dân tộc ta theo hướng khách quan và tôn trọng sự thật lịch sử
dựa vào không chỉ sử sách cũ mà tất cả các nguồn dữ liệu mới trên cơ sở
khoa học khảo cỗ và nhân chủng học hiện đại. Sự hiểu biết đúng đắn và
đầy đủ về cội nguồn dân tộc sẽ giúp người Việt Nam thật sự thoát khỏi
nỗi mặc cảm truyền kiếp và lấy lại tâm thế đáng có của mình.
TRUNG QUỐC KHÔNG NGỪNG "DÈ CHỪNG" MỸ TRÊN BIỂN ĐÔNG
Bùi Văn Bồng
Với bản chất và mưu đồ bành trướng, bá quyền nung nấu lâu đời, Trung
Quốc không bao giờ rời mắt khỏi Biển Đông. Cụm danh từ “biển Nam Trung Hoa” trên bản
đồ Trung Quốc đã thể hiện ý đồ tràn ra thế giới của đế quốc Đại Hán từ xa xưa.
Những năm gần đây, Trung Quốc đang âm mưu lấn chiếm hải đảo của hầu khắp các
nước trên Biển Đông. Rõ nhất là họ giành bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc
gọi là Hoàng Nham) với Phillipines, quần đảo Senkaku (Điếu Ngư Đài) với Nhật
Bản; Hoàng Sa và Trường Sa với Việt Nam, đặt chủ trương mở rộng “hợp
tác kinh tế biển với Cam-pu-chia, Thái Lan…. Trên vùng lãnh hải, Trung Quốc vẽ
ra “Đường lưỡi bò” (còn gọi là đường chữ U hay đường Chín đoạn, Cửu đoạn
tuyến), lấn gần hết vùng biển chung của các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia. Từ khi phát hiện và tiến hành khai thác những mỏ dầu khí trên Biển
Đông, nhất là nơi có trữ lượng lớn như biển Việt Nam, nhà cầm quyền Bắc Kinh
càng ráo riết thực hiện nhiều mưu đò,
thủ đoạn, hoạt động lấn chiếm Biển Đông, mà Việt Nam láng giềng trực
tiếp gánh chịu nặng nề nhất.
Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012
Doanh nghiệp Trung Quốc “chủ mưu” gian lận trong kinh doanh gạo
Sau một loạt các hành vi cạnh tranh thương mại không lành mạnh
trong nông, lâm và thủy hải sản và gần đây nhất là hiện tượng thu mua
dứa ồ ạt ở Tiền Giang, các thương nhân Trung Quốc lại đang tiếp tục làm
ảnh hưởng đến mặt hàng gạo – mặt hàng sản xuất chủ lực của Việt Nam.
Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012
Nước nhà gặp nhiễu sự, dân còn giúp Nhà nước?
Tuấn Linh
09-06-2012
Những câu hỏi trên và hàng loạt
câu hỏi khác nữa được đại biểu Dương Trung Quốc nêu ra khiến người nghe
lẫn người có trách nhiệm trả lời không khỏi cảm thấy nhức nhối.
Để giúp độc giả tường tận quan
điểm của đại biểu Dương Trung Quốc, Đất Việt xin đăng tải toàn bộ nội
dung bài phát biểu trước Quốc hội của ông chiều ngày 7/6.
Dưới đây là nội dung chi tiết:
Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012
Ngày lịch sử
5 tháng 6
Ngày Quê Hương lịch sử
Dân đứng lên
Quyết giữ nước nhà
Niềm kiêu hùng, nối bước ông cha
Biểu tình chống Trung Quốc đã lộ rõ bản chất lãnh đạo đảng
Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012
Báo động: ‘South China Sea’ vào tận vịnh Cam Ranh!
Nhân chuyện người Trung Quốc nuôi cá trong vịnh Cam Ranh. Hôm qua 1.6.2012, lang thang vào Facebook thì thấy hình ảnh này:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)