Nguyễn
Thế Cỏ quê ở phủ Quế Võ, xứ Kinh Bắc. Nghe nói khi sinh cổ cuốn chặt ba vòng
cuộn thước dây. Có kẻ bốc phệ cầm phướn đi qua nghe sự lạ mới đòi vào nói rằng:
đứa bé này là một ngôi địa sát rớt trần, tướng này phú quý không để đâu cho hết
có thể làm đến thái thú, thượng thư. Có điều kiếp trước trót làm thân Sở Khanh
chơi bùng rồi quất ngựa truy phong kiếp này khó tránh khỏi thị phi. Người nhà
sợ lắm mới hỏi vì sao ngõ hầu làm lễ giải. Ông thầy nói cơ trời khó lộ, tay chỉ
chỉ xuống đất rồi đi mất. Chỉ thấy chỗ đó:
Cỏ gà
lún phún leo quanh mép,
Cá diếc
le te lách giữa dòng.
Bàn
nhau rằng không nhẽ gọi cậu là diếc, bèn gọi là Cỏ để cầu sự sống dai. Lại sợ
chuyện cỏ dại ứng với số con cháu sau này bèn thêm một chữ Thế, đứng trước chữ
Cỏ, lấy làm đắc ý rằng: Diếc lên bờ thì chỉ có diếc trong chảo mở, cỏ thì
đến Tử cấm thành còn có, lo chi sự vững bền.
Cỏ lớn lên tính tình hiền hòa, thường xoa đôi bàn tay vào nhau đến mất cả hoa tay. Học hành tầm thường song được cái hay chỉ trời vạch đất chém gió rất hăng. Có bận đi chơi với chúng bạn về Yên Thế mới bàn: Ta mà là cụ Đề Thám thành tất phải định ở Ba Đình. Lại bảo cụ Đề rốt lại cũng vì chữ Thủy, tin lời mấy ả lồn xồn chuyện đại bác mà quá chén ra say, mà thua. Lại nói cụ thác ở Nhã Nam âu cũng là vì tin người. Ta quyết không quên chuyện đó. Chúng nghe vậy phục chí của Nguyễn lắm.
Cỏ lớn lên làm nghề phu hồ thường bớt xén xi măng cho vào túi quần đem bán mua rượu chiều chiều cùng chúng bạn ăn nhậu, karaoke vỉa hè lấy làm đắc ý, sảng khoái lắm. Năm 20 tuổi, một vị huyện quan nhân đi qua xem tài chỉ trời vạch đất mới thích thú đưa về làm nha lại trong phủ. Cỏ vốn có tài xoa tay biết vị sở quan thích thú chuyện gió trăng bèn nay lên Yên Dũng vời về gái xinh, mai lên Sơn Động góp về sơn nữ đẹp, lại sai thủ hạ xuống tận xứ Hải Phòng kiếm về mấy ả ca-ve phong sương điêu luyện nghề thổi kèm huýt sáo. Có lời đồn rằng Cỏ sau này lên được đến chức Thái Thú Bắc Ninh âu cũng là nhờ tài vỗ mông ngựa, rành rẽ chuyện ngõ tắt lối nhỏ và sử điêu luyện kế mỹ nhân. Dân trăm làng xứ Kinh bắc hay nói với nhau rằng: Lúc say sưa thường ví mình với Lưu Huyền Đức, chỉ có một tài nhưng đó là tài dùng người tài, bất phân nam nữ, bất từ thủ đoạn, miễn sao cho được việc thì thôi. Có bận say quá còn nói với tả hữu rằng: Trượng phu, quân tử mẹ gì thì cũng thích cái gió, cái đó cả thôi. Sau này công thành danh toại kiểu gì ta cũng lập ra nghiệp đoàn ca-ve làm căn cốt của binh gia, lại ngõ hầu tạ ơn.
Năm Mậu Tý, có chiếu vời Cỏ về thành Thăng Long. Cỏ về phủ bàn với phu nhân rằng: Ta là con rồng, ẩn mãi sao được ở xó rừng này. Nghe nói Thăng Long là đất thần kinh ngàn năm...ôn vật. Phàm là kẻ sĩ có chí...ôm chai không thể không một lần về đất ấy.
Phu nhân nói: Phu quân âu cũng chỉ là thằng thợ xây giỏi việc đo đắp, khéo việc bẩm thưa, kỳ tài luồn tay, giỏi việc đi tắt ngõ tắt cửa sau. Đất Thăng Long đầy rẫy hủ nho. Bọn đấy miệng không bao giờ kịp mọc sẹo. Phu quân rời vào đó há không phải bỏ an đến nguy ru!
Cỏ xoa cằm đáp: Đất Thăng Long đồn rằng ngọa hổ tàng long nhưng trước thì thằng kéo xe làm thái thú, sau đến đứa chọc tô vít làm cột rường. Hạng thất phu đó còn đòi xe lọng ta há sợ ư.
Phu nhân bàn rằng: Tướng công tuổi Thìn về đất Thăng Long hơn đứt đứa đỡ đẻ, coi như được thiên thời. Mạng chàng thủy, có hồ Lục thủy gọi là có....thủy lợi. Chỉ hiềm rồng nằm ao sao tránh khỏi hở lưng, điềm thị phi ở đây chăng? Không đi là hơn.
Cỏ đạp bàn quăng chén quát lên rằng: Nàng là bậc nữ nhi sao hiểu được tâm ý của kẻ trượng phu.
Giận quá bèn ba tháng cấm vận không chút đoái hoài, rời phủ lên Sơn Động vui thú gió trăng. Cỏ quát thế những bụng vẫn nữa tin nửa ngờ. Có kẻ mưu sĩ bàn rằng: Phu nhân giở trò Ăng- Ghen, sợ ông về đất Thăng Long cầm lòng không đậu với bọn ả đào đất đó thôi. Nước sông lớn đổ về cái ao Bờ Hồ lo gì rồng thiếu nước. Chỉ sợ chuyện giáo gươm mà thôi. Cỏ yên tâm, nói với chúng rằng: Một thằng sửa đài, tiến sĩ ngoáy tô-vít, một đứa đỡ đẻ mặt nhờn mỡ miệng ngậm panh còn làm thái thú Thăng Long được, ta há không dám ư!
Tháng 7 năm Mậu Tý về thành Thăng Long nhậm chức thái thú, bơi thuyền trên hồ Lục Thủy vỗ an dân chúng. Vài hôm, Cỏ đến trước tượng vua Lê quỳ xuống vái 3 vái mà nhủ rằng: Ngài đứng ở đây một mình chắc mỏi chân, không người hương khói, xin phù cho hai chữ bình an đến năm Hổ, bỉ chức bẽ mặt với thiên hạ cũng xin làm cho ngài cái hậu điện ăn chuối quanh năm. Có kẻ học sĩ đứng bên nhắc rằng: Tượng đài chứ đâu phải tượng thờ mà thái thú hứa chuyện chuối-hương. Cỏ nghe thế trợn mắt mắng rằng: Ngươi định nói chuyện họ nhà tôm với ta ư! Tượng thờ hay tượng đài là do ơn trên mưa móc ban xuống chứ đâu phải do tượng thế nào. Quả nhiên sau này có chuyện Nguyễn Tể tướng đúc tim cho Thánh Gióng. Nhưng chuyện đó sẽ bàn sau. Bấy giờ, nghe Cỏ nói thế, người kia sợ, cụp mắt xuống dép. Cỏ vái xong nhìn lên chợt trông thấy mũi kiếm vua Lê đâm thẳng sang phủ Thái Thú bên hữu hồ Lục Thủy mới sợ toát mồ hôi, bữa đó nốc đến mấy chai XO vẫn không tài nào say được.
Cỏ về Thăng Long được mấy bữa thì xảy sự lạ. Thăng Long mưa suốt 4 ngày. Ở ấp Mỹ Đình, bầy chiến mã hàng hiệu toàn hạng Xích Thố Lắc xù, Phi Vân Mẹc- xê- đét, Phiên Vũ Cam-ry ngày đi ngàn dặm mới buôn từ xứ Phù Tang sang chết đuối dưới...hầm. Dân Thăng Long be bờ chắn cửa, bơi thuyền trên phố rồi nhái âm nhạc rằng: Em đi bơi thuyền trên phố Đại La. Oán thán thấu đến phủ thái thú. Cỏ được quân sư ủn đít, rỉ tai bắt chước thượng thư bộ nông Lê Huy Ngọ lên khóc trên đê hữu ngạn sông Cái rằng ba ngày nay vẫn đứng chôn chân ở đây lo đê vỡ. Bấy giờ Thăng Long quận Vương Phạm Quang Nghị có ý trách dân Tràng An rằng: Sao dân cứ ỷ lại triều đình. Cứ chờ từng gói mỳ tôm, từng thùng "một phần tất yếu của cuộc sống", còn nặng nhẹ rằng: Đi ị cũng chờ triều đình xuống cọ đít ư. Dân oán thán lắm. Lại có học sĩ Nguyễn Văn Hùng, ở Xây dựng học quán cất lời tấu rằng: Thăng Long tứ bề đều bê tông hóa. Nước trời ban xuống không có chỗ thoát. Âu cũng là căn bệnh cận thị của quan chức thủ đô. Cỏ nghe vậy lấy làm lo sợ mới than trời rằng: Ta lão thị mà chúng chửi ta cận thị. Đấy thời thế! Mưa xuống là do ý trời chăng. Rồi ngay đêm đó định lớn bé thê thiếp trở về Kinh Bắc. Có kẻ mưu sĩ trong nhà mới can rằng: Ngài mạng trường lưu thủy, lại cầm tinh con rồng. Mưa xuống là ý trời. Rồng gặp nước, sông được nước trời há lại không hơn mấy cái thủy điện trên núi ư. Lụt âu cũng là tại câu chuyện quy hoạch kinh đô, ngài không nhân đó mà phát huy cái nghề chỉ trên định dưới của mình thì còn đợi đến bao giờ. Lại bảo huống chi bây giờ Thăng Long quận Vương vừa dại miệng đang dễ lật thuyền. Cỏ chợt tỉnh ngộ mới vỗ bàn rằng: Ta thật hoang đường. May có cao nhân chỉ dạy không thì đã lỡ việc lớn rồi. Nói đoạn bèn sụp xuống lạy. Đêm đó bàn mưu tính kế thâu đêm.
Hôm sau Cỏ triệu đốc văn là Phạm Quang Long đến phủ thực sớm, truyền bắn lên Internet bài vè "Hít le ướt sịp". Lại sai Long thuê người nhái bản cầm tiêu gào rú "Hà Nội mùa này phố cũng như sông". Dân Tràng An mải câu chuyện vui, quên câu chuyện cảnh giác, nhờ đó giữ được chữ An. Lại nhân chuyện Lụt từ ngã tư đường phố bèn sai thủ hạ là Tô Anh Tuấn viết một bản tấu sớ xin rời kinh đô lên chân núi Ba Vì để tránh lụt.
Một hôm Cỏ đang ngồi nhâm nhi Jonny Walker, xem múa cột bên hồ Ha-le thì có một vị đạo sĩ mặt đen sừng sộ bước vào chỏ mặt mắng rằng: Mặt ngài xếp nếp, trán có chữ tiền, trời cho mà không muốn nhận lại giở trò mèo mả gà đồng giữa thanh thiên bạch nhật thế này sao!
Cỏ vội quát tả hữu lui xuống sửa lại khăn áo chắp tay nói rằng: Xin được cao nhân chỉ giáo.
Đạo sĩ nguôi giận uống bát rượu to, ăn miếng thịt lớn, hỏi lại rằng: Bây giờ làm gì thì có thể kiếm được gia sản ức vạn?
Cỏ xoa cằm rồi vỗ vỗ vào mông mấy ả ca-ve đáp tự phụ: Nuôi con ca-ve, trồng cây thuốc phiện. Nhưng đó là cách làm tiền của phường thất phu.
Lại nói: Bỉ chức dẫu gì cũng ngồi được một phương, lương ba cọc ba đồng nhưng cũng một bước lên xe hai bước xuống xe, hưởng chuyện khói hương cũng đủ tiền cho con đi học Mỹ. Ngẫm ra, làm quan bây giờ là làm được tiền nhanh, nhiều và nhàn nhất.
Thấy đạo sĩ không đáp, mới hỏi rằng: Ăn của đút có giàu nhanh không?
Đạo sĩ đáp: Ăn của đút chỉ giàu gấp đôi quan thanh liêm.
Lại hỏi: Nắn đường, xén bê tông, nay bịt mai phá ngã tư, làm xiếc với tiền thuế của dân có giàu nhanh không?
Đạo sĩ đáp: Cũng chỉ giàu gấp bốn.
Cỏ vỗ trán hỏi rằng: Vẽ ra dự án, áp cơ chế xin cho ăn phần trăm, buôn đất rồi vẽ quy hoạch đường xá đô thị lên đó thì sao?
Đạo sĩ cười đáp: Đó mới là cách kiếm gia sản ức vạn của bậc làm quan. Có xây cột vàng thềm ngọc, dăm bữa đổi một con chiến mã, ngày tu chục chai XO, xơi dăm con dìn roóng cũng không làm sao cho hết tiền. Phú quý cho đến muôn đời.
Cỏ bấy giờ yên tâm lắm. Năm Hùm, cùng thượng thư bộ Công là Nguyễn Hồng Quân tấu xin dời đô lên Ba Vì, dựng trục tâm linh Thăng Long. Đất Ba Vì năm đó nổi sóng lớn. Cỏ giữa cơn sốt tung ra bán những miếng thủ sẵn trong tay áo, tiền thu về như nước sông Cái mùa lũ. Lại nhân dịp Thăng Long mở kho tung ngân lượng nói để chỉnh trang cứ bỏ ra hai thì thu lại được một đồng.
Năm đó, Cỏ cho lát đá xanh bên hồ Lục Thủy, bọn nho sĩ đồ gàn ở Thăng Long bấy giờ nhao nhao phản đối như ong vỡ tổ. Môn nhân là Tô Anh Tuấn bàn rằng: Ngài là con rồng nước, làm chuyện be bờ đắp đập kè chắn như vậy há triệt thế vẫy vùng ư. Nay nhân chuyện bọn sĩ phu Bắc Hà phản đối sao không dừng mịa cho rồi để một công được hai việc. Cỏ nghe, bèn không cho làm nữa.
Cỏ một đêm bỗng nằm mơ thấy có một vị râu dài mặc áo vàng rồng phượng đội mũ bình thiên đến mắng rằng: Mẹ quân khốn, sao mày dám lợi dụng ông để lừa dân. Ông thì ông cho thánh vật chết toi mày ra. Cỏ sợ toát mồ hôi mới nhớ lại chuyện vua Lê chỏ gươm. Sáng sớm hôm sau bèn sai quân lính đập bức tường sau tượng vua Lê đưa chó gốm, ban thờ đặt chuối đắp rồng lộn thắp hương cúng bái. Lại sang tượng vua Lý bên hữu hồ Lục Thủy khấn rằng: Đêm qua bỉ chức chả biết Lê, Lý vị nào về dọa dẫm. Bỉ chức mệnh quan của triều đình há sợ ư. Bảo cho ngài biết cẩn thận không là bỉ chức cho ngài luôn một trái tim với tí nhau thì đau và nhục không khác gì bị thiến đâu. Khấn rồi vênh mặt bỏ đi.
Tối đó đang cùng phu nhân chơi trò cưỡi ngựa thì bỗng có khách nhân xin vào yết kiến. Phu nhân đang cao hứng không cho ra. Cỏ đáp rằng ta là thái thú Thăng Long, trước nay có tiếng là dân chủ, chỉ vì câu chuyện ngựa trâu mà nàng nỡ để ta bị thiên hạ đàm tiếu chăng, bèn xỏ quần, kéo áo đi ra, nhân đó thoát kiếp ngựa trâu. Thấy Cỏ xốc xếch mặt đỏ chuyện gió trăng, khách nhân chỏ quạt nói rằng: Đại họa lâm đầu sao ông còn mải chuyện lò gạch xà beng há chẳng phải là ngu ngốc lắm sao?
Cỏ lớn lên tính tình hiền hòa, thường xoa đôi bàn tay vào nhau đến mất cả hoa tay. Học hành tầm thường song được cái hay chỉ trời vạch đất chém gió rất hăng. Có bận đi chơi với chúng bạn về Yên Thế mới bàn: Ta mà là cụ Đề Thám thành tất phải định ở Ba Đình. Lại bảo cụ Đề rốt lại cũng vì chữ Thủy, tin lời mấy ả lồn xồn chuyện đại bác mà quá chén ra say, mà thua. Lại nói cụ thác ở Nhã Nam âu cũng là vì tin người. Ta quyết không quên chuyện đó. Chúng nghe vậy phục chí của Nguyễn lắm.
Cỏ lớn lên làm nghề phu hồ thường bớt xén xi măng cho vào túi quần đem bán mua rượu chiều chiều cùng chúng bạn ăn nhậu, karaoke vỉa hè lấy làm đắc ý, sảng khoái lắm. Năm 20 tuổi, một vị huyện quan nhân đi qua xem tài chỉ trời vạch đất mới thích thú đưa về làm nha lại trong phủ. Cỏ vốn có tài xoa tay biết vị sở quan thích thú chuyện gió trăng bèn nay lên Yên Dũng vời về gái xinh, mai lên Sơn Động góp về sơn nữ đẹp, lại sai thủ hạ xuống tận xứ Hải Phòng kiếm về mấy ả ca-ve phong sương điêu luyện nghề thổi kèm huýt sáo. Có lời đồn rằng Cỏ sau này lên được đến chức Thái Thú Bắc Ninh âu cũng là nhờ tài vỗ mông ngựa, rành rẽ chuyện ngõ tắt lối nhỏ và sử điêu luyện kế mỹ nhân. Dân trăm làng xứ Kinh bắc hay nói với nhau rằng: Lúc say sưa thường ví mình với Lưu Huyền Đức, chỉ có một tài nhưng đó là tài dùng người tài, bất phân nam nữ, bất từ thủ đoạn, miễn sao cho được việc thì thôi. Có bận say quá còn nói với tả hữu rằng: Trượng phu, quân tử mẹ gì thì cũng thích cái gió, cái đó cả thôi. Sau này công thành danh toại kiểu gì ta cũng lập ra nghiệp đoàn ca-ve làm căn cốt của binh gia, lại ngõ hầu tạ ơn.
Năm Mậu Tý, có chiếu vời Cỏ về thành Thăng Long. Cỏ về phủ bàn với phu nhân rằng: Ta là con rồng, ẩn mãi sao được ở xó rừng này. Nghe nói Thăng Long là đất thần kinh ngàn năm...ôn vật. Phàm là kẻ sĩ có chí...ôm chai không thể không một lần về đất ấy.
Phu nhân nói: Phu quân âu cũng chỉ là thằng thợ xây giỏi việc đo đắp, khéo việc bẩm thưa, kỳ tài luồn tay, giỏi việc đi tắt ngõ tắt cửa sau. Đất Thăng Long đầy rẫy hủ nho. Bọn đấy miệng không bao giờ kịp mọc sẹo. Phu quân rời vào đó há không phải bỏ an đến nguy ru!
Cỏ xoa cằm đáp: Đất Thăng Long đồn rằng ngọa hổ tàng long nhưng trước thì thằng kéo xe làm thái thú, sau đến đứa chọc tô vít làm cột rường. Hạng thất phu đó còn đòi xe lọng ta há sợ ư.
Phu nhân bàn rằng: Tướng công tuổi Thìn về đất Thăng Long hơn đứt đứa đỡ đẻ, coi như được thiên thời. Mạng chàng thủy, có hồ Lục thủy gọi là có....thủy lợi. Chỉ hiềm rồng nằm ao sao tránh khỏi hở lưng, điềm thị phi ở đây chăng? Không đi là hơn.
Cỏ đạp bàn quăng chén quát lên rằng: Nàng là bậc nữ nhi sao hiểu được tâm ý của kẻ trượng phu.
Giận quá bèn ba tháng cấm vận không chút đoái hoài, rời phủ lên Sơn Động vui thú gió trăng. Cỏ quát thế những bụng vẫn nữa tin nửa ngờ. Có kẻ mưu sĩ bàn rằng: Phu nhân giở trò Ăng- Ghen, sợ ông về đất Thăng Long cầm lòng không đậu với bọn ả đào đất đó thôi. Nước sông lớn đổ về cái ao Bờ Hồ lo gì rồng thiếu nước. Chỉ sợ chuyện giáo gươm mà thôi. Cỏ yên tâm, nói với chúng rằng: Một thằng sửa đài, tiến sĩ ngoáy tô-vít, một đứa đỡ đẻ mặt nhờn mỡ miệng ngậm panh còn làm thái thú Thăng Long được, ta há không dám ư!
Tháng 7 năm Mậu Tý về thành Thăng Long nhậm chức thái thú, bơi thuyền trên hồ Lục Thủy vỗ an dân chúng. Vài hôm, Cỏ đến trước tượng vua Lê quỳ xuống vái 3 vái mà nhủ rằng: Ngài đứng ở đây một mình chắc mỏi chân, không người hương khói, xin phù cho hai chữ bình an đến năm Hổ, bỉ chức bẽ mặt với thiên hạ cũng xin làm cho ngài cái hậu điện ăn chuối quanh năm. Có kẻ học sĩ đứng bên nhắc rằng: Tượng đài chứ đâu phải tượng thờ mà thái thú hứa chuyện chuối-hương. Cỏ nghe thế trợn mắt mắng rằng: Ngươi định nói chuyện họ nhà tôm với ta ư! Tượng thờ hay tượng đài là do ơn trên mưa móc ban xuống chứ đâu phải do tượng thế nào. Quả nhiên sau này có chuyện Nguyễn Tể tướng đúc tim cho Thánh Gióng. Nhưng chuyện đó sẽ bàn sau. Bấy giờ, nghe Cỏ nói thế, người kia sợ, cụp mắt xuống dép. Cỏ vái xong nhìn lên chợt trông thấy mũi kiếm vua Lê đâm thẳng sang phủ Thái Thú bên hữu hồ Lục Thủy mới sợ toát mồ hôi, bữa đó nốc đến mấy chai XO vẫn không tài nào say được.
Cỏ về Thăng Long được mấy bữa thì xảy sự lạ. Thăng Long mưa suốt 4 ngày. Ở ấp Mỹ Đình, bầy chiến mã hàng hiệu toàn hạng Xích Thố Lắc xù, Phi Vân Mẹc- xê- đét, Phiên Vũ Cam-ry ngày đi ngàn dặm mới buôn từ xứ Phù Tang sang chết đuối dưới...hầm. Dân Thăng Long be bờ chắn cửa, bơi thuyền trên phố rồi nhái âm nhạc rằng: Em đi bơi thuyền trên phố Đại La. Oán thán thấu đến phủ thái thú. Cỏ được quân sư ủn đít, rỉ tai bắt chước thượng thư bộ nông Lê Huy Ngọ lên khóc trên đê hữu ngạn sông Cái rằng ba ngày nay vẫn đứng chôn chân ở đây lo đê vỡ. Bấy giờ Thăng Long quận Vương Phạm Quang Nghị có ý trách dân Tràng An rằng: Sao dân cứ ỷ lại triều đình. Cứ chờ từng gói mỳ tôm, từng thùng "một phần tất yếu của cuộc sống", còn nặng nhẹ rằng: Đi ị cũng chờ triều đình xuống cọ đít ư. Dân oán thán lắm. Lại có học sĩ Nguyễn Văn Hùng, ở Xây dựng học quán cất lời tấu rằng: Thăng Long tứ bề đều bê tông hóa. Nước trời ban xuống không có chỗ thoát. Âu cũng là căn bệnh cận thị của quan chức thủ đô. Cỏ nghe vậy lấy làm lo sợ mới than trời rằng: Ta lão thị mà chúng chửi ta cận thị. Đấy thời thế! Mưa xuống là do ý trời chăng. Rồi ngay đêm đó định lớn bé thê thiếp trở về Kinh Bắc. Có kẻ mưu sĩ trong nhà mới can rằng: Ngài mạng trường lưu thủy, lại cầm tinh con rồng. Mưa xuống là ý trời. Rồng gặp nước, sông được nước trời há lại không hơn mấy cái thủy điện trên núi ư. Lụt âu cũng là tại câu chuyện quy hoạch kinh đô, ngài không nhân đó mà phát huy cái nghề chỉ trên định dưới của mình thì còn đợi đến bao giờ. Lại bảo huống chi bây giờ Thăng Long quận Vương vừa dại miệng đang dễ lật thuyền. Cỏ chợt tỉnh ngộ mới vỗ bàn rằng: Ta thật hoang đường. May có cao nhân chỉ dạy không thì đã lỡ việc lớn rồi. Nói đoạn bèn sụp xuống lạy. Đêm đó bàn mưu tính kế thâu đêm.
Hôm sau Cỏ triệu đốc văn là Phạm Quang Long đến phủ thực sớm, truyền bắn lên Internet bài vè "Hít le ướt sịp". Lại sai Long thuê người nhái bản cầm tiêu gào rú "Hà Nội mùa này phố cũng như sông". Dân Tràng An mải câu chuyện vui, quên câu chuyện cảnh giác, nhờ đó giữ được chữ An. Lại nhân chuyện Lụt từ ngã tư đường phố bèn sai thủ hạ là Tô Anh Tuấn viết một bản tấu sớ xin rời kinh đô lên chân núi Ba Vì để tránh lụt.
Một hôm Cỏ đang ngồi nhâm nhi Jonny Walker, xem múa cột bên hồ Ha-le thì có một vị đạo sĩ mặt đen sừng sộ bước vào chỏ mặt mắng rằng: Mặt ngài xếp nếp, trán có chữ tiền, trời cho mà không muốn nhận lại giở trò mèo mả gà đồng giữa thanh thiên bạch nhật thế này sao!
Cỏ vội quát tả hữu lui xuống sửa lại khăn áo chắp tay nói rằng: Xin được cao nhân chỉ giáo.
Đạo sĩ nguôi giận uống bát rượu to, ăn miếng thịt lớn, hỏi lại rằng: Bây giờ làm gì thì có thể kiếm được gia sản ức vạn?
Cỏ xoa cằm rồi vỗ vỗ vào mông mấy ả ca-ve đáp tự phụ: Nuôi con ca-ve, trồng cây thuốc phiện. Nhưng đó là cách làm tiền của phường thất phu.
Lại nói: Bỉ chức dẫu gì cũng ngồi được một phương, lương ba cọc ba đồng nhưng cũng một bước lên xe hai bước xuống xe, hưởng chuyện khói hương cũng đủ tiền cho con đi học Mỹ. Ngẫm ra, làm quan bây giờ là làm được tiền nhanh, nhiều và nhàn nhất.
Thấy đạo sĩ không đáp, mới hỏi rằng: Ăn của đút có giàu nhanh không?
Đạo sĩ đáp: Ăn của đút chỉ giàu gấp đôi quan thanh liêm.
Lại hỏi: Nắn đường, xén bê tông, nay bịt mai phá ngã tư, làm xiếc với tiền thuế của dân có giàu nhanh không?
Đạo sĩ đáp: Cũng chỉ giàu gấp bốn.
Cỏ vỗ trán hỏi rằng: Vẽ ra dự án, áp cơ chế xin cho ăn phần trăm, buôn đất rồi vẽ quy hoạch đường xá đô thị lên đó thì sao?
Đạo sĩ cười đáp: Đó mới là cách kiếm gia sản ức vạn của bậc làm quan. Có xây cột vàng thềm ngọc, dăm bữa đổi một con chiến mã, ngày tu chục chai XO, xơi dăm con dìn roóng cũng không làm sao cho hết tiền. Phú quý cho đến muôn đời.
Cỏ bấy giờ yên tâm lắm. Năm Hùm, cùng thượng thư bộ Công là Nguyễn Hồng Quân tấu xin dời đô lên Ba Vì, dựng trục tâm linh Thăng Long. Đất Ba Vì năm đó nổi sóng lớn. Cỏ giữa cơn sốt tung ra bán những miếng thủ sẵn trong tay áo, tiền thu về như nước sông Cái mùa lũ. Lại nhân dịp Thăng Long mở kho tung ngân lượng nói để chỉnh trang cứ bỏ ra hai thì thu lại được một đồng.
Năm đó, Cỏ cho lát đá xanh bên hồ Lục Thủy, bọn nho sĩ đồ gàn ở Thăng Long bấy giờ nhao nhao phản đối như ong vỡ tổ. Môn nhân là Tô Anh Tuấn bàn rằng: Ngài là con rồng nước, làm chuyện be bờ đắp đập kè chắn như vậy há triệt thế vẫy vùng ư. Nay nhân chuyện bọn sĩ phu Bắc Hà phản đối sao không dừng mịa cho rồi để một công được hai việc. Cỏ nghe, bèn không cho làm nữa.
Cỏ một đêm bỗng nằm mơ thấy có một vị râu dài mặc áo vàng rồng phượng đội mũ bình thiên đến mắng rằng: Mẹ quân khốn, sao mày dám lợi dụng ông để lừa dân. Ông thì ông cho thánh vật chết toi mày ra. Cỏ sợ toát mồ hôi mới nhớ lại chuyện vua Lê chỏ gươm. Sáng sớm hôm sau bèn sai quân lính đập bức tường sau tượng vua Lê đưa chó gốm, ban thờ đặt chuối đắp rồng lộn thắp hương cúng bái. Lại sang tượng vua Lý bên hữu hồ Lục Thủy khấn rằng: Đêm qua bỉ chức chả biết Lê, Lý vị nào về dọa dẫm. Bỉ chức mệnh quan của triều đình há sợ ư. Bảo cho ngài biết cẩn thận không là bỉ chức cho ngài luôn một trái tim với tí nhau thì đau và nhục không khác gì bị thiến đâu. Khấn rồi vênh mặt bỏ đi.
Tối đó đang cùng phu nhân chơi trò cưỡi ngựa thì bỗng có khách nhân xin vào yết kiến. Phu nhân đang cao hứng không cho ra. Cỏ đáp rằng ta là thái thú Thăng Long, trước nay có tiếng là dân chủ, chỉ vì câu chuyện ngựa trâu mà nàng nỡ để ta bị thiên hạ đàm tiếu chăng, bèn xỏ quần, kéo áo đi ra, nhân đó thoát kiếp ngựa trâu. Thấy Cỏ xốc xếch mặt đỏ chuyện gió trăng, khách nhân chỏ quạt nói rằng: Đại họa lâm đầu sao ông còn mải chuyện lò gạch xà beng há chẳng phải là ngu ngốc lắm sao?