Trong cuộc tranh chấp Philippin-Trung Quốc tại đảo Scarboroug:
Chúng ta quyết không
“cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”
“cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”
Dương Danh Dy
Từ
trung tuần tháng 4 năm 2012 đến nay, do thái độ bá quyền nước lớn của
nhà cầm quyền Bắc Kinh, cuộc tranh chấp Philippin-Trung Quốc về chủ
quyền tại đảo Scarboroug(tên Philippin là Panatag Shoal, tên Trung Quốc
là Hoàng Nham) ngày một “nóng lên”. Không những đã “lời qua tiếng lại”
nặng nề với nhau mà các tầu chiến(hoặc chiến hạm giả làm tàu dân sự) của
hai bên đều đã có vẻ sẵn sàng vào cuộc. Trong đó phía Trung Quốc ngày
càng tỏ ra hung hăng, hiếu chiến. Xin nêu thêm mấy dẫn chứng cụ thể sau:
- Ngày 9/5/2012 mạng “Hoàn Cầu thời báo” Trung Quốc có bài viết với tiêu đề “.. Trung Quốc Philippin không động vũ(sử dụng vũ lực) sẽ là kỳ tích”
- Cùng ngày này mạng “Tân Lang quân
sự” của họ cũng có bài viết “Ba nhân vật lớn của Trung Quốc đồng thanh
cảnh cáo, sau khi Bộ trưỏng quốc phòng Lương (Quang Liệt đi thăm Mỹ) về
nước sẽ phát sinh đại sự.”
- Trước đó ít ngày, họ có bài “Tự vệ thu hồi lãnh thổ bị chiếm đóng không tồn tại vấn đề nổ phát súng đầu tiên”
…..
Những bài viết trên cho thấy, nhà cầm
quyền Bắc Kinh đã sẵn sàng và không ngần ngại sử dụng vũ lực trong
cuộc tranh chấp này với Philippin.
Một vài nước như Mỹ.. đã biểu thị
thái độ ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Philippin. Mấy ngày gần đây
qua cách đưa tin, cũng thấy dư luận chúng ta tỏ ra đồng tình với nước
bạn. Cá nhân người viết bài này rất mừng trước hành động đó. Tuy vậy
muốn thưa thêm với một số người có trách nhiệm và đông đảo bạn đọc mấy
điều sau:
Thứ nhất: bãi cạn Sarboroug tuy nằm trong Biển Đông nhưng không phải là vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của ta. Ta không hề có vấn đề tranh chấp chủ quyền với nước bạn Philippin tại đây. Đó là điều chắc chắn.*
Thứ hai: dù Trung Quốc cố tình dựng
lên vấn đề tranh chấp chủ quyền với Philippin, nhưng căn cứ vào tư liệu
lịch sủ mà hai bên công bố, có thể khẳng định chủ quyền đảo Scarboroug thuộc về các bạn Philippin.**
Ngoài ra xin thưa thêm: khi chưa có
vần đề tranh chấp đảo Scarboroug, Trung Quốc luôn xếp Việt Nam là đối
thủ đầu tiên mà họ cần giải quyết tại Biển Đông. Nhưng từ khi xảy ra
tranh chấp với Philippin, họ đã chĩa mũi nhọn vào Philippin, đề cập tới
Việt Nam ít hơn một chút.
Tuy vậy tôi nghĩ và tin rằng đông đảo bạn đọc cũng đồng ý với tôi rằng, đó chỉ là trò “chia để trị” “bẻ dần từng chiếc đũa”… một trò ly gián mà ngưòi Trung Quốc quen dùng mà thôi. Sau Philippin nhất định đến Việt Nam(nhưng nếu cho là thời cơ đến, có thể bọn họ sẽ “giải quyết luôn cả hai”, hoặc “ra tay” với Việt Nam trước đấy)
Cho nên xin cảnh giác, đừng mắc mưu thâm và chúng ta quyết không thể “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” trước vấn đề này.
Hà Nội: ngày 11/5/2012
Ngày Philippin biểu tình lớn
----------------------------------------
Chú thích:
* Đảo Scarboroug nằm ở
15độ 07 phút vĩ tuyến bắc và 117 độ 51 phút kinh tuyến đông, cách nơi
gần Trung Quốc nhất là vòng bãi Trung Sa khoảng 160 hải lý(cách đảo Hải
Nam khoảng 890km, cách Đài Loan khoảng 820 km) trong khi chỉ cách cảng
Subic của Philippin khoảng 100 hải lý.
** Lập luận pháp lý của các bên rất dài, tóm tắt như sau:
- Của Trung Quốc: là
nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, sát nhập và thực thi chủ quyền với
đảo này. Hoàng Nham thuộc quần đảo Trung Sa(Macclesfield Bank), quần đảo
mà Trung Quốc có chủ quyền.( Xin lưu ý là Trung Quốc chưa bao giờ thực
sự chiếm hữu đảo, đó là chủ quyền trên giấy mà thôi!)
Các hiệp định về lãnh thổ liên quan đến Philippin năm 1898, 1900, 1930 đều không đề cập tới Hoàng Nham
Khu vực Hoàng Nham là khu vực đánh cá
truyền thống của ngư dân Trung Quốc từ ngàn đời nay và Trung Quốc đã có
những qui định về việc cấm đánh bắt hải sản quí ở đây…,
-Của Philippin: Scarboroug là bãi đá chứ
không phải là đảo.Các bãi đá nay nằm cách bờ Philippin 124 hải lý , nằm
trong vùng 200 hải lý đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippin.
Philippin
có chủ quyền với Scarboroug kể từ khi độc lập dựa trên việc chiếm hữu
hiệu quả(effective occupation) đã xây dựng ngọn hải đăng tại đây năm
1965 và tiến hành khảo sát vung lãnh hải xung quanh..