(ĐVO)
Đưa tàu trở lại bãi cạn Scarborough, mời thầu dầu khí ở ngay trong thềm
lục địa Việt Nam… cung cách ứng xử của Trung Quốc đang ngày càng nguy
hiểm và ngạo mạn.
Bài viết “Sự ngạo mạn nguy hiểm
của Trung Quốc” (China’s Dangerous Arrogance) đăng trên The Diplomat cho
rằng việc Trung Quốc tìm cách độc chiếm vùng biển châu Á và đe dọa
quyền tự do hàng hải quốc tế đang trở thành vấn đề không chỉ đối với các
nước láng giềng.
Theo bài viết, thái độ quyết đoán của Trung Quốc về ngoại giao và quân sự rõ ràng được thúc đẩy bởi sự tự tin thái quá và khiến cho người khác cảm thấy vô cùng lo ngại, đặc biệt về tự do hàng hải.
Theo bài viết, thái độ quyết đoán của Trung Quốc về ngoại giao và quân sự rõ ràng được thúc đẩy bởi sự tự tin thái quá và khiến cho người khác cảm thấy vô cùng lo ngại, đặc biệt về tự do hàng hải.
Thái độ tự tin thái quá của Trung Quốc thường được thể hiện qua những tuyên bố của Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh THX |
Khi Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng, nước này càng trở nên quyết đoán hơn
trong lĩnh vực ngoại giao. Thái độ quyết đoán này ngày càng gia tăng
cùng với sức mạnh hải quân của Trung Quốc và khiến cho người ta tự hỏi
liệu nó có biến thành ngạo mạn, đặc biệt ở Biển Đông.
Sự kết hợp giữa hoạt động hải quân ráo riết và các tuyên bố chủ quyền
biển đảo của Trung Quốc cho thấy chỉ dấu đáng báo động: sự quyết đoán
của Trung Quốc về đòi hỏi chủ quyền đang tăng lên nhanh chóng cùng với
sự giàu có và nhận thức về quyền lực. Trung Quốc đang đi ngược với ý
nguyện của cộng đồng thế giới, khi không chỉ muốn biến tây Thái Bình
Dương thành “vùng cấm” đối với các thế lực bên ngoài mà còn coi vùng
biển này là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của nước này.
Điều này thể hiện rất rõ ràng trong thái độ của Trung Quốc đối với Biển Đông. Bắc Kinh đã từng ám chỉ Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, giống như các khu tự trị Tây Tạng, Tân Cương và vùng lãnh thổ Đài Loan. Trên thực tế, Trung Quốc đã giẫm đạp khái niệm chung của cộng đồng quốc tế về tự do hàng hải, hàng không… trong một thế giới toàn cầu hóa. Trung Quốc đã thách thức các nguyên tắc của cộng đồng quốc tế về luật pháp, tự do đi lại và đặt mình ở vào vị thế đối đầu với Mỹ.
Đối với các khu vực nhất định, Trung Quốc hoặc độc quyền thống trị hoặc nói với các nước khác “đừng có can thiệp vào”. Trên thực thế, theo quan điểm của Trung Quốc, những khu vực này “không phải là của chung”. Trung Quốc coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” nhằm hạn chế cộng đồng thế giới thực thi những quyền chính đáng của mình theo luật pháp quốc tế.
Bắc Kinh tùy tiện tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông và dành cho mình cái quyền kiểm soát các hoạt động hàng hải và nghiên cứu ở vùng biển này, chứ không chỉ kiểm soát đánh cá và các nguồn tài nguyên dưới đáy biển trong phạm vi cái gọi là các Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zones) của Trung Quốc. Nếu không bị phản đối, thái độ quyết đoán biến thành ngạo mạn của Trung Quốc sẽ dẫn tới nhiều rủi ro về luật pháp vì luật pháp quốc tế dựa trên những chuẩn mực đã được các nước công nhận.
Điều này thể hiện rất rõ ràng trong thái độ của Trung Quốc đối với Biển Đông. Bắc Kinh đã từng ám chỉ Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, giống như các khu tự trị Tây Tạng, Tân Cương và vùng lãnh thổ Đài Loan. Trên thực tế, Trung Quốc đã giẫm đạp khái niệm chung của cộng đồng quốc tế về tự do hàng hải, hàng không… trong một thế giới toàn cầu hóa. Trung Quốc đã thách thức các nguyên tắc của cộng đồng quốc tế về luật pháp, tự do đi lại và đặt mình ở vào vị thế đối đầu với Mỹ.
Đối với các khu vực nhất định, Trung Quốc hoặc độc quyền thống trị hoặc nói với các nước khác “đừng có can thiệp vào”. Trên thực thế, theo quan điểm của Trung Quốc, những khu vực này “không phải là của chung”. Trung Quốc coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” nhằm hạn chế cộng đồng thế giới thực thi những quyền chính đáng của mình theo luật pháp quốc tế.
Bắc Kinh tùy tiện tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông và dành cho mình cái quyền kiểm soát các hoạt động hàng hải và nghiên cứu ở vùng biển này, chứ không chỉ kiểm soát đánh cá và các nguồn tài nguyên dưới đáy biển trong phạm vi cái gọi là các Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zones) của Trung Quốc. Nếu không bị phản đối, thái độ quyết đoán biến thành ngạo mạn của Trung Quốc sẽ dẫn tới nhiều rủi ro về luật pháp vì luật pháp quốc tế dựa trên những chuẩn mực đã được các nước công nhận.
Trung Quốc coi việc Mỹ hoạt động cái gọi là bên trong chuỗi đảo thứ nhất
của nước này là xâm phạm chủ quyền. Bắc Kinh có cách diễn giải “ngược
đời” về Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cũng như thẩm quyền
của nước này trong phạm vi các EEZ, kể cả ở các khu vực đang có tranh
chấp.Sự kết hợp giữa chiến lược pháp lý với lực lượng hải quân của Trung Quốc
cho thấy không giống như các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông khác,
Trung Quốc hậu thuẫn tuyên bố chủ quyền của họ bằng sức mạnh quân sự.