Lâu nay khi
bàn về vấn đề tranh chấp biển đảo tại Biển Đông người ta ít tính đến
nhân tố Đài Loan; riêng Việt Nam còn có xu hướng xếp Đài Loan về phía
Trung Quốc. Nhưng thực ra câu chuyện không hoàn toàn đơn giản như vậy;
vai trò của Đài Loan vẫn còn là một ẩn số cần được nghiên cứu kỹ lưỡng
hơn để có đối sách thích hợp trong từng tình huống và thời kỳ.
Xét về mặt lịch sử Đài Loan dưới thời chính quyền Trung Hoa Dân quốc của
Tưởng Giới Thạch là đại diện TQ .Và điều này vẫn có mức độ giá trị
pháp lý nhất định xét về vấn đề tranh chấp Biển Đông; chính thể CHND
Trung Hoa cũng phải dựa vào chứng cứ của thời kỳ Tưởng Giới Thạch. Xét
về thực lực Đài Loan đang đang chiếm giữ đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là
Thái Bình) có diện tích quảng 1.5km2 là hòn đảo to nhất tại quần đảo
Trường Sa và to thứ nhì trên Biển Đông sau đảo Phú Lâm rộng quảng 2km2
thuộc Hoàng Sa . Tuy nhiên Ba Bình cách Đài Loan hơn 1.300 km trong khi
chỉ cách VN quảng 500km và cũng cách căn cứ đảo Phú Lâm do TQ chiếm đóng
một quảng đường tương tự.
Trong các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, chỉ có Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc chính thức tuyên bố đòi chủ quyền đối với đảo Ba Bình. Gần đây phía Đài Loan đưa ra cái gọi là nguy cơ bị Việt Nam đánh chiếm đảo...Thực hư câu chuyện này chưa được kiểm chứng. Nhưng căn cứ vào tương quan lực lượng và bối cảnh tình hình có thể thấy đó chỉ là cái cớ để Đài Bắc xúc tiến kế hoạch nâng cấp căn cứ quân sự tại đảo Ba Bình. Việc nâng cấp này nhằm mục đích gì, nếu không phải là để nâng thêm cái giá của Ba Bình khi đem ra mà cả với các bên liên quan vìlợi ích của Đài Loan(?) Sự phản ứng của cả hai phí VN và TQ nhìn chung đều mang tính chất "chiếu lệ". Tuy nhiên, Đài Bắc luôn tỏ ra rất dè dặt và thận trọng.
Câu hỏi đặt ra là, trong toàn bộ âm mưu độc chiến Biển Đông của Bắc
Kinh, với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã chiếm trái phép của Việt Nam, đảo
Ba Bình là một mục tiêu lý tưởng để tiến tới giấc mộng bá chủ Biển
Đông. Vậy tại sao Bắc Kinh hoàn toàn đủ sức đánh chiếm Ba Bình nhưng
chưa làm việc đó trong khi lại ra sức lấn chiếm những bãi đá ngầm của
Việt Nam hoặc Philipine? Câu trả lời là có thể vì Bắc Kinh tin chắc sớm
muộn họ cũng lấy được Ba Bình, chậm nhất là khi lấy lại toàn bộ Đài
Loan. Hoặc có thể Bắc Kinh chọn chiến thuật sử dụng vai trò của Đài Loan
khi nào thấy còn có lợi. Điều này cũng có nghĩa Bắc Kinh có thể đánh
chiếm Ba Bình bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên ở một góc nhìn khác, Ba Bình có thể trở thành một căn cứ rất
lý tưởng cho Mỹ và đồng minh, trong đó có Đài Loan, nhất là trong thế
trận Biển Đông mới ngày nay khi Mỹ đã quyết tâm quay lại Châu Á-TBD để
kiềm chế TQ. Vậy liệu sự tự tin của Bắc Kinh sẽ kéo dài được bao lâu khi
mà khả năng thống nhất được Đài Loan vẫn còn xa vời? Liệu Bắc Kinh sẽ
thay đổi chiến thuật và tốt nhất là chiếm dụng vị trí chiến lược quan
trọng bậc nhất này trước khi nó rơi vào tay Mỹ?. Thiết nghĩ khả năng này
giờ đây không phải là một chuyện viễn vông. Có lẽ Bắc Kinh đang cần
một cái cớ để hành động nhằm tránh tình huống xấu hơn(?) Tuy nhiên, xét
về mặt pháp lý lẫn tương quan lực lượng có tính đến yếu tố quan hệ
Mỹ-Đài, nếu Bắc Kinh chủ động đánh chiếm Ba Bình có thể còn khó hơn đánh
chiếm các đảo khác của VN hoặc Philipine.
Dù bất cứ khả năng nào, rõ ràng Đài Loan đang nắm trong tay một bảo bối.
Và hơn lúc nào hết Đài Bắc đang tính toán về phương thức sử dụng bảo
bối này để phục vụ cho lợi ích của mình. Nhưng việc sử dung bảo bối này
thế nào cũng là một bài toán khó đối với họ bởi lẽ mọi cử động đều đang
nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh. Trong thâm tâm Đài Bắc coi Bắc Kinh là
đối tượng đề phòng chứ không phải là Việt Nam hoặc Philipine. Mỹ cũng
có thể đang tính lại về thái độ đối với Đài Loan vốn lâu nay không được
mặn mà cho lắm và bị ràng buộc bởi chính sách "một Trung Quốc". Về phần
mình, Đài Loan dù muốn hay không cũng đã chuyển sang thái độ ôn hòa với
đại lục kể từ sau cuộc tuyển cử 2008 đưa Mã Anh Cửu lên nắm quyền. Tuy
nhiên dù gì thì gì, một cuộc tái thống nhất tự nguyện và hòa bình với
Đại lục cộng sản vẫn còn là một chủ đề khó hiện thực hóa đối với dân
chúng Đài Loan. Nói cách khác tiến trình thống nhất hòa bình này phụ
thuộc rất nhiều vào tiến trình dân chủ hóa đầy khó khăn của Lục đia,
trong khi phương thức thống nhất bằng vũ lực tỏ ra còn khó hơn nhiều.
Tóm lại, có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, đảo Ba Bình nắm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng và cũng là vị trí nhậy cảm bậc nhất trong khu vực. Mọi diễn biến đối với hòn đảo này không chỉ cho thấy độ nóng của vấn đề tranh chấp biển đảo tại Biển Đông mà còn là tấm gương phản chiếu về quan hệ chiến lược lâu dài giữa Đài Loan, Trung Quốc và Mỹ. Trong bối cảnh chung, Đài Loan vẫn là một ẩn số đòi hỏi sự chú ý đặc biệt trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ./.
Tóm lại, có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, đảo Ba Bình nắm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng và cũng là vị trí nhậy cảm bậc nhất trong khu vực. Mọi diễn biến đối với hòn đảo này không chỉ cho thấy độ nóng của vấn đề tranh chấp biển đảo tại Biển Đông mà còn là tấm gương phản chiếu về quan hệ chiến lược lâu dài giữa Đài Loan, Trung Quốc và Mỹ. Trong bối cảnh chung, Đài Loan vẫn là một ẩn số đòi hỏi sự chú ý đặc biệt trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ./.