Việt
Nam vẫn chưa thoát khỏi bàn tay quậy phá của Trung Quốc, tuy rằng luôn
luôn nhường nhịn, hy vọng sẽ có lúc đàn anh mở lòng từ bi.
Thực
tế, lẽ ra Trung Quốc phải nhìn VN như là đồng minh xã hội chủ nghĩa,
thay vì nhìn nhau như là chư hầu phương Nam, không đẹp tí nào.
Thế
cho nên, anh Tàu không ưa khi anh Mỹ bước vào Biển Đông, bất kể rằng TQ
vẫn ngang ngược không chỉ với VN, mà ngang cả với Phi Luật Tân. Trong
khi Việt Nam lăng ba chi bộ, đánh võng giữa Biển Đông, thì lặng lẽ anh
Tàu đưa dân tràn ngập, mở mặt trận biển người ở Hải Phòng, cấy du kích
biển ở ven cảng Cam Ranh, cửa biển Vũng Rô, hay vùng Côn Đảo... Anh Tàu
muốn gì? Có phải muốn VN tung hô vạn tuế Bắc Vương? Thì đã tung hô rồi.
Thế nên, khi VN có vẻ thân với anh Mỹ thì lại ra vẻ giận.
Bản tin RFI cho biết, Bắc Kinh muốn đẩy Việt Nam khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ.
RFI
nhắc rằng, trong hai ngày 03/06 và 04/06/2012 vừa qua, Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ Leon Panetta đã viếng thăm Việt Nam, một chuyến đi mang đầy
tính biểu tượng: lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh Việt Nam, một Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đến thăm cảng Cam Ranh, một trong ba căn cứ
quân sự mà quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
Hành động này thể hiện quyết tâm của Washington tăng cường hơn nữa quan
hệ với kẻ thù cũ Hà Nội. RFI viết:
“Về
phía Việt Nam cũng đã thể hiện mong muốn cải thiện thêm bang giao với
Mỹ, qua việc Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh loan báo quyết định
mở rộng các khu vực tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh.
Ông Phùng Quang Thanh cũng đã có một cử chỉ khác nhắm đến dư luận Hoa
Kỳ, qua việc trao cho đồng nhiệm Leon Panetta những bức thư của một lính
Mỹ viết cho gia đình trước khi tử trận ở Việt Nam năm 1969. Đổi lại,
ông Panetta trao cho ông Thanh cuốn nhật ký của một binh sĩ Bắc Việt mà
quân đội Mỹ lấy được sau khi anh lính này hy sinh.
Trong
bầu không khí nồng ấm, thân hữu Mỹ-Việt, các nhà lãnh đạo Hà Nội, cụ
thể là bộ trưởng Phùng Quang Thanh và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi tiếp
ông Panetta đều kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương
đối với Việt Nam, những vũ khí mà Hà Nội đang rất cần để tăng cường tiềm
lực quốc phòng trước mối đe dọa Trung Quốc. Thế nhưng, Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ đã nói rõ là việc tăng cường hợp tác quân sự của Mỹ tuỳ thuộc
một phần vào những tiến bộ nhân quyền ở Việt Nam. Nói khác hơn, do những
vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, nên Hoa Kỳ chưa thể bán vũ khí sát
thương cho Việt Nam...
...Trung
Quốc dĩ nhiên đã theo dõi rất sát những hành động của Hoa Kỳ trong
những ngày qua. Tuy Bắc Kinh chưa tỏ thái độ chính thức, nhưng tờ nhật
báo bằng Anh ngữ China Daily hôm nay vừa đăng một bài nhận định, trong
đó tác giả bài báo đã nói thẳng rằng, điều mà Trung Quốc không muốn nhìn
thấy nhất, đó là những nước như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam " bắt
tay với Hoa Kỳ để chống Trung Quốc".
Như
vậy là trên bàn cờ châu Á hiện nay, hai cường quốc Mỹ Trung đang tiến
hành một chính sách gọi là "kéo" và "đẩy". Hoa Kỳ thì cố lôi kéo những
nước chưa phải là đồng minh như Việt Nam, trong khi Trung Quốc thì cố
đẩy những nước như Việt Nam ra khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ...”(hết trích)
Trong
khi đó, TQ ngang ngược ở Biển Đông. RFI trong bản tin khác cho biết,
“Bắc Kinh tuyên bố không rút khỏi vùng đảo đá ngầm Scarborough."
Bản tin nói:
“Hải
thuyền của chính phủ Trung Quốc tiếp tục «canh chừng» tại vùng đảo đá
ngầm Scarborough theo tên gọi của Philippines mà Trung Quốc gọi là Hoàng
Nham. Trên đây là nội dung lời tuyên bố của bộ Ngoại giao Trung Quốc
sau khi Manila thông báo rút hết tàu tuần tra và tàu đánh cá ra khỏi khu
vực tranh chấp để «làm giảm bớt căng thẳng».
Chiến
thuật nhượng bộ của Philippines không được Trung Quốc đáp trả. Tuần
trước, Manila thông báo rút hết thuyền đánh cá và tầu tuần ra khỏi khu
vực bãi đá ngầm Scaborough và phía Trung Quốc đã rút hai tàu hải giám để
giảm bớt căng thẳng. Philippines tỏ hy vọng hai bên sẽ tìm ra một giải
pháp thương lượng «ôn hòa» tuy rằng vẫn còn 30 tàu cá của Trung Quốc săn
bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Nhật
báo Daily Inquirer của Philippines hôm nay cho biết thực tế không như
Manila mong đợi. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân
trong bản tuyên bố cuối tuần khẳng định thuyền đánh cá Trung Quốc tiếp
tục hoạt động trong vùng biển Hoàng Nham một cách bình thường và không
còn bị phá rối...
Ông
Lưu Vi Dân còn tuyên bố là không muốn thấy phía Philippines «có hành
động khiêu khích xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc» và chính phủ Trung
Quốc sẽ «tiếp tục liên lạc với Manila về cách xử lý sự số Hoàng nham hầu
cải thiện quan hệ song phương»....”(hết trích)
Trong khi đó, Việt Nam lặng lẽ nhường nhịn anh Tàu. Cụ thể là ém thông tin về TQ gài người vào Cam Ranh nuôi cá.
Báo Người Lao Động viết:
“UBND
tỉnh Khánh Hòa sáng 11-6 đã họp với các ban ngành liên quan, giải quyết
việc người Trung Quốc nuôi cá trái phép tại cảng Cam Ranh.
Báo
chí không được dự cuộc họp này. Theo ông Huỳnh Ngọc Bông, Chánh Văn
phòng UBND tỉnh Khánh Hòa, do tỉnh đang làm văn bản báo cáo lên Văn
phòng Chính phủ nên chưa thể cung cấp cho báo chí ý kiến chính thức của
tỉnh như đã phát ngôn trước đó.”
Và một chiến lược biển người đang được TQ phát động ở Hải Phòng. Báo Đất Việt kể:
“Hải Phòng tràn ngập lao động Trung Quốc
Phía
nhà thầu Trung Quốc tìm mọi cách hạn chế tuyển dụng lao động của Việt
Nam, đồng thời đưa lao động phổ thông của họ sang làm các công việc thủ
công như đào đất, phụ hồ, mang vác, quét dọn, đổ bê tông - những công
việc mà lao động Việt Nam có thể đảm đương.
Dự
án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên) được
triển khai từ tháng 11.2005. Đây là dự án do nhà thầu Trung Quốc và Nhật
Bản thực hiện cung ứng, thi công và lắp đặt toàn bộ thiết bị (EPC) với
hai hạng mục: nhà máy nhiệt điện 1 và nhà máy nhiệt điện 2. Để hoàn
thành dự án đúng tiến độ, số lượng công nhân có mặt trên công trường
luôn đảm bảo ở con số 2.000 - 3.000 người.
Xử ép tiền lương lao động trong nước
Trên lý thuyết, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng sẽ giải quyết được hàng chục ngàn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Ông Đỗ Văn Hải, Trường phòng hành chính, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng cho biết, có thời điểm phía nhà thầu Trung Quốc đưa sang hơn 2.000 lao động phổ thông. Hiện số công nhân Trung Quốc đang lao động tại công trường nhà máy số 2 gần 1.300 người...”(hết trích)
Xử ép tiền lương lao động trong nước
Trên lý thuyết, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng sẽ giải quyết được hàng chục ngàn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Ông Đỗ Văn Hải, Trường phòng hành chính, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng cho biết, có thời điểm phía nhà thầu Trung Quốc đưa sang hơn 2.000 lao động phổ thông. Hiện số công nhân Trung Quốc đang lao động tại công trường nhà máy số 2 gần 1.300 người...”(hết trích)
Không
dễ giải quyết trước cuộc chiến đa diện như thế, từ biển tới rừng, từ
hàng lậu tới người lậu... Chỉ tới thời này mới sáng mắt ra trước tình
hữu nghị 2 nước đời đời khả vấn như thế.
Ai bảo anh Tàu có văn hóa? May ra chỉ với Đài Loan, là Bắc Kinh nhân nhượng.
Anh Tàu không hề như Hà Nội, luôn luôn giở trò kích động 3 dòng thác cách mạng để xúi Hà Nội đánh phá, triệt hạ Sài Gòn...Nhưng Bắc Kinh luôn luôn nhìn Đài Bắc như tình anh xem cốt nhục, không chơi trò tự đẩy dân mình Sinh Bắc Tử Nam làm chi.
Ai bảo anh Tàu có văn hóa? May ra chỉ với Đài Loan, là Bắc Kinh nhân nhượng.
Anh Tàu không hề như Hà Nội, luôn luôn giở trò kích động 3 dòng thác cách mạng để xúi Hà Nội đánh phá, triệt hạ Sài Gòn...Nhưng Bắc Kinh luôn luôn nhìn Đài Bắc như tình anh xem cốt nhục, không chơi trò tự đẩy dân mình Sinh Bắc Tử Nam làm chi.