Đại tá Quách Hải Lượng.
Nguyên Trưởng Phòng tác chiến quân chủng Phòng không
Nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh 1981-1986
Bài học thứ nhất: Bằng thông tin và chiến tranh tâm lý,
Trung Quốc đã làm cho chúng ta bị tê liệt trước khi nó đánh thật, đó là bài học đau nhất;
Bài học thứ 2: Ta đã chuẩn bị suốt từ năm 1978, làm
tuyến phòng thủ Sông Cầu theo lệnh của ông “ Cố Duẩn “; thế nhưng chủ trương chuẩn
bị đối phó với Tàu không được thống nhất trong Bộ chỉ huy cao nhất. Đồng chí Lê
Duẩn đã chỉ thị như thế nhưng tại sao đồng chí Văn Tiến Dũng lại không phát triển;
Bài học thứ 3: Trên mặt trận cụ thể người chỉ huy cao
nhất không bị bất ngờ nhưng thời điểm chiến thuật ta bị bất ngờ;
Bài học thứ tư: Trung Quốc đã đánh ta ruỗng nát về mặt
tinh thần, ( làm cho chúng ta mất cảnh giác ) mà chúng ta không hề biết; Đến nỗi
chiều hôm trước ngày 17/2 đồng chí Thượng tướng Đàm Quang Trung còn đứng ở xã
Quang Lang Cao Bằng nói rằng: Cho kẹo Trung Quốc cũng không dám đánh ta, không
đánh được ta đâu ??? Chúng ta đã bị tê liệt về ý thức cảnh giác với Trung Quốc
( Thượng tướng Đàm Quang Trung trước đó là Tư lệnh Quân khu Việt Bắc, thời điểm
1979 ông được rút về Hà Nội )...
Sáng hôm 17/2/1979
tôi đã có mặt để trực ban tác chiến, đến buổi trưa tôi mới về nhà ăn cơm thì bà
vợ tôi đi nghe tuyên giáo nói chuyện chưa về, khi bà về tôi hỏi vợ tôi đi đâu về
đấy ? Bà vợ tôi trả lời là đi nghe Tuyên giáo nói chuyện...Tôi hỏi: Tuyên giáo
nói cái gì ? Tuyên giáo nói: Cho ăn kẹo Trung Quốc cũng không dám đánh mình ???
Tôi bảo vợ tôi: Thưa bà chị, chúng nó đánh bọn em từ sáng rồi đấy...
Bằng chiến
tranh thông tin, tâm lý, Trung Quốc đã làm tê liệt ý thức cảnh giác của rất nhiều
người. Nguy hiểm thế đấy. Cho nên chúng ta bị thất bại ban đầu và bị thiệt hại
thì chúng ta bị thiệt hại về mặt tinh thần trước khi nó đánh phá ta gây thiệt hại
về mặt vật chất...
-Thưa bác, thời kỳ đấy năm 1979 Trung
Quốc đã sử dụng con bài kinh tế để mua chuộc, khống chế ta chưa ?
-Thực ra từ
năm 1973 họ đã không còn viện trợ cho ta...Trung Quốc đã chống Liên Xô, nó đã
đi với Mỹ, đã tuyên bố là sẽ đánh Việt Nam mà ta vẫn không cảnh giác ? Khi gặp
Tổng thống Mỹ Carter Đặng Tiểu Bình tuyên bố sẽ đánh Việt Nam ? Carter có hỏi lại: Ông đánh
Việt Nam không sợ trời sập à ? Đặng Tiểu Bình đáp lại: Anh cao hơn tôi, tôi thấp
hơn anh, nếu trời sập thì anh chết trước...Carter khuyên Đặng Tiểu Bình nên
tranh thủ sự đồng tình của Nhật Bản. Đặng Tiểu Bình lập tức bay sang Nhật lúc
quay về; Lúc qua Nhật để tranh thủ sự đồng tình của Nhật, Đặng Tiểu Bình đã cúi
xuống hôn lá cờ Nhật để mong được sự ủng hộ của Nhật ??? Đó là những bằng chứng, tư liệu lịch
sử...
Trong quá
trình tác chiến, chúng tôi đã đi cả trong nam ngoài bắc thì thấy chúng ta bị ruỗng
nát về mặt tinh thần, đi đến đâu cũng thấy nhân dân không nắm được âm mưu của
Trung Quốc, người ta dùng đài đóm của Trung Quốc cho...Đi đâu cũng thấy nhân
dân trả lời: Chúng tôi không biết gì đâu, chúng tôi được tin vua Đặng sắp qua
đây, Trung Quốc tốt lắm...
Khi vào đến
Huế gặp một số trí thức hỏi họ về chuyện Trung Quốc đánh ta, một số trí thức trả
lời tôi: Nếu ông Thiệu quay lại đây, chúng tôi còn suy nghĩ; Còn nếu Trung Quốc
đánh ta nhất định phải đánh ! Câu trả lời nói lên 2 ý: lựa chọn chế độ chính trị
thì chúng tôi có quyền chọn; Còn nếu bảo vệ Trung Quốc thì lòng người dân nhất
định phải đánh quân Trung Quốc xâm lược !!!