Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Chuẩn bị của Việt Nam trước hết phải là chuẩn bị của Đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Không có tiếng thét của các bô lão tại điện Diên Hồng, nhà Trần có làm nên 3 chiến thắng quân Nguyên-Mông không? Cũng bởi không có lòng dân theo, mà nhà Hồ đã chịu mất nước...
*
Kể từ ngày 2/9/1945, Việt Nam là một quốc gia độc lập trong cộng đồng các quốc gia độc lập của thế giới, tới nay là 67 năm.
Kể từ lúc Trung Quốc, danh chính
ngôn thuận không có 1 hòn đảo nào trên Hoàng Sa, Trường Sa, mà sự chiếm
đóng của họ tại Phú Lâm (Hoàng Sa) và Ba Bình (Trường Sa) 1950 là do
tiếp quản sự chiếm đóng của Tưởng Giới Thạch tại các hòn đảo này, tới
nay là 62 năm.
Sự chiếm đóng của Tưởng Giới
Thạch tại Phú Lâm, Ba Bình lại là phi pháp, bởi quân đội Tưởng chỉ được
phép Đồng Minh chống Nhật cho phép giải giáp quân đội Nhật Bản tại 2 đảo
trên, chứ không hề cho phép chiếm đóng các đảo Phú Lâm hay Ba Bình.
Kể từ hội nghị San Francisco Hoa
Kỳ 9/1951, khi cộng đồng quốc tế gồm 51 quốc gia bàn bạc các vấn đề sau
thế chiến 2 đã chính thức bác bỏ yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc đối
với HS, TS với 48 phiếu chống, chỉ có 3 phiếu thuận, tới nay đã 61 năm.
Kể từ 4/9/1958 khi Chu Ân Lai gửi
công hàm công bố chủ quyền của TQ tại HS, TS và sau đó là công hàm bán
nước Phạm Văn Đồng 14/9/1958 đến nay đã 54 năm.
Kể từ ngày 17 đến 19 tháng 1 năm
1974, Trung Quốc dùng hải chiến do đích thâm Đặng Tiểu Bình chỉ huy
chiếm của VNCH hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, tới nay là 38 năm.
Kể từ ngày 14/03/1988 Trung Quốc hải chiến chiếm đảo Gạc Ma và 6 đảo khác trên Trường Sa của Việt Nam, tới nay đã 24 năm.
Kể từ cuộc hội nghị bắt đầu cho 1
cuộc trường chinh ngoại giao đầu hàng, khom lưng, nhượng bộ lãnh thổ
lãnh hải Việt Nam cho Trung Quốc, hội nghị Thành Đô từ 3-4/9/1990, tới
nay là 22 năm.
Kể từ khi Trung Quốc chính thức
thông qua luật Biển TQ, tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh hải
Trung Quốc 1992 tới nay là 20 năm.
Với những mốc quan trọng trên,
trong lịch sử đánh mất HS, một phần TS, lịch sử Việt Nam đã đi một chặng
đường dài gắn liền với lịch sử lãnh đạo của ĐCS VN.
Lịch sử của chính sách đối ngoại
coi Trung Quốc là quốc gia anh em, quốc gia đồng chí đã kéo dài ngay từ
ngày đầu lập quốc của ĐCS VN.
Với một ngây thơ chính trị cố ý, ĐCS VN đã để cho Biển Đảo VN rơi vào họa xâm lăng của chủ nghĩa bành trướng tân đại Hán.
1. Trung Quốc đã chính thức xâm lược Việt Nam, đã chính thức đặt Hoàng Sa, Trường Sa làm quận huyên của chúng: thành phố Tam Sa.
Ngay sau khi Quốc hội Việt Nam
thông qua Luật Biển VN với điều 1 khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa thuộc chủ quyền của nước Việt Nam, Trung Quốc đã phản công dữ dội.
Họ chính thức thông qua tại Quốc
hội Trung Quốc việc thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm 2 quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc hôm nay thành lập
thành phố huyện Tam Sa gồm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, thì họ vẫn
hành xử như Trung Quốc thời Mã Viện: Chia lại Việt Nam thành những quận
huyện Trung Quốc như giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam,...
Vẫn là một đế quốc phong kiến, bành trướng đại hán khi xưa.
Phương pháp Trung Quốc tiến hành
xâm lược Biển Đảo của Việt Nam cũng vẫn như xưa: dùng vũ lực xâm chiếm,
kèm theo bao mưu mô xảo quyệt như 16 chữ, 4 tốt, như viện trợ vô sản...
để ĐCS VN suốt bao nhiêu năm qua luôn ảo tưởng vào tình hữu nghị của
họ.
2. Chính sách đối ngoại chọn Trung Quốc làm bạn, làm đồng minh chiến lược để dựa vào phát triển đất nước bị phá sản hoàn toàn.
Từ bao năm nay, Trung Quốc luôn
phỉnh dụ các lãnh tụ cộng sản Việt Nam: Trung Quốc là hậu phương tin cậy
của Việt Nam đánh đế quốc Mỹ. 800 triệu nhân dân Trung Quốc luôn sát
cánh ủng hộ nhân dân Việt Nam chống xâm lược Mỹ.
Trung Quốc đã dùng cái gọi là viện trợ quốc tế vô sản để đánh lừa sự cảnh giác của ĐCS VN.
Những bài học lịch sử của quốc
gia Việt Nam dựng nước và giữ nước, đã bị các lãnh tụ cộng sản Việt Nam
tất cả các thế hệ cố tình quên.
Những dòng thơ như:
"Quan san muôn dăm một nhà,
Bốn phương vô sản đều là anh em" (HCM)
hay:
"Mối tình hữu nghị Việt-Trung,
Vừa là đồng chí vừa là anh em" (HCM)
chỉ còn là những dòng thơ làm dẫn chứng cho một sự ngu xuẩn chính trị vô cùng tận của các lãnh tụ cộng sản thế hệ 1 của ĐCS VN.
Tấm mặt nạ "viện trợ quốc tế vô sản" đã bị rơi xuống.
Còn trơ lại bộ mặt xâm lược của một đế quốc phong kiến hủ lậu, tàn ác nhất trong lịch sử loài người.
Hôm nay, những khẩu hiệu như "Biển Đông yên tĩnh" của TBT Nguyễn Phú Trọng, "Trung Quốc không có mưu đồ xâm lược lãnh thổ đối với Việt Nam" của Nguyễn Chí Vịnh, hay "những người tham gia biểu tình chống TQ xâm lược Biển, Đảo Việt Nam là bị thế lực bên ngoài xúi dục" của Nguyễn Thế Thảo... đã trở thành những cương lĩnh chính trị ủng hộ xâm lược Trung Quốc.
Những người tung các khẩu hiệu này, sẽ chỉ là những thây ma chính trị trên chính trường Việt Nam mà thôi.
3. Việt Nam đang ở giai đoạn tiền chiến tranh.
Chủ quyền của Việt Nam trên 2
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là không thể chối cãi được và đã được cộng
đồng quốc tế công nhận tại hội nghị San Francisco 9/1951.
Trong thực tế, Việt Nam đã thực
thi bảo vệ chủ quyền này và khai thác 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa một
cách liên tục cho tới khi Nhật Bản chiếm đóng 1939.
Sau 1954, Việt Nam Cộng Hòa đã thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa.
Trung Quốc bằng vũ lực đã chiếm
đóng của Việt Nam hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và 9 đảo của Việt
Nam tại Trường Sa năm 1988, 1992.
Sau khi Quốc hội Việt Nam thông
qua Luật Biển 21/6/2012, Trung Quốc đã chính thức hợp pháp hóa theo luật
Trung Quốc việc chiếm đóng lâu dài 2 quần đảo của Việt Nam bằng việc
quốc hội TQ thông qua việc thành lập thành phố huyện Tam Sa, thủ phủ của
2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Trung Quốc đã đặt Hoàng Sa và Trường Sa thành quận huyện của Trung Quốc.
Trung Quốc đã chính thức chiếm đoạt một phần Biển Đảo của Việt Nam.
Hành động này của Trung Quốc chỉ có một tên, mà từ ngàn xưa tới nay, người Việt Nam vẫn gọi bằng 2 từ: Xâm lược.
Dân tộc Việt Nam đã có nhiều bài
học lịch sử của mình. Những bài học này có cùng 1 nội dung: hễ có Xâm
lược Trung Quốc, thì phải dáng trả ngay những đòn đích đáng.
Bao giờ cuối cùng Việt Nam cũng chiến thắng.
Hành động Xâm lược của TQ đối với
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã đặt đất nước của chúng ta vào 1
giai đoạn mới: Tiền chiến tranh, giai đoạn chuẩn bị của chiến tranh.
4. Chuẩn bị tốt cho chiến tranh là đẩy lùi khả năng xảy ra chiến tranh.
Chính trị Trung Quốc đang bước vào giai đoạn khó khăn nhất: giai đoạn chuyển giao quyền lực.
Con rắn quyền lực BCT ĐCS TQ đang lột xác.
Ai sẽ làm hoàng đế Trung Quốc trong 10 năm tới?
Hôm nay những phản ứng điên cuồng của một đế
quốc phong kiến hủ lậu cho ta phán đoán: phe hiếu chiến Tập Cận Bình
đang triển khai mọi nỗ lực, mọi thủ đoạn hòng nắm dây cương của quyền
lực tại TQ.
Việc Quốc hội VN thông qua Luật Biển đã là một cái tát mạnh vào chính sách bành trướng mù quáng trên Biển Đông của phe họ Tập.
Chính sách đồng minh của chính Trung Quốc sẽ bị xét lại bởi chính BCT ĐCS TQ.
Đây sẽ là những chủ đề cho đấu đá quyền lực bất tận tại quốc gia phong kiến này.
Gây một cuộc
chiến tranh tổng lực, kiểu 1979, với Việt Nam hôm nay là điều chính
Trung Quốc phải né tránh. Bởi những ung nhọt của xã hội Trung Quốc, như
vấn đề Tây Tạng, Tân Cương, bởi những bất cập về đất đai, sự phân biệt
giàu nghèo,... và cũng bởi vì chính nền kinh tế Trung Quốc không cho
phép khi phí tổn cho chiến tranh không biết sẽ lớn lao như thế nào và
cuộc chiến không biết sẽ kéo dài bao lâu.
Tuy vậy, nếu Việt Nam không tích
cực chuẩn bị cho chiến tranh, Trung Quốc có thể không dám dùng chiến
tranh tổng lực, nhưng họ có thể dùng "tiểu chiến" để cướp thêm của Việt Nam một số đảo tại Trường Sa, để chiếm đoạt một số địa điểm thuộc đặc quyền lãnh hải của Việt Nam như 9 ô họ đã kêu gọi đấu thầu.
Trung Quốc luôn thua Việt Nam trong những cuộc chiến tranh lớn của lịch sử cũng như thời cận đại.
Nhưng họ đã thành công trong các "tiểu chiến" gần đây để cướp HS, TS của Việt Nam.
Chuẩn bị của Việt Nam phải là
chuẩn bị quân đội, chuẩn bị các trang thiết bị, vũ khí tối tân,... để có
thể chống trả lại hỏa lực của TQ.
Thế nhưng, chuẩn bị của Việt Nam trước hết phải là chuẩn bị của Đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Không có tiếng thét của các bô lão tại điện Diên Hồng, nhà Trần có làm nên 3 chiến thắng quân Nguyên-Mông không?
Cũng bởi không có lòng dân theo, mà nhà Hồ đã chịu mất nước.
Con đường duy nhất đúng để Việt
Nam trường tồn là như vậy: Chuẩn bị đoàn kết dân tộc để chống trả chiến
tranh xâm lược của bá quyền TQ nếu xảy ra.
Ai còn ảo tưởng vào thiện ý của TQ đối với tổ quốc Việt Nam là có tội với dân tộc Việt Nam.
Ngày hôm nay, chuẩn bị tốt để
chống chiến tranh xâm lược còn là ngoại giao tranh thủ sự ủng hộ của Hoa
Kỳ và các nước dân chủ trên thế giới, của các nước Asean.
Thực thi đa đảng, thực thi dân
chủ là con đường đưa Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc, là con
đường tranh thủ được ủng hộ của đông đảo các quốc gia dân chủ trên thế
giới, là con đường đoàn kết toàn dân Việt Nam, là con đường mang lại hòa
bình cho đất nước, biển đảo yêu quí của chúng ta.