Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao)
- Sự kiện đối đầu Trung-Phi tại bãi cạn Scarborough của Philippines
trên Biển Đông chưa thấy hồi kết, tuy căng thẳng kéo dài đã hơn 1 tháng
nay. Trung Quốc đã tập trung gần 100 thuyền dưới lá cờ đỏ 5 sao vô lối,
cái sao to, cái sao bé, tại vùng biển này.
Phía Philippines cũng không tỏ ra khoan nhượng, lùi bước trước sự hung
hăng lấy số lượng để bắt nạt của Trung Quốc. Họ liên tục tố cáo các hành
động sai trái, tăng cường gây căng thẳng của Trung Quốc trước công luận
thế giới.
Những người yêu nước Việt Nam theo dõi sự kiện này với sự chăm chú đầy lo lắng.
Đây là điều dễ hiểu: Hoàng Sa, Trường Sa (TQ gọi là Nam Sa và Tây Sa)
của Việt Nam và bãi Scarborough (TQ gọi là Trung Sa) của Philippines,
cùng là điểm ngắm cướp đoạt của bành trướng TQ trên Biển Đông.
Sau Philippines sẽ là VN.
Đã có thư ủng hộ Philippines gửi ngài Đại sứ Philippines tại Hà nội của 66 trí thức có tên tuổi của Việt Nam.
Bài này là 1 cố gắng giải mã hành động quá khích này của TQ, đồng thời trả lời câu hỏi:
"Tại sao hôm nay, TQ gây sự tại bãi cạn Scarborough mà không phải
tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam?. Khi nào thì TQ sẽ
chiếm thêm một số hay chiếm nốt các đảo còn lại của VN trên Trường Sa."
Bài viết đưa sự kiện Scarborough vào bối cảnh tranh chấp Mỹ-Trung tại
Biển Đông, tại Thái Bình Dương, trên toàn cầu trong năm 2012. Đây là 1
năm rất quan trọng với cả 2 cường quốc này.
Với TQ đây là năm rắn lột xác. Năm chuyển giao quyền lực. Năm mà đế quốc phong kiến rộng lớn này rất dễ rơi vào hỗn loạn.
Với Mỹ, đây là năm đảng Dân chủ tiếp tục lãnh đạo hay đảng Cộng hòa sẽ cầm chịch.
Bài viết cũng đưa thêm chiều thời gian lịch sử, với bài học Chiến quốc
khi Trương Nghi phá Hợp tung Tề-Sở, vào các cuộc so trí giữa 2 siêu
cường, nhất là các hoạt động của Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào tại Châu Á.
1. Năm 2012.
Tháng 5/2012 đã gần hết.
Như vậy gần 1/2 năm đã trôi qua.
Năm 2012 được đánh giá là năm hết sức quan trọng đối với chính trị thế
giới bởi những xáo trộn có thể xảy ra ở 2 nước quan trọng của hành tinh
này: TQ và Hoa Kỳ.
Đối với Trung Quốc năm 2012 là năm chuyển giao quyền lực của thế hệ Hồ
Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo... cho thế hệ trẻ hơn Tập Cận Bình, Uông Dương,..
Đối với Mỹ, tháng 11/2012 sẽ có bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, người cầm trịch chính trị tại cường quốc này trong 4 năm tới.
Trong quốc gia đế quốc phong kiến rộng lớn Trung Quốc, việc chuyển giao
quyền lực, từ hàng nghìn năm nay, bao giờ cũng kèm theo nhưng mưu mô xảo
quyệt, những tranh giành đẫm máu.. của các phe phái quyền lực.
Từ thời Xuân Thu đến Chiến Quốc, từ Chiến Quốc đến Mãn Thanh, nguyên tắc
chuyển giao quyền lực chính thống của các vương triều Trung Quốc là
truyền ngôi cho Thái tử. Thái tử phải là con trai cả của vua đương
nhiệm. Thế nhưng các qui luật di truyền trớ trêu của tạo hóa không theo
qui luật cứ con trai cả thì sẽ thông minh hơn con trai thứ, hay con gái.
Vì thế mới sinh ra những nhóm lợi ích khác nhau của các quyền thần của
vương triều, gây nên nhưng đấu tranh quyền lợi thảm khốc khi vua cũ
chuẩn bị băng hà, vua mới chưa kịp tuyên bố kế nhiệm.
Đây là chưa kể đến những trò tráo loan, đổi phượng của các hoàng hậu, các phi tần... hay trò mua vua bán chúa kiểu Lã Bất Vi.
Từ 1949, khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, tình hình chuyển giao
quyền lực cũng không khá hơn. Mao Trạch Đông nhường ngôi cho Hoa Quốc
Phong trong bối cảnh rối ren với lũ 4 tên. Chỉ 1 thời gian ngắn sau, Hoa
Quốc Phong đã phải nhường lại ngôi vị cho Hồ Diệu Bang. Hồ Diệu Bang
rời ngôi vị TBT cũng không vinh quang gì, và bị quản thúc tại gia cho
đến chết. Triệu Tử Dương cũng có số phận bi thảm như Hồ Diệu Bang. Giang
Trạch Dân do sợ hỗn loạn xảy ra nên chuyển giao quyền lực cho Hồ Cẩm
Đào rất cẩn thận, ông ta còn giữ chức Chủ tịch quân ủy trung ương một
thời gian dài sau khi họ Hồ đã nắm chức TBT.
Năm nay, cũng không ngoại lệ. Vụ Bạc Hy Lai ngã ngựa đã cho 1 tiên đoán
về những sự kiện bất ngờ từ nay tới khi Tập Cận Bình hoàn toàn làm chủ
được tình hình chính trị Trung Quốc. Việc Thủ tướng Ôn Gia Bảo đòi cải
cách dân chủ để ổn định tình hình, việc Chu Vĩnh Khang ủy viên thường vụ
BCT ĐCS TQ phụ trách an ninh, người ủng hộ tích cực Bạc Hy Lai, thoát
hiểm chứng tỏ BCT TQ rất sợ lộn xộn xảy ra, đang cố lấy lại cân bằng
quyền lực giữa các phe phái.
Tình hình chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc như vậy vẫn mang tính phong
kiến, đầy trắc ẩn. Tính không ổn định rất cao và kém văn minh. Ở Trung
Quốc, loạn đấu đá, tranh giành quyền lực luôn có thể xảy ra.
Đây là thời điểm yếu nhất của con rắn Trung Quốc, thời điểm lột xác của nó.
Đối với Hoa Kỳ, ta lại có những kỳ vọng khác. Đây chỉ là câu hỏi ai sẽ
làm Tổng thống, chức vị quyền lực nhất hành tinh này trong 4 năm tiếp.
Sự chuyển giao quyền lực của Hoa Kỳ là mẫu văn minh cho các quốc gia lạc hậu noi gương.
2. Mưu đồ của Hoa Kỳ và của Trung Quốc trong năm 2012.
Hai sự kiện chuyển giao quyền lực tại TQ và Hoa Kỳ thực tế là chi phối
chính, điều tiết tất cả các hoạt động chính trị của các cường quốc Mỹ,
Trung trong năm nay.
Để tạo ra chút thời gian tập trung cho tranh cử trong năm 2012, Tổng
thống Obama đã triển khai nước cờ vây đối với Trung Quốc vào cuối năm
2011 và đầu năm 2012 bằng chuyến công du dài ngày tại Châu Á, làm sống
lại hiệp ước đóng 2500 quân tại Darwin, Úc, và thúc đẩy hoạt động của
khối hợp tác kinh tế TTP... Tổng thống Obama cũng tiếp đãi Tập Cận Bình
trong ngày lễ tình yêu 14-17/2/2012 để vỗ về Trung Quốc ý định không đối
đầu với cường quốc Châu Á này.
Hoạt động chính trị chính của Trung Quốc năm nay là phá thế bao vây của
Hoa Kỳ, tạo những thắng lợi có tính cơ sở cho việc hoàn tất kế hoạch độc
chiến Biển Đông, tiến tới khống chế Thái Bình Dương của Trung Quốc Tập
Cận Bình.
Nội dung của năm 2012 là Trung Quốc phải chia rẽ Asean trong quá trình
xây dựng nội dung C.O.C, một văn bản có tính luật, hướng dẫn hành xử cho
các bên trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông của các nước Asean với
Trung Quốc.
Ở kế hoạch gốc, chắc chắn Trung Quốc muốn lợi dụng năm bầu Tổng thống
của Hoa Kỳ mà ra tay quyết liệt. Kể cả dùng chiến tranh nhỏ (báo chí
Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn dư luận cho việc này, và gọi là dùng tiểu
chiến để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông) với Việt Nam và
Philippines để chiếm nốt các đảo trên Trường Sa của Việt Nam và bãi
Scarborough (Trung Quốc gọi là Trung Sa) của Philippines làm những át
chủ bài trước khi tiến vào mặc cả theo C.O.C..
Tuy nhiên, nếu đã muốn dùng đến chiến tranh, không thể không tính đến trường hợp thất bại.
Vụ Bạc Hy Lai đã phần nào cảnh tỉnh lãnh đạo Trung Quốc, khi muốn dùng đến khả năng sử dụng chiến tranh nhỏ.
Sự bất ổn định trong lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã phần nào loại
bỏ khả năng dùng tiểu chiến của họ để dọa nạt Việt Nam và Philippines.
3. Tập Cận Bình: Trương Nghi thời bành trướng @
Để phá vây của Hoa Kỳ, đầu năm 2012, Tập Cận Bình đã đến Việt Nam và
Thái Lan. Hồ Cẩm Đào đã đến Campuchia ngay trước thềm hội nghị thượng
định Asean 4/2012.
Đây là kế sách "bẻ từng chiếc đũa" hay gọi là kế sách Liên-Hoành mà
Trường Nghi đã sử dụng thời Chiến quốc: nhử lợi riêng, từng nước một
trong Asean.
Tại Việt Nam, họ Tập đã dụng kế phân gián các lãnh đạo cao cấp ĐCS VN.
Với viện trợ điều kiện ưu đãi 300 triệu đô la, Tập Cận Bình xúi giục phe
cánh Nguyễn Phú Trọng tiến hành chỉnh đảng để phe thân Trung Quốc nắm
chính trường Việt Nam. Số tiền gọi là viện trợ ưu đãi này, chắc không do
Thủ Dũng chi phối mà do Phú Trọng dùng để mua các phiếu bầu trong các
cuộc họp trung ương.
Họ Tập hôm nay, (cũng như Trương Nghi nước Tần thời Chiến quốc lãnh sứ
mệnh phá hoại Hợp-Tung của Tề và Sở), lãnh sứ mạng chia rẽ VN, giúp phe
Nguyễn Phú Trọng thắng thế tại chính trường VN.
Ngày xưa, cái lưỡi xảo trá của Trương Nghi nhử lợi Sở Hoài Vương vài
trăm dặm đất Thượng Ư hứa tặng Sở, nếu Sỏ xóa bỏ hiệp ước Hợp-Tung với
Tề.
Nước Sở tham lợi, bỏ ước Hơp-Tung, nhưng đất của Tần không hề nhận được.
Hôm nay, Tập Cận Bình cũng như Trương Nghi, dùng 3 tấc lưỡi và 300 triệu đô la gây bất ổn định tại VN.
Họ Tập đã dùng kế phân gián lãnh đạo ĐCS VN.
Món tiền hứa hẹn này, chắc chắn không để chính phủ VN dùng cho quốc kế dân an, để VN hùng mạnh.
Không bao giờ những đồng tiền do bóc lột thậm tệ người lao động Trung
Quốc, Tập Cận Bình lại đem biếu không cho Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn
Sang,... hay "đàn sâu cộng sản VN" hưởng lợi.
Chính sách trước sau như một của TQ là luôn làm VN yếu đi, biến VN thành 1 Bắc Triều Tiên, 1 Campuchia của Polpot.
Vậy 300 triệu đô la này dùng để làm gì?
Nếu 1 thời gian sau, có ai đó trong cán bộ cao cấp đảng CSVN để lộ ra
rằng: Đây là món tiền cho Nguyễn Phú Trọng dùng chi phí cho chỉnh đảng,
chi phí cho mua các lá phiếu trong các hội nghị trung ương đảng CSVN để
đấu đá, để chiếm thế thượng phong, để nắm các chức vụ quan trọng trong
nhà nước VN, để loại bộ phận lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN còn tinh
thần yêu nước, bộ phận thấy hiểm họa Bắc thuộc, thì tôi cũng không lấy
làm ngạc nhiên.
4. Tại sao lại là Scarborough chứ chưa phải là các đảo thuộc Trường Sa của VN?
Hiện nay chính trường Việt Nam đang rối loạn, ngập vào thanh toán nội
bộ. Dũng và Sang đang kình nhau trong vụ Dương Chí Dũng và Đặng Thị
Hoàng Yến.
Thủ tướng với những bê bối Vinashin, Vinalines làm thất thoát hàng nghìn
tỷ đổng xuống sông xuống biển, vào túi tham nhũng.. đang mất thế, phải
liếc tình sang phe Phú Trọng bằng việc bổ nhiệm con gái Tô Huy Rứa, Tô
Linh Hương 24 tuổi, học ở Học viện báo chí – tuyên truyền, làm chủ tịch
hội đồng quản trị của công ty cổ phần đầu tư xây dựng lớn Vinaconex
(PVV).
Nguyễn Phú Trọng có chỗ dựa là Trung Quốc, lại có tiền của Trung Quốc,
đang thượng phong. Bước đầu, dưới chiêu chống tham nhũng, Trọng đã
ngồi vào vị trí trưởng ban chống tham nhũng của trung ương ĐCS VN, thay
Nguyễn Tấn Dũng, và đang ve vãn Tổng Cục 2, các tướng lĩnh quân đội,...
để chiếm toàn quyền trong chỉnh đảng lần này.
Sự việc gần đây, Trung Quốc gây hấn với Philippines, mà không động tới
Việt Nam là một nước cờ ủng hộ Trọng trong khi Trọng đang tập trung cho
chỉnh đảng.
Nếu Trung Quốc gây hấn với Việt Nam vào thời điểm này, dư luận Việt Nam sẽ chuyển hướng.
Từ vấn đề số 1 là tham nhũng, sẽ chuyển hướng sang an ninh lãnh hải Việt Nam.
Nguyễn Phú Trọng sẽ mất đi con át chủ bài và lòi bộ mặt bán lãnh hải Việt Nam cho Trung Quốc đổi lấy ngôi vị TBT.
Trung Quốc để dành việc chiếm hoàn toàn Trường Sa của Việt Nam vào thời
điểm khi Phú Trọng đã thâu tóm hoàn toàn chính trường Việt Nam, khi phe
cánh Phú Trọng đã nắm các vị trí chủ chốt trong nhà nước Việt Nam.
Phe cánh Phú Trọng là tất cả những ai đã tập hợp dưới ngọn cờ "Biển Đông
là yên tĩnh" do viên Chủ tịch quốc hội này dương lên, mua ủng hộ của
Trung Quốc năm 2010.
Xét về Philippines: Philippines tuy có lực lượng hải quân không mạnh,
nhưng lại là đồng minh với Hoa Kỳ. Gây xung đột với Philippines bây giờ,
TQ đã đoán khả năng can thiệp mạnh mẽ của Hoa Kỳ vào xung đột là rất
nhỏ, do yếu tố bầu cử cuối năm nay, do yếu tố nóng bỏng tại Trung Cận
Đông.
Để Hoa Kỳ không nhúng sâu vào cuộc tranh chấp này, TQ đã cố ý không cho
các tầu tham gia quấy lấn vào hải giới bãi Scarborough mang nhiều vũ khí
hạng nặng.
Đây là cách TQ giữ Hoa Kỳ ngoài rìa xung đột.
Như vậy nếu không phải cớ giúp Nguyễn Phú Trọng, chắc rằng địa danh lần
gây hấn này, phải là Trường Sa của Việt Nam chú không phải bãi cạn
Scarborough.
Tuy nhiên, đối với Nguyễn Phú Trọng, vụ Bạc Hy Lai ở Trung Quốc và những
tuyên bố của Ôn Gia Bảo về cải cách dân chủ là những cảnh báo hết sức
thực tế khiến ông ta phải suy nghĩ khi tham vọng cá nhân quá lớn: muốn
bán nước cho TQ để làm TBT muôn đời, muốn độc đảng để tham nhũng không
bị trừng trị.
Nguyễn Phú Trọng cũng có thể ngã ngựa do đấu đá nội bộ, hay ngọn gió dân chủ có thể thổi bạt khỏi ghế TBT - vua không ngai.
Không ai học được chữ ngờ.
5. Đoạn kết
Không nghi ngờ gì nữa năm 2012 sẽ là năm bành trướng tích cực của TQ.
Mức độ bành trướng, mức độ nghiêm trọng của các sự kiện xung đột sẽ tùy
thuộc vào sự kiện Bạc Hy Lai gây chia nội bộ TQ sâu sắc đến mức độ nào.
Không loại trừ khả năng TQ loạn và sẽ trở thành yếu ớt.
Năm nay, Hoa Kỳ sẽ chưa dùng vũ lực ngăn TQ tại Thái Bình Dương.
Mối lo chính của họ hiện nay là Iran, Trung Cận Đông.
Hoa Kỳ sẽ ủng hộ, chia sẻ tin tức, vũ khí cho các bên liên quan như VN, Philippines.
VN chuẩn bị ra sao, khi trở thành đối tượng xâm lược của bành trướng TQ?
Hiện nay VN là 1 quốc gia yếu ớt. Tinh thần dân tộc, lòng yêu nước Việt
Nam đã bị xói mòn bởi những năm tháng giáo điều về Chủ nghĩa quốc tế vô
sản, về tình hữu nghị Việt-Trung.
Xã hội VN đang ung nhọt những bất công mà chủ nghĩa cộng sản ở VN gây nên.
Lòng tin của nhân dân đã mất đối với đảng CSVN.
Những ngọn cờ mà đảng CSVN sẽ nêu lên khi TQ gây hấn sẽ không có sức thuyết phục.
Nhận định về tình hình chính trị VN, Giáo sư Carl Thayer, trên BBC ngày 23/5/2012 có nhận xét:
"Nếu vụ Đặng Thị Hoàng Yến và Dương Chí Dũng báo trước một sự chia rẽ
nội bộ trong Đảng vì các chính sách và các cá nhân, thì Việt Nam dường
như sẽ bước vào một giai đoạn bất an về chính trị. Tình hình này sẽ lại
càng trầm trọng thêm vì nền kinh tế yếu kém."
Tình hình kinh tế VN yếu kém do đảng CSVN dùng chủ nghĩa Mác-Lênin với
những tổng công ty nhà nước mà điều hành không theo qui luật kinh tế, để
xảy ra tham nhũng vô hạn.
Chia rẽ nội bộ VN trước hết là do sự tham lam không giới hạn của các
lãnh tụ đảng CSVN, những người đã không còn lý tưởng vì dân tộc. Họ
tranh thủ tham nhũng và các tính toán cá nhân được đặt vào số 1 trên
thang bậc các giá trị mà họ tin tưởng.
Trước tình hình bành trướng không khoan nhượng, bất chấp mọi thủ đoạn
của TQ, bộ phận yêu nước của ĐCS VN cần phản công gấp bộ phận bán nước
Nguyễn Phú Trọng.
Sắp tới, Bộ trướng quốc phòng Hoa Kỳ sẽ thăm VN trong 2 ngày. Đây là 1
chuyên gia tin tức tình báo, do ông ta đã từng là giám đốc CIA.
Các tướng lĩnh yêu nước VN sẽ sử dụng các thông tin này ra sao? Họ có để
cho VN rơi vào một giai đoạn bất ổn về chính trị hay không?
Thời điểm này là thời điểm thử thách lòng dũng cảm của họ.
Chỉ có đồng minh với Hoa Kỳ, chỉ có cải cách dân chủ, VN mới tránh được các thảm họa mà TQ đang đào sẵn chờ VN rơi vào.
Đấy là thảm họa thuộc quốc của TQ, thảm họa mất hết Hoàng Sa, Trường Sa.
Nếu TQ hỗn loạn, họ cũng sẽ làm tất cả để VN hỗn loạn, nếu VN không có Hoa Kỳ ủng hộ.