Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

’Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta’

Suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam luôn bị các thế lực phương Bắc dòm ngó xâm lược. Tuy nhiên, chưa bao giờ người phương Bắc có thể đồng hóa được dân tộc ta, chưa bao giờ xâm phạm được một tấc đất Đại Việt. Cũng bởi tổ tiên luôn cảnh giác cao độ với tinh thần độc lập, tự chủ phi thường.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Ẩn số Đài Loan trong tranh chấp Biển Đông

Lâu nay khi bàn về vấn đề tranh chấp biển đảo tại Biển Đông người ta ít tính đến nhân tố Đài Loan; riêng Việt Nam còn có xu hướng xếp Đài Loan về phía Trung Quốc. Nhưng thực ra câu chuyện không hoàn toàn đơn giản như vậy; vai trò của Đài Loan vẫn còn là một ẩn số cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để có đối sách thích hợp trong từng tình huống và thời kỳ.

Sự phá sản của đường lối đối ngoại đặt ý thức hệ trên chủ quyền đất nước

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao)Chuẩn bị của Việt Nam trước hết phải là chuẩn bị của Đại đoàn kết dân tộc Việt NamKhông có tiếng thét của các bô lão tại điện Diên Hồng, nhà Trần có làm nên 3 chiến thắng quân Nguyên-Mông không? Cũng bởi không có lòng dân theo, mà nhà Hồ đã chịu mất nước...
*

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Phải chăng Việt-Trung đang ở vào tình thế “đêm trước của một cuộc chiến tranh”?!

Nguyễn Hữu Quý

Cả thế giới đều biết tình hình Biển Đông thời gian vừa qua hết sức nóng bỏng, nhưng có lẽ nóng bỏng hơn cả là những gì hiện đang tích tụ trong tâm tư hàng triệu con dân nước Việt. Bởi nếu nhìn cho tinh một chút, toàn bộ những quậy phá ghê tởm của Đế quốc Trung Cộng đều đang nhằm chĩa mũi dùi chủ yếu vào các quần đảo và lãnh hải Việt Nam với một thái độ trịch thượng mà chúng không cần giấu giếm. Sự căng thẳng trong nhiều ngày ở bãi cạn Scarborough của Philippines rất có thể chỉ là màn dạo đầu và là đòn "đánh dứ" nhằm lạc hướng dư luận mà thôi; hơn nữa đối diện với liên minh quân sự Phi - Mỹ, con sói Đại Hán dù có đói mồi đến mấy cũng phải biết gờm, không thể dại đột làm liều.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Chủ quyền biển đảo, điều kiện cần và đủ

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức *
“Bối cảnh quốc tế hiện nay cho thấy, đã đến lúc và không thể muộn hơn phải đẩy mạnh chiến lược truyền thông quốc gia và quốc tế một cách bài bản để toàn thế giới biết sự thật, từ đó tìm được sự quan tâm ủng hộ của những người có lương tri. Song song đó là việc giao nhiệm vụ cho các trường đại học, các học giả, các bộ ngành có trách nhiệm mang những thông tin này chuyển ra thế giới qua các kênh thông tin khác nhau. Và hơn hết, cần công bố cho toàn dân biết một cách tường tận và khoa học về Biển Đông”. Luận điểm rắn chắc trên của TS Nguyễn Minh Hoà, ẩn dưới tựa đề bài viết nhè  nhẹ của SGTT “Trông người mà ngẫm tới ta“ đã khích lệ bao người đọc đang khắc khoải trước nguy cơ tồn vong của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc, lo lắng đứng ngồi không yên bởi hiện tại đã bị mất chủ quyền một phần, phần còn lại luôn bị đe doạ tranh chấp, tương lai càng không có gì bảo đảm chắc chắn, nếu một khi đã quá muộn.

Khi Trung Quốc nói đến cải tổ, nỗi sợ bất trắc tăng lên

New York Times
17-7-12
 
Michael Wines 
Tháng 10 vừa qua, một nhóm nhân vật “nặng ký” tụ họp ở một đại yến trong toà nhà chọc trời cao nhất Bắc Kinh.  Con của người kế nhiệm Mao Trạch Đông[1] có mặt ở đó, cũng như con gái của vị chỉ huy quân sự thứ hai trong gần 3 thập kỷ, cùng với người chị một cha khác mẹ với chủ tịch sắp đến[2] của Trung Quốc.
Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), một người có mặt hôm ấy, thuật lại: “ Bạn chỉ cần nhìn vào số lượng những xe ôtô xịn và biển số số thấp”

Quan hệ Việt - Trung không có lớn hay nhỏ

Hạ Đình Nguyên
Viết từ TP Sài Gòn

Thời báo Hoàn Cầu của Bắc Kinh đã trắng trợn đe dọa: “Việt Nam sẽ đau đớn nếu thân Mỹ”.
Trả lời: sẽ đau đớn gấp triệu lần nếu thân Trung Quốc.
Báo Hoàn Cầu còn đưa ra tối hậu thư : “Con đường thực tế duy nhất của Việt Nam là hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Phát hiện tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Quốc

(NguoiViet.de) Tiến sỹ Mai Hồng nguyên là Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện ông đang là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam. Hơn 30 năm gắn bó với công tác lưu trữ, Tiến sỹ Mai Hồng đã sưu tập được rất nhiều tư liệu quý và có giá trị lịch sử cũng như giá trị thực tiễn cao. Trong số này, ông đặc biệt chú ý tới một bức bản đồ cổ có tên gọi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có xuất xứ từ Trung Quốc…
Xem hình
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) xuất bản tại Thượng Hải năm 1905

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

NGUYỄN THẾ CỎ BẢN KỶ

Nguyễn Thế Cỏ quê ở phủ Quế Võ, xứ Kinh Bắc. Nghe nói khi sinh cổ cuốn chặt ba vòng cuộn thước dây. Có kẻ bốc phệ cầm phướn đi qua nghe sự lạ mới đòi vào nói rằng: đứa bé này là một ngôi địa sát rớt trần, tướng này phú quý không để đâu cho hết có thể làm đến thái thú, thượng thư. Có điều kiếp trước trót làm thân Sở Khanh chơi bùng rồi quất ngựa truy phong kiếp này khó tránh khỏi thị phi. Người nhà sợ lắm mới hỏi vì sao ngõ hầu làm lễ giải. Ông thầy nói cơ trời khó lộ, tay chỉ chỉ xuống đất rồi đi mất. Chỉ thấy chỗ đó:
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá diếc le te lách giữa dòng.

QUÂN LỆNH VÀ CÁCH MẠNG

K.s Nguyễn Văn Thạnh
 Cách mạng là việc chung nhưng điều gì liên kết mọi người làm một khối để thực hiện khi mà từng người ai cũng có toan tính riêng tư. Giải pháp nào cho một đám đông thờ ơ với vận mệnh đất nước, dân tộc? Giải pháp nào để đất nước chuyển mình trong hòa bình, tránh cảnh binh đao?

Không còn là “tàu lạ”

Biết rõ mười mươi, thế mà vì "tế nhị”, báo chí cứ phải nói trại đi là "tàu lạ”. Bọn "lạ” này không như kiểu "hải tặc Somaly”, mà khoác áo ngư phủ, được trang bị vũ khí hiện đại để hoạt động trên biển, theo một kịch bản tổng thể đã được soạn sẵn nhằm thực hiện từng bước có bài bản tham vọng bành trướng.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

DIỄU VÕ DƯƠNG OAI Ở BIỂN ĐÔNG ĐỂ “ CHỐNG LƯNG” CHO NHÓM LỢI ÍCH THÂN TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM CHĂNG ?

Phúc Lộc Thọ.

Sau sự cố gây sự ở Biển Đông với Phillipines không nên cơm cháo gì, mượn cớ bão, Trung Quốc đã lui quân “trong danh dự”...Chọn Phillipines là ý đồ của Trung Quốc nhắm vào mắt xích yếu nhất để nắn gân, “ giết gà dọa khỉ “ không ngờ lại bị hải quân nước này tuy yếu nhưng đã kháng cự lại khang cường, quyết liệt lại có Mỹ ngầm hậu thuận phía sau nên Trung Quốc đành phải đánh bài chuồn?
Thế thì tại sao Trung Quốc lại bỏ Phillipines mà quay sang gây sự với Việt Nam; lần này Trung Quốc rút kinh nghiệm chưa cho tàu hải quân xông vào Biển Việt Nam như ở Phillipines mà chỉ cho tàu hải giám lượn lờ cùng với đòn gió, tuyên bố ngang xương: kêu gọi đấu thầu quốc tế 9 lô trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam...

“Sẽ có ngày TQ đòi chủ quyền cả Mặt trăng”

Thượng nghị sĩ Philippines Juan Ponce Enrile:

TT - Tiếp theo vụ mời thầu tại vùng biển thuộc chủ quyền VN của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), Trung Quốc tiếp tục có những động thái gây hấn bị dư luận thế giới chỉ trích mạnh mẽ.
Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile (giữa) - Ảnh: Inquirer